Sáp nhập Bộ Lao động Thương binh và Xã hội và Bộ Nội vụ như thế nào?

© Ảnh : TTXVN - Dương Văn GiangChính phủ Việt Nam
Chính phủ Việt Nam - Sputnik Việt Nam, 1920, 13.12.2024
Đăng ký
Hiện đã có kế hoạch sắp xếp tổ chức bộ máy, điều chuyển một số đơn vị trực thuộc Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội về Bộ Nội vụ.
Từ tháng 3/2025, Bộ Nội vụ và Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội sẽ thực hiện sắp xếp đối với cán bộ, công chức, viên chức và người lao động.

Lộ trình sắp xếp

Sau các phiên họp với Bộ Lao động Thương binh và Xã hội, Ban Chỉ đạo sắp xếp, tổ chức bộ máy của Bộ Nội vụ (Ban chỉ đạo) đã có kế hoạch sắp xếp tổ chức bộ máy khi điều chuyển một số đơn vị trực thuộc Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội về Bộ Nội vụ.
Theo đó, nguyên tắc chung khi chuyển một số đơn vị thuộc, trực thuộc Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội về Bộ Nội vụ đó là phải khoa học, dân chủ, chặt chẽ, cụ thể, bảo đảm xây dựng bộ máy tinh gọn, hoạt động hiệu lực, hiệu quả.
“Quá trình tổ chức sắp xếp bộ máy không để ngắt quãng công việc, không để khoảng trống về thời gian, bỏ trống địa bàn, lĩnh vực; không để ảnh hưởng đến các hoạt động bình thường của xã hội và người dân…”, - Ban Chỉ đạo nhấn mạnh.
Bế mạc Hội nghị lần thứ mười Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam khóa XIII - Sputnik Việt Nam, 1920, 01.12.2024
Đảng Cộng sản Việt Nam nghiên cứu sáp nhập các ban Đảng
Trong tháng 12 này, cả hai bộ phải hoàn thiện dự thảo đề án sắp xếp để báo cáo Ban Cán sự đảng, Bộ trưởng Bộ Nội vụ, Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội về phương án sắp xếp bộ máy, nhân sự, cơ sở vật chất, tài sản và các nội dung liên quan.
Sang tháng 1 và 2 năm 2025, hai bộ sẽ tiếp tục hoàn thiện dự thảo đề án hợp nhất. Cùng với đó, trình Chính phủ dự thảo Nghị định quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của hai bộ.
Sau khi được cấp thẩm quyền phê duyệt dự thảo (dự kiến trong tháng 2/2025), hai bộ sẽ triển khai ngay phương án sắp xếp đối với cán bộ, công chức, viên chức và người lao động. Công tác này dự kiến sẽ được thực hiện vào tháng 3 và 4/2025.

Bộ trưởng cũng chịu sức ép

Mới đây, tại hội nghị triển khai Nghị quyết 18 của Trung ương về việc tinh gọn tổ chức bộ máy nhà nước, Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội Đào Ngọc Dung cho biết, bản thân ông rất thấu hiểu tâm trạng của mọi người.
Song, mỗi cán bộ, đảng viên của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội cần chấp hành nghiêm túc chỉ đạo của Bộ Chính trị, Ban Chỉ đạo Trung ương và của Tổng Bí thư để thực hiện sắp xếp cho tới khi hoàn thành quy trình thông qua tổ chức bộ máy mới tại Quốc hội.
“Trong thời gian này, mỗi cán bộ, đảng viên của Bộ phải hoàn thành tốt nhất nhiệm vụ của mình, thực hiện công việc với tinh thần trách nhiệm cao và làm theo đúng chỉ đạo của Đảng”, - Bộ trưởng Đào Ngọc Dung nhấn mạnh.
Ông Dung cho biết, bản thân ông cũng nhận nhiều sức ép, mỗi ngày đều nhận được tin nhắn của cán bộ, thư từ phản ánh của các lão thành cách mạng, người có công trong ngành về hướng sắp xếp, tổ chức lại bộ.
Đồng chí Lê Minh Hưng, Uỷ viên Bộ Chính trị, Bí thư Trung ương Đảng, Trưởng Ban Tổ chức Trung ương trình bày các nội dung chính, trọng tâm việc triển khai tổng kết Nghị quyết số 18 – NQ/TW ngày 25/10/2017 của BCHTW Đảng khoá XII Một số vấn đề về tiếp tục đổi mới, sắp xếp tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị tinh gọn, hoạt động hiệu lực, hiệu quả.  - Sputnik Việt Nam, 1920, 01.12.2024
Nóng: Việt Nam sáp nhập một loạt bộ, cơ quan, uỷ ban trực thuộc Chính phủ và Quốc hội
Sau nhiều cuộc báo cáo, trao đổi với lãnh đạo Chính phủ, Bộ trưởng Đào Ngọc Dung cho biết những nhận thức khác nhau đã được thống nhất, làm sáng rõ.
Dẫn lời Tổng Bí thư Tô Lâm, Bộ trưởng Đào Ngọc Dung nhấn mạnh, công tác đổi mới, sắp xếp tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị để tinh gọn, nâng cao hoạt động hiệu lực, hiệu quả lần này là “một cuộc cách mạng”.
Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội là một trong những bộ ngành nằm trong kế hoạch sắp xếp, hợp nhất theo kế hoạch đề ra. Bộ trưởng giao các đơn vị tham mưu khẩn trương thực hiện các nhiệm vụ liên quan đến tổ chức bộ máy, phương án sắp xếp nơi làm việc của Bộ sau khi tiếp hành hợp nhất các cơ quan.

