https://kevesko.vn/20241128/phan-lon-game-o-viet-nam-la-tu-trung-quoc-33196868.html
Phần lớn game ở Việt Nam là từ Trung Quốc
Phần lớn game ở Việt Nam là từ Trung Quốc
Sputnik Việt Nam
Theo Bộ Thông tin và Truyền thông, game có nguồn gốc từ Trung Quốc chiếm đến 81%. 28.11.2024, Sputnik Việt Nam
2024-11-28T20:00+0700
2024-11-28T20:00+0700
2024-11-28T20:00+0700
việt nam
trung quốc
trò chơi
xã hội
giải trí
bộ thông tin và truyền thông việt nam
https://cdn.img.kevesko.vn/img/788/98/7889831_0:0:3072:1728_1920x0_80_0_0_44b44cecb6a171dfeefbc69cc0470c97.jpg
Các game của Việt Nam chỉ chiếm khoảng 14%, sản phẩm từ Mỹ, Hàn Quốc, Nhật Bản…cũng chỉ vào khoảng 5%.Hơn 80% game ở Việt Nam có nguồn gốc từ Trung QuốcBộ Thông tin và Truyền thông cho hay, những năm gần đây, các doanh nghiệp sản xuất, phát hành game trong nước đã đoàn kết, liên minh, hỗ trợ nhau.Từ đó ngành game Việt Nam đã phát triển lớn mạnh hơn. Theo Cục Phát thanh truyền hình và Thông tin điện tử, số lượng lao động ngành game năm 2024 ước khoảng 4.100 người, tăng 31% so với năm 2023. Tuy nhiên, doanh thu đạt khoảng 12.500 tỷ đồng, giảm nhẹ so với mức 12.552 tỷ đồng của năm 2023.Các doanh nghiệp cũng phối hợp với cơ quan quản lý nhà nước trong việc xây dựng Chiến lược quản lý và phát triển ngành công nghiệp trò chơi điện tử trên mạng tại Việt Nam giai đoạn 2025 – 2030.Năm qua, các đơn vị trong nước cũng cùng xây dựng Chiến lược quản lý và phát triển ngành công nghiệp trò chơi điện tử trên mạng giai đoạn 2025-2030 và tổ chức thành công Triển lãm Game quốc tế - Vietnam Gameverse 2024.Sự kiện này đã thu hút hơn 40.000 người tham dự với hơn 60 tổ chức, doanh nghiệp tham gia, có sự tham gia của các công ty công nghệ lớn của nước ngoài như: Google, Meta (Facebook)*, TikTok, Roblox (Hoa Kỳ), Moonton (Trung Quốc), Netmarble (Hàn Quốc), Xsola (Mỹ)…Thời gian qua, Bộ Thông tin và Truyền thông cũng triển khai một số giải pháp nhằm quản lý tốt ngành game, để hạn chế những tác hại tiêu cực do game mang lại.Theo đó, cơ quan quản lý đã có văn bản chỉ đạo các doanh nghiệp cung cấp dịch vụ game nghiêm túc chấp hành các quy định của pháp luật, yêu cầu của cơ quan chức năng có thẩm quyền; triển khai các giải pháp để phòng ngừa các đối tượng phạm tội lợi dụng để thực hiện hành vi đánh bạc, tổ chức đánh bạc.Theo số liệu của Cục Phát thanh truyền hình và Thông tin điện tử, cơ quan chức năng đã phối hợp với các bên rà quét, ngăn chặn 667 Fanpage quảng cáo game cờ bạc, đổi thưởng trên Facebook, xử lý hơn 5.300 tên miền liên quan đến hoạt động quảng cáo, tổ chức đánh bạc và đánh bạc trên không gian mạng.Hơn 600 game không phép, cờ bạc trên các chợ ứng dụng nước ngoài được phát hiện và bị yêu cầu ngừng kết nối thanh toán.Theo đề nghị của Việt Nam, Apple đã gỡ 90 game, Google gỡ 294 game không phép, game cờ bạc phát hành xuyên biên giới vào Việt Nam.Game chủ yếu đến từ Trung QuốcTính đến ngày 15/11 có 1.687 trò chơi được cấp quyết định G1, trong đó có 1.125 trò chơi đang phát hành, 562 trò chơi đã dừng phát hành.Tuy nhiên, hiện còn một thực trạng đáng lo ngại đó là việc trò chơi được cấp phép phát hành ở Việt Nam phần lớn có nguồn gốc nước ngoài.Thống kê cho thấy game trong nước chỉ chiếm 14%, game từ Trung Quốc là 81%, trong khi 5% còn lại là từ các thị trường như Mỹ, Hàn Quốc, Nhật Bản.Theo bà Nguyễn Thị Thanh Huyền, Phó Cục trưởng Phát thanh truyền hình và