https://kevesko.vn/20241211/nhung-vi-dai-su-nhan-dan-cua-tinh-huu-nghi-nga-viet-33446655.html
Những vị Đại sứ nhân dân của tình hữu nghị Nga-Việt
Những vị Đại sứ nhân dân của tình hữu nghị Nga-Việt
Sputnik Việt Nam
Các trường đại học Liên Xô và Nga rất nổi tiếng và có vị thế khá đặc biệt ở Việt Nam. Từ giảng đường đại học Nga, khoảng 50 nghìn người Việt đã tiếp thu kiến... 11.12.2024, Sputnik Việt Nam
2024-12-11T13:31+0700
2024-12-11T13:31+0700
2024-12-11T18:17+0700
chuyên gia
quan điểm-ý kiến
tác giả
nga
hợp tác nga-việt
việt nam
xã hội
tiếng nga
tiếng việt
https://cdn.img.kevesko.vn/img/07e8/0c/0a/33442053_0:66:1281:786_1920x0_80_0_0_3f4630fc9a9b05f0a4f8dbccbc3dab74.jpg
Nhiều công dân Việt Nam trẻ tuổi hiện đang học tập tại Nga. Ngoài ra còn có một số giảng viên người Việt ở các trường đại học của nước Nga, không chỉ dạy tiếng Việt như ở Đại học Ngôn ngữ Matxcơva MSLU và Đại học Tổng hợp Liên bang Viễn Đông FEFU mà còn đứng lớp truyền giảng kiến thức về các chuyên ngành khoa học-kỹ thuật như ở MIREA, Học viện Kinh tế Quốc gia Plekhanov, Đại học Bách khoa Saint-Peterburg... Có những cơ sở đại học Nga đã chọn các công dân Việt Nam làm đại diện cho trường Nga tại Việt Nam, như bà Phạm Thanh Xuân – đại diện trường Đaị học Sư phạm Quốc gia Nga mang tên Herzen tại Việt Nam, bà Tô Thị Tuyết Khanh là đại diện tại Việt Nam của Học viện Tài chính (FA) trực thuộc Chính phủ LB Nga.Chia sẻ với nhà báo Sputnik, bà Phạm Thị Thanh Xuân cho biết bà được mời làm đại diện của trường Sư phạm Herzen tại Việt Nam từ tháng 4 năm 2003. Đại học Sư phạm Quốc gia Nga mang tên A. I. Herzen với trụ sở tại Saint-Peterburg là một trong những cơ sở giáo dục đại học sư phạm hàng đầu của Liên bang Nga, là trường sư phạm duy nhất lọt vào “Top 100” đại học xuất sắc ở Nga theo phương án của tạp chí “Expert”. Một hướng ưu tiên hợp tác đối ngoại của trường này là triển khai dự án của Bộ Giáo dục-Khoa học Nga - thành lập các Trung tâm Văn hoá Mở tại ba nước Việt Nam, Lào, Uzbekistan, trong đó bà Phạm Thanh Xuân nhận uỷ thác xúc tiến công việc tại Việt Nam. Như bà Thanh Xuân cho biết, quá trình thực thi dự án có sự ủng hộ tích cực hữu hiệu của Đạị sứ quán Nga và Trung tâm Văn hoá-Khoa học Nga tại Hà Nội, dự án được kết cấu vào chương trình hợp tác của Uỷ ban liên Chính phủ Nga-Việt, nhắm đến mục tiêu thúc đẩy quảng bá việc phổ biến tiếng Nga và văn hoá Nga trong giới trẻ Việt Nam. Tính đến nay đã thành lập được hai Trung tâm Giáo dục Mở tại Hà Nội và Đà Nẵng, dự án đang được