Bộ máy Chính phủ Việt Nam sẽ thế nào sau tinh gọn?

© Ảnh : TTXVN - Dương Văn GiangHội nghị của Chính phủ quán triệt, triển khai Tổng kết việc thực hiện Nghị quyết số 18-NQ/TW.
Hội nghị của Chính phủ quán triệt, triển khai Tổng kết việc thực hiện Nghị quyết số 18-NQ/TW. - Sputnik Việt Nam, 1920, 04.12.2024
Đăng ký
Sau sắp xếp, tinh gọn, tổ chức bộ máy của Chính phủ giảm 5 bộ, 4 cơ quan trực thuộc, chỉ còn 13 bộ, 4 cơ quan ngang bộ và 4 cơ quan thuộc Chính phủ.
Việt Nam đang hướng đến xây dựng Chính phủ dân chủ, chuyên nghiệp, hiện đại, trong sạch, vững mạnh, bảo đảm hoạt động công khai, minh bạch, sáng tạo, thông suốt, hiệu lực, hiệu quả.

Bộ máy Chính phủ của Việt Nam sẽ giảm 5 bộ, 4 cơ quan trực thuộc

Trả lời TTXVN, nữ Bộ trưởng Nội vụ Việt Nam Phạm Thị Thanh Trà cho biết, theo định hướng của Ban Chỉ đạo Trung ương về tổng kết việc thực hiện Nghị quyết số 18-NQ/TW, sau khi sắp xếp, sáp nhập, tổ chức bộ máy của Chính phủ giảm 5 bộ, 4 cơ quan thuộc Chính phủ.
Hiện nay tổ chức bộ máy Chính phủ của Việt Nam có 18 bộ, 4 cơ quan ngang bộ và 8 cơ quan thuộc Chính phủ.
18 bộ gồm: Quốc phòng, Công an, Ngoại giao, Tư pháp, Tài chính, Công Thương, Lao động - Thương binh và Xã hội, Giao thông vận tải, Xây dựng, Bộ Thông tin & Truyền thông, Giáo dục & Đào tạo, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Khoa học & Công nghệ, Nội vụ, Y tế, Kế hoạch & Đầu tư, Bộ Văn hoá-Thể thao & Du lịch, Bộ Tài nguyên và Môi trường.
Bốn cơ quan ngang bộ gồm: Văn phòng Chính phủ, Thanh tra Chính phủ, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, Ủy ban Dân tộc.
Bế mạc Hội nghị lần thứ mười Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam khóa XIII - Sputnik Việt Nam, 1920, 01.12.2024
Đảng Cộng sản Việt Nam nghiên cứu sáp nhập các ban Đảng
Như vậy, sau tinh gọn, bộ máy của Chính phủ sẽ giảm từ 30 xuống còn 21 đầu mối (giảm 9 đầu mối) gồm: 13 bộ, 4 cơ quan ngang bộ và 4 cơ quan thuộc Chính phủ.
Chính phủ duy trì 4 bộ là Bộ Công an, Bộ Tư pháp, Bộ Công Thương, Bộ Văn hoá-Thể thao & Du lịch và các cơ quan ngang bộ là Văn phòng Chính phủ, Thanh tra Chính phủ, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam. Các bộ, các cơ quan này vẫn thực hiện sắp xếp, tinh gọn tổ chức bộ máy bên trong.
“Việc đề xuất duy trì các bộ, cơ quan ngang bộ nêu trên là cần thiết để bảo đảm tính ổn định, kế thừa và phù hợp với yêu cầu thực tiễn hiện nay”, nữ Bộ trưởng nhấn mạnh.
Về kế hoạch tinh gọn, Chính phủ sẽ cơ cấu, sắp xếp và hợp nhất các bộ, cơ quan ngang bộ như sau:
Hợp nhất Bộ Kế hoạch và Đầu tư và Bộ Tài chính. Tên Bộ sau sắp xếp dự kiến là Bộ Tài chính và Đầu tư phát triển hoặc Bộ Kinh tế phát triển.
Hợp nhất Bộ Giao thông vận tải và Bộ Xây dựng. Tên Bộ sau sắp xếp dự kiến là Bộ Hạ tầng và Đô thị.
Hợp nhất Bộ Tài nguyên và Môi trường và Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn. Tên Bộ sau sắp xếp dự kiến là Bộ Nông nghiệp và Tài nguyên, Môi trường.