Thông tin điện tử, các công ty game Việt Nam chủ yếu đóng vai trò nhà phát hành hơn là nhà sản xuất.Trong khi năng lực sản xuất, tiềm năng phát triển game rất lớn, nên tỷ trọng đóng góp cho ngành game tại Việt Nam không tương xứng với doanh thu. Thêm vào đó, tình trạng tranh chấp, khiếu nại về bản quyền, hình ảnh, nội dung game thường xuyên xảy ra.Thứ trưởng Phạm Đức Long, các doanh nghiệp đã sát cánh với cơ quan quản lý cùng nhau thúc đẩy ngành game Việt phát triển vươn tầm thế giới.Tuy nhiên, tình trạng game lậu, xuyên biên giới vào Việt Nam ảnh hưởng đến sự phát triển lành mạnh của thị trường trong nước, tạo cạnh tranh bất bình đẳng.Thứ trưởng Phạm Đức Long nhấn mạnh, trong năm 2025, các cơ quan quản lý có liên quan và doanh nghiệp game trong nước cần phối hợp rà quét và triệt để xử lý tình trạng game lậu, game bất hợp pháp.Bộ và Sở Thông tin và Truyền thông các địa phương tăng cường thanh tra, rà soát, chấn chỉnh xử lý vi phạm.Theo đó, đã xử phạt 10 trường hợp với tổng số tiền phạt là 535 triệu đồng với các hành vi: thay đổi địa chỉ đặt máy chủ cung cấp dịch vụ trò chơi điện tử G1 nhưng thông báo không đúng thời hạn; ngừng cung cấp dịch vụ trò chơi điện tử G1 nhưng không báo cáo bằng văn bản với cơ quan nhà nước có thẩm quyền; cung cấp dịch vụ trò chơi điện tử G1 khi không có quyết định phê duyệt nội dung kịch bản trò chơi điện tử G1; không đáp ứng điều kiện kỹ thuật cung cấp dịch vụ trò chơi điện tử G1….Đồng thời áp dụng hình thức xử phạt bổ sung là buộc dừng hoạt động trong vòng 1,5 tháng đối với 1 trường hợp; dừng phát hành game G1 trong 2 tháng đối với 1 trường hợp...Nhờ đó, tình trạng game lậu, game cờ bạc, game vi phạm pháp luật đã cơ bản được chấn chỉnh, xử lý, tạo môi trường cạnh tranh bình đẳng.Theo đại diện Bộ Thông tin và Truyền thông, hiện còn có thực trạng là nhiều công ty game của Việt Nam hiện đang đăng ký hoạt động tại Singapore để được hưởng các ưu đãi về chính sách, về thuế.Bên cạnh đó, việc tranh chấp, khiếu nại về bản quyền, hình ảnh, nội dung game còn thường xuyên xảy ra. Đặc biệt, có một số doanh nghiệp chưa chấp hành quy định trong việc quản lý thông tin người chơi.*Hành động Meta bị cấm tại LB Nga
https://kevesko.vn/20241112/nguoi-duoi-18-tuoi-khong-duoc-choi-game-qua-180-phutngay-32877388.html
https://kevesko.vn/20241015/gap-go-tran-tuan-hiep-tac-gia-tua-game-viet-duoc-apple-vinh-danh-32382306.html
https://kevesko.vn/20241004/rung-ron-loi-khai-cua-thanh-nien-giet-me-de-co-tien-choi-game-32196501.html
https://kevesko.vn/20240922/black-myth-wukong---con-sot-toan-cau-va-bai-hoc-cho-nganh-game-viet-nam-31957641.html
trung quốc
Sputnik Việt Nam
moderator.vn@sputniknews.com
+74956456601
MIA „Rossiya Segodnya“
2024
Sputnik Việt Nam
moderator.vn@sputniknews.com
+74956456601
MIA „Rossiya Segodnya“
tin thời sự
vn_VN
Sputnik Việt Nam
moderator.vn@sputniknews.com
+74956456601
MIA „Rossiya Segodnya“
https://cdn.img.kevesko.vn/img/788/98/7889831_341:0:3072:2048_1920x0_80_0_0_c3265d5c602818505e3bd32e897c5ac8.jpgSputnik Việt Nam
moderator.vn@sputniknews.com
+74956456601
MIA „Rossiya Segodnya“
việt nam, trung quốc, trò chơi, xã hội, giải trí, bộ thông tin và truyền thông việt nam
việt nam, trung quốc, trò chơi, xã hội, giải trí, bộ thông tin và truyền thông việt nam
Các game của Việt Nam chỉ chiếm khoảng 14%, sản phẩm từ Mỹ, Hàn Quốc, Nhật Bản…cũng chỉ vào khoảng 5%.
