Viện kiểm sát đề nghị bà Trương Mỹ Lan chấp hành án tử

© Ảnh : Phan Thanh Vũ - TTXVNPhiên xét xử sơ thẩm vụ án Vạn Thịnh Phát giai đoạn 2: Phần tranh luận của luật sư bào chữa (ngày 7/10)
Phiên xét xử sơ thẩm vụ án Vạn Thịnh Phát giai đoạn 2: Phần tranh luận của luật sư bào chữa (ngày 7/10) - Sputnik Việt Nam, 1920, 03.12.2024
Đăng ký
Sáng 3/12, phiên phúc thẩm xét xử vụ bà Trương Mỹ Lan (Chủ tịch Tập đoàn Vạn Thịnh Phát) và 47 bị cáo khác có kháng cáo, trong vụ sai phạm xảy ra tại Tập đoàn Vạn Thịnh Phát, Ngân hàng Thương mại cổ phần Sài Gòn (SCB) và các đơn vị liên quan bắt đầu tuyên án.
Lúc 9h30, HĐXX bắt đầu công bố vụ án. Do bản án dài nên các bị cáo có mặt trực tiếp tại tòa và trực tuyến tại Trại tạm giam T30 được ngồi nghe tuyên án.
Quá trình xét xử phúc thẩm, bà Lan không kêu oan về 3 tội danh bị cáo buộc là Tham ô tài sản, Đưa hối lộ, Vi phạm quy định trong hoạt động của các tổ chức tín dụng, chỉ xin tòa xem xét bối cảnh phạm tội để giảm nhẹ hình phạt tử hình.
Đồng thời, bà cũng xin tòa xem xét tính toán lại số tiền bị cáo buộc chiếm đoạt, định giá lại các tài sản bị kê biên. Giá trị của các tài sản này theo định giá của Công ty Hoàng Quân (công ty được chọn định giá tài sản trong vụ án) là quá thấp.
Ngoài ra, bà Lan xin lại một số tài sản của người thân và gia đình có nguồn gốc từ trước thời điểm tham gia tái cơ cấu ngân hàng như: Căn biệt thự cổ 110-112 Võ Văn Tần, tòa nhà 19-25 Nguyễn Huệ, 24 Lê Lợi là những tài sản do mẹ bà mua cho các cháu và một số tài sản là trụ sở của Vạn Thịnh Phát.
Bà Lan nhiều lần nói đang lên phương án chi tiết khắc phục hậu quả vụ án để gửi cho tòa và cam kết chịu trách nhiệm về toàn bộ số tiền Ngân hàng Nhà nước cho SCB mượn.
Bà Trương Mỹ Lan, Chủ tịch Tập đoàn Vạn Thịnh Phát, bị bắt vì tội lừa đảo - Sputnik Việt Nam, 1920, 18.09.2024
Khổ chủ Vạn Thịnh Phát đợi mòn mỏi, bà Trương Mỹ Lan xoay tiền thế nào?
Chủ tịch Vạn Thịnh Phát cũng lần đầu nhắc đến khoản tiền 5.000 tỷ đồng tăng vốn điều lệ cho SCB nộp năm 2021, nhưng chưa được Ngân hàng Nhà nước ghi nhận nên đề nghị tòa thu hồi. Bà cũng đề nghị tòa thu hồi số tiền hơn 2.000 tỷ đồng mà bà và SCB cho một đối tác vay khi thực hiện thỏa thuận nhận chuyển nhượng dự án trên đường Nam Kỳ Khởi Nghĩa.
Các bị cáo khác nguyên là lãnh đạo cấp cao, nhân viên của SCB và Vạn Thịnh Phát đề nghị tòa xem xét bối cảnh thực hiện hành vi phạm tội để giảm nhẹ một phần hình phạt.
Các bị cáo này cho rằng, thực hiện hành vi phạm tội trong bối cảnh SCB gặp khó khăn về tài chính, áp lực vì những khoản vay cũ quá lớn. Việc lập khống hồ sơ giải ngân chủ yếu là để đảo nợ cho những khoản vay cũ đã quá hạn.
Theo HĐXX, hành vi của bị cáo Lan là đặc biệt nguy hiểm cho xã hội, một lúc phạm nhiều tội, chiếm đoạt số tiền rất lớn, gây dư luận xấu trong xã hội, ảnh hưởng lớn an ninh tiền tệ. Bản án sơ thẩm xử bị cáo Lan mức án tử hình về tội Tham ô tài sản là đúng người, đúng tội, không oan sai.