tiếp tục xúc tiến tại 5 trường đại học lớn của Hà Nội, Đà Nẵng và TP Hồ Chí Minh, bà Thanh Xuân thông báo.Mới đây Bộ trưởng Bộ Khoa học và Giáo dục Đại học Nga Valery Falkov đã trao tặng bà Tô Thị Tuyết Khanh danh hiệu “Đại sứ Giáo dục và Khoa học Nga”.Cơ duyên nào đã gắn bó Tô Thị Tuyết Khanh với nước Nga, vị nữ Đại sứ Giáo dục và Khoa học Nga đã làm được những gì, - qua lời tâm sự của Tuyết Khanh trong cuộc phỏng vấn của nhà báo Sputnik.43 năm trước khi còn là học sinh trường chuyên Lê Hồng Phong (Nam Định) tôi đã yêu tiếng Nga và đã chọn theo học chuyên ngành Tiếng Nga tại Đại học Tổng hợp Hà nội (nay là Đại học Quốc gia Hà Nội). Ra trường, tôi làm phiên dịch cho xí nghiệp may Chiến thắng, nơi thực hiện các thỏa thuận giữa hai Chính phủ. Qua thực tế công tác tôi càng thấy yêu mến đất nước, con người và văn hóa Nga, nên đã quyết tâm học nghiên cứu sinh chuyên ngành Luật sở hữu trí tuệ tại Viện Luật Sở hữu trí tuệ Matxcova và từ đó nước Nga trở thành ngôi nhà thứ hai của tôi cùng gia đình.Học viện Tài chính trực thuộc Chính phủ Liên bang Nga mà tôi làm việc là một trong nhũng trường đại học lâu đời có bề dày lịch sử 105 năm và là cơ sở đào tạo về kinh tế có uy tín nổi bật không những ở Nga mà còn trên trường quốc tế. Theo bảng xếp hạng RAEX 2024 đứng thứ 5, RUR về kinh tế đứng thứ 570 trên thế giới và thứ 7 toàn Nga, Superjob 2024 đứng thứ 4....Từ khuôn viên nhà trường này về nước với hành trang tri thức học vấn đại học Nga, có rất nhiều cựu sinh viên Việt Nam được giao nhiệm vụ trọng trách trong Chính phủ và các Bộ, ngành, khối Tài chính và Ngân hàng của Việt Nam. Có 3 Bộ trưởng (Đặng Việt Châu, Chu Tam Thức và Hồ Tế), 2 Thống đốc Ngân hàng Nhà nước, 1 Thứ trưởng Bộ tài chính (Nguyễn Công Nghiệp). Trong lớp trẻ các cựu sinh viên của trường FA đã khẳng định mình và toả sáng trên trường quốc tế ở Áo (Tạ Vũ Công phó Tổng giám đốc Cty điện sạch Enery), Hoa Kỳ, Hà lan, Đức, Úc... và rất nhiều doanh nhân thành đạt tại Việt Nam.Hiện nay tại Học viện Tài chính Matxcơva có 168 học viên người Việt trong đó có 4 nghiên cứu sinh.Là đại diện trường Tài chính LB Nga tại Việt Nam, tôi phụ trách tất cả những vấn đề liên quan tới hợp tác đào tạo với Việt Nam. Tôi đã giúp kết nối thiết lập quan hệ hợp tác giữa các trường đại học Nga với các đại học Việt Nam như: Đại học Kinh tế Quốc dân, Trường Kinh tế thuộc Đại học Quốc gia Hà Nội, Đại học Kinh tế TP Hồ Chí Minh, Đại học Ngoại thương, Học viện Ngân hàng, Đại học Hòa Bình, Đại học Tài chính và Ngân hàng Hà Nội.