Hơn 80% game ở Việt Nam có nguồn gốc từ Trung Quốc
Bộ Thông tin và Truyền thông cho hay, những năm gần đây, các doanh nghiệp sản xuất, phát hành game trong nước đã đoàn kết, liên minh, hỗ trợ nhau.
Từ đó ngành game Việt Nam đã phát triển lớn mạnh hơn. Theo Cục Phát thanh truyền hình và Thông tin điện tử, số lượng lao động ngành game năm 2024 ước khoảng 4.100 người, tăng 31% so với năm 2023. Tuy nhiên, doanh thu đạt khoảng 12.500 tỷ đồng, giảm nhẹ so với mức 12.552 tỷ đồng của năm 2023.
Các doanh nghiệp cũng phối hợp với cơ quan quản lý nhà nước trong việc xây dựng Chiến lược quản lý và phát triển ngành công nghiệp
trò chơi điện tử trên mạng tại Việt Nam giai đoạn 2025 – 2030.
Năm qua, các đơn vị trong nước cũng cùng xây dựng Chiến lược quản lý và phát triển ngành công nghiệp trò chơi điện tử trên mạng giai đoạn 2025-2030 và tổ chức thành công Triển lãm Game quốc tế - Vietnam Gameverse 2024.
12 Tháng Mười Một 2024, 14:51
Sự kiện này đã thu hút hơn 40.000 người tham dự với hơn 60 tổ chức, doanh nghiệp tham gia, có sự tham gia của các công ty công nghệ lớn của nước ngoài như:
Google, Meta (Facebook)*, TikTok, Roblox (Hoa Kỳ), Moonton (Trung Quốc), Netmarble (Hàn Quốc), Xsola (Mỹ)…
Thời gian qua, Bộ Thông tin và Truyền thông cũng triển khai một số giải pháp nhằm quản lý tốt ngành game, để hạn chế những tác hại tiêu cực do game mang lại.
Theo đó, cơ quan quản lý đã có văn bản chỉ đạo các doanh nghiệp cung cấp dịch vụ game nghiêm túc chấp hành các quy định của pháp luật, yêu cầu của cơ quan chức năng có thẩm quyền; triển khai các giải pháp để phòng ngừa các đối tượng phạm tội lợi dụng để thực hiện hành vi đánh bạc, tổ chức đánh bạc.
Theo số liệu của Cục Phát thanh truyền hình và Thông tin điện tử, cơ quan chức năng đã phối hợp với các bên rà quét, ngăn chặn 667 Fanpage quảng cáo game cờ bạc, đổi thưởng trên Facebook, xử lý hơn 5.300 tên miền liên quan đến hoạt động quảng cáo, tổ chức đánh bạc và đánh bạc trên không gian mạng.
Hơn 600 game không phép, cờ bạc trên các chợ ứng dụng nước ngoài được phát hiện và bị yêu cầu ngừng kết nối thanh toán.
Theo đề nghị của Việt Nam, Apple đã gỡ 90 game, Google gỡ 294 game không phép, game cờ bạc phát hành xuyên biên giới vào Việt Nam.