Đồng chí Lê Minh Hưng, Uỷ viên Bộ Chính trị, Bí thư Trung ương Đảng, Trưởng Ban Tổ chức Trung ương trình bày các nội dung chính, trọng tâm việc triển khai tổng kết Nghị quyết số 18 – NQ/TW ngày 25/10/2017 của BCHTW Đảng khoá XII Một số vấn đề về tiếp tục đổi mới, sắp xếp tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị tinh gọn, hoạt động hiệu lực, hiệu quả.  - Sputnik Việt Nam, 1920, 01.12.2024
Nóng: Việt Nam sáp nhập một loạt bộ, cơ quan, uỷ ban trực thuộc Chính phủ và Quốc hội
“Việc hợp nhất 2 bộ này sẽ khắc phục được một số giao thoa trong thực hiện nhiệm vụ quản lý về nguồn nước, lưu vực sông và đa dạng sinh học”, người đứng đầu Bộ Nội vụ lý giải.
Hợp nhất Bộ Thông tin & Truyền thông và Bộ Khoa học & Công nghệ. Tên Bộ sau sắp xếp dự kiến là Bộ Chuyển đổi số và Khoa học, Công nghệ hoặc Bộ Chuyển đổi số, Khoa học, Công nghệ và Thông tin.
Hợp nhất Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội và Bộ Nội vụ thành Bộ Nội vụ và Lao động, đồng thời, chuyển chức năng quản lý nhà nước về giáo dục nghề nghiệp sang Bộ Giáo dục và Đào tạo, chuyển chức năng quản lý nhà nước về bảo trợ xã hội, trẻ em, phòng, chống tệ nạn xã hội sang Bộ Y tế.
Bộ Y tế tiếp nhận một số nhiệm vụ của Ban Bảo vệ chăm sóc sức khỏe Trung ương (khi Ban này kết thúc hoạt động); đồng thời, dự kiến tiếp nhận quản lý nhà nước về: bảo trợ xã hội; trẻ em; phòng, chống tệ nạn xã hội từ Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội chuyển sang.
Bộ Ngoại giao tiếp nhận nhiệm vụ chính của Ban Đối ngoại Trung ương, Ủy ban Đối ngoại Quốc hội khi hai đơn vị này kết thúc hoạt động.
Bộ Quốc phòng sẽ thực hiện việc sắp xếp đầu mối tổ chức bên trong theo quyết định của Bộ Chính trị. Ban Quản lý Lăng Chủ tịch Hồ Chí Minh được chuyển về Bộ Quốc phòng trực tiếp quản lý, nằm trong cơ cấu tổ chức của Bộ này.
Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Thái Nguyên ấn nút biểu quyết thông qua Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Sĩ quan Quân đội nhân dân Việt Nam. - Sputnik Việt Nam, 1920, 28.11.2024
Việt Nam sẽ có không quá 415 tướng quân đội, tuổi nghỉ hưu sĩ quan tăng
“Các bộ, cơ quan còn lại thực hiện sắp xếp, tinh gọn tổ chức bộ máy bên trong phù hợp với yêu cầu thực tiễn hiện nay”, Bộ trưởng Phạm Thị Thanh Trà nhấn mạnh.
Về phía Bộ Nội vụ, Bộ trưởng Phạm Thị Thanh Trà cho biết, Bộ chủ động xây dựng phương án sắp xếp Học viện Hành chính Quốc gia theo hướng sáp nhập vào Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh.
Đồng thời chủ trì, phối hợp với Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội xây dựng đề án hợp nhất Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội với Bộ Nội vụ (sau khi chuyển một số chức năng sang Bộ Giáo dục và Đào tạo, Bộ Y tế); phối hợp với Ủy ban Dân tộc chuyển chức năng, nhiệm vụ của Ban Tôn giáo Chính phủ về Ủy ban Dân tộc.
Ủy ban Dân tộc tiếp nhận Ban Tôn giáo Chính phủ từ Bộ Nội vụ và tiếp nhận chức năng, nhiệm vụ về giảm nghèo từ Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội.