Được trao danh hiệu cao quý Đại sứ Giáo dục và Khoa học Nga, tôi rất tự hào và vui mừng. Trên cương vị này tôi sẽ tiếp tục nỗ lực làm cầu nối cho nền văn hóa và giáo dục hai nước, giúp nhiều người Việt Nam biết đến giá trị của nền giáo dục Liên bang Nga. Nhiệm vụ của đại sứ có nhiều vất vả và khó khăn khi mà thời hiện đại không ít giá trị đang bị trao đổi có phần lẫn lộn thật giả vì các thông tin mà người Việt Nam nhận được nhiều khi không đúng, là thông tin một chiều từ các báo chí phương Tây và thiếu khách quan.Nền giáo dục của Nga rất tốt, nhất là những ngành kỹ thuật, y học. Nhưng đáng tiếc là hiện tại có ít sinh viên theo học vì rào cản ngôn ngữ. Tiếng Nga hiện tại ở VN ít được sử dụngĐể tăng sức hấp dẫn của các trường đại học Nga đối với sinh viên Việt Nam cần phát triển tiếng Nga tới các trường phổ thông và đại học Việt Nam, coi tiếng Nga như một môn tự chọn thứ hai bắt buộc. Còn các trường đại học Nga phải tích cực quảng cáo, số hóa các chương trình học của trường mình trên các cổng thông tin chính thức của Việt Nam và kết nối vói các cựu sinh viên đại học Nga tại Việt Nam - đó là nguồn vốn quý giá để vun đắp cho quan hệ Việt-Nga ngày càng bền vững.Lần này tôi về Việt Nam với mục tiêu chính là đưa dự án Hiệp hội khối ĐH Kinh tế Nga Việt vào hoạt động theo những thỏa thuận và lộ trình đã ký kết ngày 26 tháng 11 năm 2024, xúc tiến quảng bá hình ảnh Học viện Tài chính Nga với các bạn trẻ Việt Nam đang lựa chọn hướng đi trên con đường học vấn-kiến thức để vào đời”.Chúng tôi xin chúc mừng những thành tựu nổi bật của bà Phạm Thanh Xuân khi thực thi dự án hợp tác đào tạo Nga-Việt, chúc mừng bà Tô Thị Tuyết Khanh được phong tặng danh hiệu cao quý Đại sứ Giáo dục và Khoa học Nga.Xin thông báo thêm một tin vui nữa trong lĩnh vực hợp tác Nga-Việt. Cơ quan Hợp tác Quốc tế Liên bang Nga (Rossotrudnichestvo) vừa trao Bằng khen cho nhà văn, dịch giả, nhà giáo và nhân vật nổi tiếng người Việt Nguyễn Thuỵ Anh vì những đóng góp của bà trong sự nghiệp phổ biến tiếng Nga ra nước ngoài. Sputnik đã kể về cuộc hàn huyên với TS Thuỵ Anh trên đất Nga trong bài viết ngày 27 tháng 9 vừa qua.Xin chúc sức khoẻ, hạnh phúc và những thành công mới của các vị đại sứ nhân dân như Phạm Thanh Xuân, Tô Thị Tuyết Khanh, Nguyễn Thuỵ Anh trong lĩnh vực thúc đẩy hợp tác văn hoá-giáo dục của Nga và Việt Nam, góp phần giúp giới trẻ và nhân dân hai nước chúng ta hiểu biết nhau nhiều hơn, gợi mở những phương án lựa chọn mới hữu ích cho các học sinh, sinh viên Việt Nam.
