Liệu Canada có phải là tiểu bang thứ 51 của Hoa Kỳ hay vẫn chưa?
© SputnikTại sao Canada không phải là tiểu bang thứ 51 hay vẫn còn?
© Sputnik
Đăng ký
Có tin tức rằng trong cuộc đàm phán với Thủ tướng Canada Justin Trudeau hồi tuần trước, Tổng thống đắc cử Hoa Kỳ Trump đã nói đùa về việc sáp nhập nước này vào Hoa Kỳ, viện lý do tác động tiềm tàng của cuộc chiến thương mại đối với nền kinh tế Canada.
Tại sao «đất nước lá phong» không phải là bang thứ 51 của nước Mỹ? Hay là đã là thế rồi nhưng người Canada đơn giản là không nhận ra?
Với chiều dài 8.891 km, biên giới Mỹ-Canada từ lâu được gọi là «biên giới hòa bình dài nhất» trên thế giới, nhưng thực ra không phải lúc nào cũng yên bình như vậy: Hoa Kỳ đã hai lần đột kích sang lãnh thổ nước láng giềng, vào năm 1775 và 1812.
Cuộc tấn công đầu tiên nhằm hướng Quebec, với mục tiêu chiếm lấy tỉnh chủ yếu nói tiếng Pháp 16 năm sau khi Anh chinh phục giành tỉnh này từ tay Pháp vào năm 1759. Cuộc đột nhập thất bại do tổ chức kém, bệnh tật lan tràn trong binh lính và cư dân địa phương và các bộ lạc bản địa bất ngờ đứng về phía người Anh.
Cuộc tấn công thứ hai bắt đầu vào năm 1812 khi người Mỹ cố gắng lợi dụng lúc Anh đang vướng bận vì cuộc chiến với Napoléon ở châu Âu. Cuộc xâm lược cũng không thành công: Hạm đội Hoàng gia phong tỏa bờ biển phía đông, chiếm Washington và đốt cháy Nhà Trắng vào năm 1814. Cuộc chiến được tuyên bố hòa.
© Ảnh : White House Historical AssocaitionBức tranh này của Tom Freeman vẽ cho Hiệp hội Lịch sử Nhà Trắng cho thấy mặt tiền phía bắc và phía tây của Nhà Trắng bị lính Anh đốt cháy vào ngày 24 tháng 8 năm 1814, trong Chiến tranh năm 1812. Lính Anh có thể nhìn thấy ở phía trước. Bức tranh được vẽ và treo lên dưới thời tổng thống George W. Bush, nhưng mô tả các sự kiện xảy ra dưới thời Tổng thống Mỹ James Madison.
Bức tranh này của Tom Freeman vẽ cho Hiệp hội Lịch sử Nhà Trắng cho thấy mặt tiền phía bắc và phía tây của Nhà Trắng bị lính Anh đốt cháy vào ngày 24 tháng 8 năm 1814, trong Chiến tranh năm 1812. Lính Anh có thể nhìn thấy ở phía trước. Bức tranh được vẽ và treo lên dưới thời tổng thống George W. Bush, nhưng mô tả các sự kiện xảy ra dưới thời Tổng thống Mỹ James Madison.
© Ảnh : White House Historical Assocaition
Tuy nhiên, Hoa Kỳ vẫn không chịu từ bỏ kế hoạch của mình. Năm 1845, một quan sát viên Mỹ có ảnh hưởng đã đặt ra thuật ngữ «Manifest destiny» (“Vận mệnh hiển nhiên”), để mô tả cuộc chinh phục của Hoa Kỳ trên toàn bộ Bắc Mỹ.
Cho đến khi Thế chiến II bùng nổ, Lầu Năm Góc đã có một kế hoạch nổi tiếng với tên gọi là «Kế hoạch Chiến tranh Đỏ», nhằm kiểm soát Canada trong khuôn khổ cuộc xung đột rộng lớn hơn với Đế quốc Anh. Còn Canada cũng có kế hoạch riêng của mình – «Kế hoạch phòng thủ № 1» - để đẩy lùi cuộc tấn công như vậy.
Những toan tính chính trị
Ngoài những cuộc xâm nhập vũ trang, các lực lượng chống khoan nhượng còn vạch ra nhiều kịch bản khác nhau nhằm ly khai khỏi Canada và liên kết vào Hoa Kỳ.
Năm 1980, Đảng Liên hiệp được thành lập, chủ trương sáp nhập British Columbia, Alberta, Saskatchewan và Manitoba vào Hoa Kỳ. Đảng này nhanh chóng giải tán sau khi bị từ chối quy chế một đảng chính thức.
Năm 1989, Parti 51 là một đảng có trụ sở tại Quebec cũng cố gắng vươn tới kết quả tương tự nhưng chỉ nhận được chưa đến 4.000 phiếu bầu khi tham gia cuộc bầu cử cấp tỉnh.
Những năm gần đây tại vùng Alberta «rốn dầu» đã gia tăng tâm thế ủng hộ độc lập và Hoa Kỳ, gắn với chiến thắng trong cuộc bầu cử năm 2015 của Thủ tướng đảng Tự do Justin Trudeau và chương trình nghị sự “thức tỉnh” của ông. Nhưng thực ra có lẽ yếu tố nguồn cội quan trọng hơn là sự bất bình của tỉnh này, với quy chế một nhà tài trợ cho ngân sách liên bang nhưng lại ít được đền đáp từ phía Liên bang Canada.
Năm 2020, kết quả thăm dò dư luận cho thấy 41% cư dân Alberta ủng hộ nền độc lập, còn 50% phản đối. Tuy nhiên, vẫn chưa rõ trong đó sẽ có bao nhiêu người ủng hộ việc liên kết gia nhập Hoa Kỳ.
Sống cạnh Hoa Kỳ “như ngủ với voi”: Canada đã thành tiểu bang thứ 51 rồi sao?
Một số người lo ngại rằng Canada đã trở thành dạng «tiểu bang thứ 51» khi tính đến ảnh hưởng chính trị, kinh tế và an ninh to lớn của Hoa Kỳ với «đất nước lá phong» kể từ nửa đầu thế kỷ 20.
Từ những năm 1950 đến những năm 1970, các Thủ tướng John Diefenbaker và Pierre Trudeau (có sự oái oăm của số phận, chính là thân phụ của ông Justin) đã cố gắng làm giảm nhẹ sự kiểm soát của Hoa Kỳ đối với Canada. Thủ tướng Trudeau, người từng mô tả cuộc sống bên cạnh Hoa Kỳ giống như là “ngủ với voi”, thậm chí còn rút từng phần binh sĩ nước mình khỏi đội ngũ NATO ở châu Âu, đồng thời hâm nóng quan hệ với Liên Xô và Trung Quốc.
Tuy nhiên, chính sách như vậy từ lâu đã thành quá khứ. Bắt đầu từ những năm 1990, Canada đã hoàn toàn chấp nhận sự phụ thuộc kinh tế vào Hoa Kỳ thông qua hiệp định thương mại NAFTA, mở ra ô cửa dành cho sự thống trị về văn hóa của Hoa Kỳ cũng như hỗ trợ sơ đồ xúi giục và thay đổi chế độ của NATO trên khắp thế giới - từ Nam Tư và Afghanistan cho đến Ukraina.
Một chi tiết mang tính biểu tượng là ngay cả loại bia Canada nổi tiếng mang nhãn hiệu Molson và chuỗi cà phê lừng danh Tim Hortons hiện nay cũng thuộc sở hữu của Hoa Kỳ - tình trạng thực sự đáng buồn đối với đất nước Miền Bắc Mạnh mẽ và Tự do.