Tinh gọn cần có chính sách đủ mạnh

Bộ trưởng Trà cho biết, Chính phủ cũng đưa ra phương án sắp xếp đối với các cơ quan thuộc Chính phủ và các cơ quan khác.
Cụ thể trong đó có việc kết thúc hoạt động của Ủy ban Quản lý vốn nhà nước tại doanh nghiệp và Ủy ban Giám sát tài chính quốc gia; sắp xếp 2 Viện Hàn lâm Khoa học xã hội và Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ, 2 Đại học Quốc gia Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh...
Tổng Thanh tra Chính phủ Đoàn Hồng Phong, thừa ủy quyền của Thủ tướng Chính phủ trình bày Báo cáo về công tác phòng, chống tham nhũng năm 2024 - Sputnik Việt Nam, 1920, 26.11.2024
Báo cáo bất ngờ về tham nhũng ở Việt Nam
Ban Chỉ đạo Trung ương có định hướng là, trên cơ sở thực hiện phương án nêu trên, tổ chức bộ máy của Chính phủ khóa XV và khóa XVI (nhiệm kỳ 2026-2031) được tinh gọn còn 13 bộ, 4 cơ quan ngang bộ (giảm 5 bộ); 4 cơ quan thuộc Chính phủ (giảm 4 cơ quan).
Sau khi sắp xếp thu gọn đầu mối, điều chỉnh chức năng, nhiệm vụ quản lý nhà nước của các bộ, cơ quan ngang bộ thì về cơ bản khắc phục được những vấn đề còn giao thoa hiện nay. Đồng thời, sơ bộ dự kiến sẽ giảm nhiều tổng cục và tổ chức tương đương tổng cục; vụ thuộc bộ, cơ quan ngang bộ, thuộc tổng cục..
Theo đó, nếu thực hiện theo phương án này, tổ chức bộ máy của Chính phủ và tổ chức bên trong của các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ sẽ giảm tối thiểu 15%-20% đầu mối tổ chức bên trong (trừ Bộ Công an, Bộ Quốc phòng thực hiện theo quyết định của Bộ Chính trị), không bao gồm các tổ chức thuộc diện hợp nhất, sáp nhập do trùng lặp chức năng, nhiệm vụ khi thực hiện phương án hợp nhất các bộ.
Để hạn chế tác động của việc sắp xếp, tinh gọn tổ chức bộ máy đối với cán bộ, công chức, viên chức, cần có chính sách đủ mạnh, nổi trội đối với các đối tượng chịu tác động của quá trình sắp xếp.
Điều này nhằm giảm áp lực về tư tưởng, tâm lý của đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức và bảo đảm quyền lợi của cán bộ, công chức, viên chức trong quá trình sắp xếp, tinh gọn tổ chức bộ máy.
Ngoài ra, nhằm tránh tình trạng sáp nhập cơ học, việc sắp xếp tổ chức bộ máy sẽ gắn với giảm biên chế cán bộ, công chức, viên chức và cơ cấu lại, nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ trong tình hình mới.
Quốc hội thảo luận về Dự án Luật Thuế thu nhập doanh nghiệp (sửa đổi); Dự án Luật Thuế tiêu thụ đặc biệt (sửa đổi) - Sputnik Việt Nam, 1920, 22.11.2024
Nền tảng thương mại điện tử cung cấp hàng hoá tại Việt Nam phải chịu thuế dù không hiện diện

Sẽ không còn Ban cán sự đảng Chính phủ

Đối với các cấp ủy, tổ chức đảng, Chính phủ đưa ra phương án kết thúc hoạt động của Ban cán sự đảng Chính phủ, lập Đảng bộ Chính phủ trực thuộc Trung ương.
Trong đó gồm các tổ chức đảng trong các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ và một số đảng bộ trong các tập đoàn, tổng công ty, ngân hàng thương mại nhà nước (riêng Đảng bộ Quân đội và Đảng bộ Công an trực thuộc Trung ương giữ nguyên như hiện nay); có cơ quan chuyên trách tham mưu, giúp việc đặt tại Cơ quan Chính phủ.
Cùng đó, kết thúc hoạt động của các ban cán sự đảng, lập Đảng bộ các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ trực thuộc Đảng bộ Chính phủ.
Bộ trưởng Nội vụ cũng nêu quan điểm tiếp tục xây dựng bộ máy nhà nước "Tinh - Gọn - Mạnh - Hiệu năng - Hiệu lực - Hiệu quả" theo ý kiến chỉ đạo của Tổng Bí thư Tô Lâm.
Bà Trà cũng nhấn mạnh, quán triệt nội dung định hướng sắp xếp, tinh gọn tổ chức bộ máy của Chính phủ theo yêu cầu của Ban Chỉ đạo Trung ương và của Bộ Chính trị. Kế thừa thành tựu, tiếp tục đổi mới Chính phủ đồng bộ với đổi mới Quốc hội, cơ quan tư pháp trên quan điểm xây dựng Chính phủ dân chủ, chuyên nghiệp, hiện đại, trong sạch, vững mạnh, bảo đảm hoạt động công khai, minh bạch, sáng tạo, thông suốt, hiệu lực, hiệu quả.
Việc sắp xếp bộ máy của Chính phủ nhằm phát huy đầy đủ vị trí, vai trò, chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của Chính phủ là cơ quan hành chính nhà nước cao nhất, thực hiện quyền hành pháp, là cơ quan chấp hành của Quốc hội theo quy định của Hiến pháp năm 2013 và pháp luật.
Thủ tướng chủ trì Họp Chính phủ Thường kỳ tháng 10 năm 2024 - Sputnik Việt Nam, 1920, 18.11.2024
Thủ tướng phê chuẩn kết quả bầu, miễn nhiệm Chủ tịch tỉnh Sơn La
Nguyên tắc đặt ra là tổ chức hợp lý các bộ đa ngành, đa lĩnh vực. Thực hiện nguyên tắc một cơ quan thực hiện nhiều việc và một việc chỉ giao cho một cơ quan chủ trì thực hiện và chịu trách nhiệm chính.
Đồng thời sắp xếp, cơ cấu lại tổ chức bên trong bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ bảo đảm tinh gọn, giảm đầu mối (cơ bản kết thúc mô hình tổng cục trong các bộ, cơ quan ngang bộ), nâng cao hiệu lực, hiệu quả hoạt động và đáp ứng điều kiện xây dựng, hoàn thiện Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam trong giai đoạn mới.
Tin thời sự
0
Để tham gia thảo luận
hãy kích hoạt hoặc đăng ký
loader
Phòng chat
Заголовок открываемого материала