https://kevesko.vn/20240306/mot-quy-quan-tam-den-nhung-gia-tri-truyen-thong-va-thuc-day-phat-trien-hop-tac-nga-viet-28567099.html
https://kevesko.vn/20241113/khi-tieng-viet-va-mgimo-la-hanh-trang-vao-doi-va-chia-khoa-thanh-cong-trong-cuoc-song-32912995.html
Sputnik Việt Nam
moderator.vn@sputniknews.com
+74956456601
MIA „Rossiya Segodnya“
2024
Elena Nikulina
https://cdn.img.kevesko.vn/img/02/97/029738_33:0:967:934_100x100_80_0_0_4df82876a2da8a3649ac22cafa5f011b.jpg
Elena Nikulina
https://cdn.img.kevesko.vn/img/02/97/029738_33:0:967:934_100x100_80_0_0_4df82876a2da8a3649ac22cafa5f011b.jpg
tin thời sự
vn_VN
Sputnik Việt Nam
moderator.vn@sputniknews.com
+74956456601
MIA „Rossiya Segodnya“
https://cdn.img.kevesko.vn/img/07e8/0c/0a/33442053_72:0:1208:852_1920x0_80_0_0_e0ceb661ab4aa81887b1200da26c2bdf.jpgSputnik Việt Nam
moderator.vn@sputniknews.com
+74956456601
MIA „Rossiya Segodnya“
Elena Nikulina
https://cdn.img.kevesko.vn/img/02/97/029738_33:0:967:934_100x100_80_0_0_4df82876a2da8a3649ac22cafa5f011b.jpg
chuyên gia, quan điểm-ý kiến, tác giả, nga, hợp tác nga-việt, việt nam, xã hội, tiếng nga, tiếng việt
chuyên gia, quan điểm-ý kiến, tác giả, nga, hợp tác nga-việt, việt nam, xã hội, tiếng nga, tiếng việt
Những vị Đại sứ nhân dân của tình hữu nghị Nga-Việt
13:31 11.12.2024 (Đã cập nhật: 18:17 11.12.2024) Các trường đại học Liên Xô và Nga rất nổi tiếng và có vị thế khá đặc biệt ở Việt Nam. Từ giảng đường đại học Nga, khoảng 50 nghìn người Việt đã tiếp thu kiến thức, học vấn, về nước cùng tấm bằng tốt nghiệp và trở thành những nhân vật tham gia chèo lái xây dựng nền kinh tế, khoa học và văn hóa của quê hương Việt Nam.
Nhiều công dân Việt Nam trẻ tuổi hiện đang học tập tại Nga. Ngoài ra còn có một số giảng viên người Việt ở các trường đại học của nước Nga, không chỉ dạy tiếng Việt như ở Đại học Ngôn ngữ Matxcơva MSLU và
Đại học Tổng hợp Liên bang Viễn Đông FEFU mà còn đứng lớp truyền giảng kiến thức về các chuyên ngành khoa học-kỹ thuật như ở MIREA, Học viện Kinh tế Quốc gia Plekhanov, Đại học Bách khoa Saint-Peterburg... Có những cơ sở đại học Nga đã chọn các công dân Việt Nam làm đại diện cho trường Nga tại Việt Nam, như bà Phạm Thanh Xuân – đại diện trường Đaị học Sư phạm Quốc gia Nga mang tên Herzen tại Việt Nam, bà Tô Thị Tuyết Khanh là đại diện tại Việt Nam của Học viện Tài chính (FA) trực thuộc Chính phủ LB Nga.
Chia sẻ với nhà báo Sputnik, bà Phạm Thị Thanh Xuân cho biết bà được mời làm đại diện của trường Sư phạm Herzen tại Việt Nam từ tháng 4 năm 2003. Đại học Sư phạm Quốc gia Nga mang tên A. I. Herzen với trụ sở tại Saint-Peterburg là một trong những cơ sở giáo dục đại học sư phạm hàng đầu của Liên bang Nga, là trường sư phạm duy nhất lọt vào “Top 100” đại học xuất sắc ở Nga theo phương án của tạp chí “Expert”. Một hướng ưu tiên hợp tác đối ngoại của trường này là triển khai dự án của Bộ Giáo dục-Khoa học Nga - thành lập các Trung tâm Văn hoá Mở tại ba nước Việt Nam, Lào, Uzbekistan, trong đó bà Phạm Thanh Xuân nhận uỷ thác xúc tiến công việc tại Việt Nam. Như bà Thanh Xuân cho biết, quá trình thực thi dự án có sự ủng hộ tích cực hữu hiệu của Đạị sứ quán Nga và Trung tâm Văn hoá-Khoa học Nga tại Hà Nội, dự án được kết cấu vào chương trình hợp tác của Uỷ ban liên Chính phủ Nga-Việt, nhắm đến mục tiêu thúc đẩy quảng bá việc phổ biến tiếng Nga và văn hoá Nga trong giới trẻ Việt Nam. Tính đến nay đã thành lập được hai Trung tâm Giáo dục Mở tại Hà Nội và Đà Nẵng, dự án đang được tiếp tục xúc tiến tại 5 trường đại học lớn của Hà Nội, Đà Nẵng và TP Hồ Chí Minh, bà Thanh Xuân thông báo.