Đối với kháng cáo của Trương Mỹ Lan, HĐXX cho rằng người này tham gia nhiều hành vi phạm tội, một lúc phạm nhiều tội, xâm phạm nghiêm trọng tới hoạt động tài chính ngân hàng. Cấp sơ thẩm tuyên phạt mức án tử hình là đúng người, đúng tội, tương xứng với hành vi phạm tội của người này.
Tại tòa, bà Lan nói đồng ý dùng các tài sản để khắc phục hậu quả nhưng tổng tài sản đưa vào chưa đủ 3/4 để giảm nhẹ hình phạt tử hình về tội Tham ô tài sản.
HĐXX ghi nhận bà Lan chuyển biến nhận thức, thừa nhận sai phạm, đưa tài sản vào khắc phục hậu quả. Đây là những tình tiết mới nên cần ghi nhận giảm nhẹ cho bà chủ Vạn Thịnh Phát về tội Vi phạm quy định cho vay trong các tổ chức tín dụng.
Theo HĐXX, sau khi bản án có hiệu lực, bà Lan tiếp tục khắc phục hậu quả đủ 3/4 sẽ được giảm nhẹ hình phạt từ tử hình xuống chung thân.
Bị cáo Trương Mỹ Lan tại phiên toà. - Sputnik Việt Nam, 1920, 25.11.2024
Gây thiệt hại quá kinh khủng, bà Trương Mỹ Lan liệu có thoát án tử?
Trong phần luận tội, đại diện VKS cho rằng, hành vi phạm tội của bị cáo Lan là đặc biệt nghiêm trọng, cùng lúc phạm 3 tội danh gây dư luận xấu.
Việc cấp sơ thẩm tuyên phạt bị cáo mức án tử hình về tội “Tham ô tài sản”, 20 năm tù về tội “Đưa hối lộ”, 20 năm tù về tội “Vi phạm quy định về cho vay trong hoạt động của các tổ chức tín dụng”, tổng hợp hình phạt là tử hình là đúng người, đúng tội, không oan sai.
Tuy nhiên, tại phiên phúc thẩm, bị cáo thành khẩn khai báo, đề xuất đưa 658 mã tài sản không bị thế chấp, kê biên vào khắc phục hậu quả nên đây là tình tiết giảm nhẹ mới. Vì vậy, đại diện VKS đề nghị HĐXX chấp nhận một phần kháng cáo của bị cáo Lan về tội “Vi phạm quy định về cho vay trong hoạt động của các tổ chức tín dụng”.
Theo đó, VKS đề nghị mức án về tội danh này từ 14-16 năm tù. Không chấp nhận kháng cáo giảm nhẹ hình phạt về tội “Tham ô tài sản” và “Đưa hối lộ”. Tổng hợp hình phạt VKS đề nghị bị cáo Trương Mỹ Lan phải chấp hành là tử hình.
Bị đề nghị mức án tử hình, bà Lan tỏ ra mất bình tĩnh nói:
“Kính xin Tòa và VKS xem xét thật kỹ cho bị cáo. Bị cáo chỉ mong muốn làm sao để có thể trả nợ cho Ngân hàng Nhà nước”.
Phiên xét xử sơ thẩm vụ án Vạn Thịnh Phát giai đoạn 2: Phần thẩm vấn các bị cáo (ngày 1/10) - Sputnik Việt Nam, 1920, 25.11.2024
Tìm cơ hội sống, bà Trương Mỹ Lan mong SCB ‘thông cảm’ trả lại 5.000 tỷ
Cho rằng vụ án này "quá kinh khủng", đã triệt tiêu đi nhiều ước mơ, hy vọng của bà và các bị cáo khác, một lần nữa bà Lan mong HĐXX xem xét lại tội danh “Tham ô tài sản” và giảm nhẹ hình phạt cho mình.
"Năm nay gần 70 tuổi rồi, nếu tòa giảm nhẹ mà phạt 20 năm tù thì bị cáo cũng không biết có sống nổi tới lúc đó hay không", bà Lan bày tỏ.
Được nói lời sau cùng trước khi tòa nghị án, cả bị cáo Trương Huệ Vân và Chu Lập Cơ đều không xin giảm nhẹ cho bản thân mà chủ yếu ca ngợi những việc làm của bà Lan trong công tác thiện nguyện và xin HĐXX xem xét giảm nhẹ cho bà này.
Tin thời sự
0
Để tham gia thảo luận
hãy kích hoạt hoặc đăng ký
loader
Phòng chat
Заголовок открываемого материала