Kế hoạch định hướng sắp xếp, tinh gọn bộ máy của Chính phủ

Vừa qua, như Sputnik đưa tin, Phó Thủ tướng Thường trực Nguyễn Hòa Bình đã ký ban hành văn bản số 141/KH-BCĐTKNQ18 ngày 6/12/2024 kế hoạch định hướng sắp xếp, tinh gọn tổ chức bộ máy của Chính phủ. Theo đó:
Hợp nhất Bộ Kế hoạch và Đầu tư và Bộ Tài chính. Tên Bộ sau sắp xếp dự kiến là Bộ Tài chính và Đầu tư phát triển hoặc Bộ Kinh tế phát triển.
Hợp nhất Bộ Giao thông vận tải và Bộ Xây dựng. Tên Bộ sau sắp xếp dự kiến là Bộ Phát triển Hạ tầng hoặc Bộ Giao thông và Xây dựng đô thị, nông thôn.
Hợp nhất Bộ Tài nguyên và Môi trường và Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn. Tên Bộ sau sắp xếp dự kiến là Bộ Nông nghiệp và Tài nguyên, Môi trường.
Hợp nhất Bộ Thông tin và Truyền thông và Bộ Khoa học và Công nghệ. Tên Bộ sau sắp xếp dự kiến là Bộ Khoa học, Công nghệ và Chuyển đổi số hoặc Bộ Khoa học, Công nghệ, Chuyển đổi số và Truyền thông.
Các thành viên tham dự tấp huấn viết bài thu hoạch thể hiện rõ sự tiếp thu sâu sắc các Luật An ninh mạng và Luật Bảo vệ bí mật Nhà nước - Sputnik Việt Nam, 1920, 28.11.2024
Bộ Nội vụ đề nghị Bộ Công an xử lý người tung tin về sáp nhập các tỉnh thành
Hợp nhất Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội và Bộ Nội vụ thành Bộ Nội vụ và Lao động và chuyển chức năng quản lý nhà nước về giáo dục nghề nghiệp sang Bộ Giáo dục và Đào tạo, chuyển chức năng quản lý nhà nước về bảo trợ xã hội, trẻ em, phòng, chống tệ nạn xã hội sang Bộ Y tế.
Bộ Y tế chủ động phối hợp với Ban Tổ chức Trung ương trong việc tiếp nhận một số nhiệm vụ của Ban Bảo vệ chăm sóc sức khỏe Trung ương (khi kết thúc hoạt động Ban này); đồng thời, dự kiến tiếp nhận quản lý nhà nước về: bảo trợ xã hội; trẻ em; phòng, chống tệ nạn xã hội từ Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội chuyển sang.
Bộ Ngoại giao chủ động phối hợp để tiếp nhận nhiệm vụ chính của Ban Đối ngoại Trung ương, Ủy ban Đối ngoại Quốc hội (khi kết thúc hoạt động của Ban Đối ngoại Trung ương, Ủy ban Đối ngoại Quốc hội).
Bộ Nội vụ chủ động xây dựng phương án sắp xếp Học viện Hành chính Quốc gia theo hướng sáp nhập vào Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh; đồng thời chủ trì, phối hợp với Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội xây dựng đề án hợp nhất Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội và Bộ Nội vụ (sau khi chuyển một số chức năng sang Bộ Giáo dục và Đào tạo, Bộ Y tế); phối hợp với Ủy ban Dân tộc chuyển chức năng, nhiệm vụ của Ban Tôn giáo Chính phủ về Ủy ban Dân tộc.
Ủy ban Dân tộc chủ động phối hợp với Bộ Nội vụ xây dựng phương án tiếp nhận Ban Tôn giáo Chính phủ và phối hợp với Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội tiếp nhận chức năng, nhiệm vụ về giảm nghèo từ Bộ Lao động -Thương binh và Xã hội.
Sau khi sắp xếp, sáp nhập, tổ chức bộ máy của Chính phủ giảm 5 bộ, 4 cơ quan thuộc Chính phủ. Như vậy, bộ máy của Chính phủ sẽ được tinh gọn từ 30 xuống còn 21 đầu mối (giảm 9 đầu mối) gồm: 13 bộ, 4 cơ quan ngang bộ và 4 cơ quan thuộc Chính phủ.
Tin thời sự
0
Để tham gia thảo luận
hãy kích hoạt hoặc đăng ký
loader
Phòng chat
Заголовок открываемого материала