Mới đây Bộ trưởng Bộ Khoa học và Giáo dục Đại học Nga Valery Falkov đã trao tặng bà Tô Thị Tuyết Khanh danh hiệu “Đại sứ Giáo dục và Khoa học Nga”.
Cơ duyên nào đã gắn bó Tô Thị Tuyết Khanh với nước Nga, vị nữ Đại sứ Giáo dục và Khoa học Nga đã làm được những gì, - qua lời tâm sự của Tuyết Khanh trong cuộc phỏng vấn của nhà báo Sputnik.
43 năm trước khi còn là học sinh trường chuyên Lê Hồng Phong (Nam Định) tôi đã yêu tiếng Nga và đã chọn theo học chuyên ngành Tiếng Nga tại Đại học Tổng hợp Hà nội (nay là Đại học Quốc gia Hà Nội). Ra trường, tôi làm phiên dịch cho xí nghiệp may Chiến thắng, nơi thực hiện các thỏa thuận giữa hai Chính phủ. Qua thực tế công tác tôi càng thấy yêu mến đất nước, con người và văn hóa Nga, nên đã quyết tâm học nghiên cứu sinh chuyên ngành Luật sở hữu trí tuệ tại Viện Luật Sở hữu trí tuệ Matxcova và từ đó nước Nga trở thành ngôi nhà thứ hai của tôi cùng gia đình.
Học viện Tài chính trực thuộc Chính phủ Liên bang Nga mà tôi làm việc là một trong nhũng trường đại học lâu đời có bề dày lịch sử 105 năm và là cơ sở đào tạo về kinh tế có uy tín nổi bật không những ở Nga mà còn trên trường quốc tế. Theo bảng xếp hạng RAEX 2024 đứng thứ 5, RUR về kinh tế đứng thứ 570 trên thế giới và thứ 7 toàn Nga, Superjob 2024 đứng thứ 4....
Từ khuôn viên nhà trường này về nước với hành trang tri thức học vấn đại học Nga, có rất nhiều cựu sinh viên Việt Nam được giao nhiệm vụ trọng trách trong Chính phủ và các Bộ, ngành, khối Tài chính và Ngân hàng của Việt Nam. Có 3 Bộ trưởng (Đặng Việt Châu, Chu Tam Thức và Hồ Tế), 2 Thống đốc Ngân hàng Nhà nước, 1 Thứ trưởng Bộ tài chính (Nguyễn Công Nghiệp). Trong lớp trẻ các cựu sinh viên của trường FA đã khẳng định mình và toả sáng trên trường quốc tế ở Áo (Tạ Vũ Công phó Tổng giám đốc Cty điện sạch Enery), Hoa Kỳ, Hà lan, Đức, Úc... và rất nhiều doanh nhân thành đạt tại Việt Nam.
Hiện nay tại Học viện Tài chính Matxcơva có 168 học viên người Việt trong đó có 4 nghiên cứu sinh.
Là đại diện trường Tài chính LB Nga tại Việt Nam, tôi phụ trách tất cả những vấn đề liên quan tới hợp tác đào tạo với Việt Nam. Tôi đã giúp kết nối thiết lập quan hệ hợp tác giữa các trường đại học Nga với các đại học Việt Nam như: Đại học Kinh tế Quốc dân, Trường Kinh tế thuộc Đại học Quốc gia Hà Nội, Đại học Kinh tế TP Hồ Chí Minh, Đại học Ngoại thương, Học viện Ngân hàng, Đại học Hòa Bình, Đại học Tài chính và Ngân hàng Hà Nội.