15 Tháng Mười 2024, 11:09
Game chủ yếu đến từ Trung Quốc
Tính đến ngày 15/11 có 1.687 trò chơi được cấp quyết định G1, trong đó có 1.125 trò chơi đang phát hành, 562 trò chơi đã dừng phát hành.
Tuy nhiên, hiện còn một thực trạng đáng lo ngại đó là việc trò chơi được cấp phép phát hành ở Việt Nam phần lớn có nguồn gốc nước ngoài.
Thống kê cho thấy game trong nước chỉ chiếm 14%, game từ Trung Quốc là 81%, trong khi 5% còn lại là từ các thị trường như Mỹ, Hàn Quốc,
Nhật Bản.
Theo bà Nguyễn Thị Thanh Huyền, Phó Cục trưởng Phát thanh truyền hình và Thông tin điện tử, các công ty game Việt Nam chủ yếu đóng vai trò nhà phát hành hơn là nhà sản xuất.
Trong khi năng lực sản xuất, tiềm năng phát triển game rất lớn, nên tỷ trọng đóng góp cho ngành game tại Việt Nam không tương xứng với doanh thu. Thêm vào đó, tình trạng tranh chấp, khiếu nại về bản quyền, hình ảnh, nội dung game thường xuyên xảy ra.
Thứ trưởng Phạm Đức Long, các doanh nghiệp đã sát cánh với cơ quan quản lý cùng nhau thúc đẩy ngành game Việt phát triển vươn tầm thế giới.
Tuy nhiên, tình trạng game lậu, xuyên biên giới vào Việt Nam ảnh hưởng đến sự phát triển lành mạnh của thị trường trong nước, tạo cạnh tranh bất bình đẳng.
Thứ trưởng Phạm Đức Long nhấn mạnh, trong năm 2025, các cơ quan quản lý có liên quan và doanh nghiệp game trong nước cần phối hợp rà quét và triệt để xử lý tình trạng game lậu, game bất hợp pháp.
Bộ và Sở Thông tin và Truyền thông các địa phương tăng cường thanh tra, rà soát, chấn chỉnh xử lý vi phạm.
Theo đó, đã xử phạt 10 trường hợp với tổng số tiền phạt là 535 triệu đồng với các hành vi: thay đổi địa chỉ đặt máy chủ cung cấp dịch vụ trò chơi điện tử G1 nhưng thông báo không đúng thời hạn; ngừng cung cấp dịch vụ trò chơi điện tử G1 nhưng không báo cáo bằng văn bản với cơ quan nhà nước có thẩm quyền; cung cấp dịch vụ trò chơi điện tử G1 khi không có quyết định phê duyệt nội dung kịch bản trò chơi điện tử G1; không đáp ứng điều kiện kỹ thuật cung cấp dịch vụ trò chơi điện tử G1….
Đồng thời áp dụng hình thức xử phạt bổ sung là buộc dừng hoạt động trong vòng 1,5 tháng đối với 1 trường hợp; dừng phát hành game G1 trong 2 tháng đối với 1 trường hợp...
Nhờ đó, tình trạng game lậu, game cờ bạc, game vi phạm pháp luật đã cơ bản được chấn chỉnh, xử lý, tạo môi trường cạnh tranh bình đẳng.
Theo đại diện
Bộ Thông tin và Truyền thông, hiện còn có thực trạng là nhiều công ty game của Việt Nam hiện đang đăng ký hoạt động tại Singapore để được hưởng các ưu đãi về chính sách, về thuế.
“Đây là vấn đề mà các cơ quan quản lý nhà nước cần lưu ý để xây dựng chính sách phù hợp, hỗ trợ và khuyến khích các doanh nghiệp đăng ký hoạt động tại Việt Nam”, theo bà Nguyễn Thị Thanh Huyền, Phó Cục trưởng Cục Phát thanh Truyền hình và Thông tin điện tử cho biết.
22 Tháng Chín 2024, 09:17
Bên cạnh đó, việc tranh chấp, khiếu nại về bản quyền, hình ảnh, nội dung game còn thường xuyên xảy ra. Đặc biệt, có một số doanh nghiệp chưa chấp hành quy định trong việc quản lý thông tin người chơi.
*Hành động Meta bị cấm tại LB Nga