Được trao danh hiệu cao quý Đại sứ Giáo dục và Khoa học Nga, tôi rất tự hào và vui mừng. Trên cương vị này tôi sẽ tiếp tục nỗ lực làm cầu nối cho nền văn hóa và giáo dục hai nước, giúp nhiều người Việt Nam biết đến giá trị của nền giáo dục Liên bang Nga. Nhiệm vụ của đại sứ có nhiều vất vả và khó khăn khi mà thời hiện đại không ít giá trị đang bị trao đổi có phần lẫn lộn thật giả vì các thông tin mà người Việt Nam nhận được nhiều khi không đúng, là thông tin một chiều từ các báo chí phương Tây và thiếu khách quan.
Nền giáo dục của Nga rất tốt, nhất là những ngành kỹ thuật, y học. Nhưng đáng tiếc là hiện tại có ít sinh viên theo học vì rào cản ngôn ngữ. Tiếng Nga hiện tại ở VN ít được sử dụng
Để tăng sức hấp dẫn của các trường đại học Nga đối với sinh viên Việt Nam cần phát triển tiếng Nga tới các trường phổ thông và đại học Việt Nam, coi tiếng Nga như một môn tự chọn thứ hai bắt buộc. Còn các trường đại học Nga phải tích cực quảng cáo, số hóa các chương trình học của trường mình trên các cổng thông tin chính thức của Việt Nam và kết nối vói các cựu sinh viên đại học Nga tại Việt Nam - đó là nguồn vốn quý giá để vun đắp cho
quan hệ Việt-Nga ngày càng bền vững.
13 Tháng Mười Một 2024, 22:54
Lần này tôi về Việt Nam với mục tiêu chính là đưa dự án Hiệp hội khối ĐH Kinh tế Nga Việt vào hoạt động theo những thỏa thuận và lộ trình đã ký kết ngày 26 tháng 11 năm 2024, xúc tiến quảng bá hình ảnh Học viện Tài chính Nga với các bạn trẻ Việt Nam đang lựa chọn hướng đi trên con đường học vấn-kiến thức để vào đời”.
Chúng tôi xin chúc mừng những thành tựu nổi bật của bà Phạm Thanh Xuân khi thực thi dự án hợp tác đào tạo Nga-Việt, chúc mừng bà Tô Thị Tuyết Khanh được phong tặng danh hiệu cao quý Đại sứ Giáo dục và Khoa học Nga.
Xin thông báo thêm một tin vui nữa trong lĩnh vực hợp tác Nga-Việt. Cơ quan Hợp tác Quốc tế Liên bang Nga (Rossotrudnichestvo) vừa trao Bằng khen cho nhà văn, dịch giả, nhà giáo và nhân vật nổi tiếng người Việt Nguyễn Thuỵ Anh vì những đóng góp của bà trong sự nghiệp phổ biến tiếng Nga ra nước ngoài.
Sputnik đã kể về cuộc hàn huyên với TS Thuỵ Anh trên đất Nga trong bài viết ngày 27 tháng 9 vừa qua.
Xin chúc sức khoẻ, hạnh phúc và những thành công mới của các vị đại sứ nhân dân như Phạm Thanh Xuân, Tô Thị Tuyết Khanh, Nguyễn Thuỵ Anh trong lĩnh vực thúc đẩy hợp tác văn hoá-giáo dục của Nga và Việt Nam, góp phần giúp giới trẻ và nhân dân hai nước chúng ta hiểu biết nhau nhiều hơn, gợi mở những phương án lựa chọn mới hữu ích cho các học sinh, sinh viên Việt Nam.