https://kevesko.vn/20241216/bat-ngo-kim-ngach-det-may-viet-nam-sang-nga-nam-2024-33559762.html
Bất ngờ kim ngạch dệt may Việt Nam sang Nga năm 2024
Bất ngờ kim ngạch dệt may Việt Nam sang Nga năm 2024
Sputnik Việt Nam
Năm 2025, ngành dệt may Việt Nam đặt mục tiêu tăng trưởng xuất khẩu ở mức 47 - 48 tỷ USD, sau những thành tựu hết sức tích cực trong năm 2024. 16.12.2024, Sputnik Việt Nam
2024-12-16T17:13+0700
2024-12-16T17:13+0700
2024-12-16T17:13+0700
việt nam
nga
ngành dệt may
công nghiệp
xuất khẩu
kinh tế
hợp tác nga-việt
doanh nghiệp
https://cdn.img.kevesko.vn/img/07e7/08/0a/24614413_0:120:1280:840_1920x0_80_0_0_d99165a3ce601674ad9567e946bfae61.jpg
Đáng chú ý, kim ngạch xuất khẩu hàng dệt may của Việt Nam vào Liên bang Nga đã có bước nhảy vọt, từ con số rất nhỏ tăng lên đến gần 1 tỷ USD năm 2024.Bất ngờ về kim ngạch xuất khẩu sang NgaTTXVN dẫn lời ông Vũ Đức Giang, Chủ tịch Hiệp hội Dệt may Việt Nam (Vitas) cho biết, nhìn chung trong năm 2024, sức tiêu dùng hàng dệt may toàn cầu không tăng, nhưng xuất khẩu dệt may Việt Nam vẫn đạt kết quả tích cực.Sau một số biến động địa chính trị, từ giữa năm 2024, chuỗi cung ứng dệt may có xu hướng dịch chuyển sang các địa điểm ổn định hơn. Nhờ lợi thế năng lực sản xuất và điều kiện chính trị - xã hội ổn định, Việt Nam được nhiều nhà mua hàng dệt may lựa chọn làm nguồn cung ứng thay thế.Chủ tịch Vitas cho biết, các đơn hàng dịch chuyển về số lượng nhưng hầu như không tăng về giá trong thời gian qua. Để nhận được các đơn hàng đó, doanh nghiệp Việt Nam đã phải chuẩn bị, thích ứng bằng cách đổi mới công nghệ. Nhiều doanh nghiệp dệt may đã đầu tư máy móc, thiết bị hiện đại, tự động hóa nhằm nâng cao năng suất, cắt giảm chi phí lao động; đáp ứng tiêu chuẩn chất lượng và yêu cầu giao hàng nhanh hơn.Nỗ lực đa dạng hóa thị trường, đối tác khách hàng và sản phẩm xuất khẩu của doanh nghiệp Việt Nam đã gặt hài kết quả tốt. Đến nay, hàng dệt may Việt Nam đã xuất khẩu sang hơn 100 thị trường quốc tế. Ngoài những khách hàng truyền thống như Mỹ, EU, Nhật Bản, Trung Quốc, khối CPTPP và các nước Asean, hàng dệt may Việt Nam còn tiến vào các thị trường mới như châu Phi, Trung Đông…Các FTA cũng mang đến lợi thế đặc biệt, mở ra thị trường rộng lớn cho sản phẩm dệt may Việt Nam. Đáng chú ý, với Hiệp định thương mại tự do Việt Nam – Liên minh Kinh tế Á – Âu (VN-EAEU FTA), kim ngạch xuất khẩu hàng dệt may của Việt Nam vào Liên bang Nga đã có bước nhảy vọt, từ con số rất nhỏ tăng lên đến gần 1 tỷ USD trong năm nay.Theo báo cáo của Công ty Chứng khoán SSI, Việt Nam sẽ tiếp tục hưởng lợi từ việc dịch chuyển các đơn đặt hàng từ Trung Quốc, nhờ chi phí lao động thấp hơn nước này, cũng như mức thuế mà Mỹ áp dụng với hàng nhập khẩu Việt Nam thấp hơn hàng Trung Quốc. Việt Nam còn có lợi thế về lao động có tay nghề cao hơn Ấn Độ và Bangladesh.Giới chuyên gia nhận định, với việc ông Donald Trump quay lại Nhà Trắng, các chính sách thương mại của Mỹ dự kiến sẽ thay đổi theo xu hướng tăng thuế suất để kiểm soát hàng hoá nhập khẩu. Vì lẽ đó, các nhà phân phối có thể sẽ đẩy nhanh tiến độ mua hàng từ nay đến nửa đầu năm 2025, trước khi có biến động về mức thuế. Số lượng đơn hàng của các công ty dệt may Việt Nam sẽ tăng mạnh trong những tháng tiếp theo.Thay đổi để thích ứng hay chấp nhận rời khỏi cuộc chơiTheo đánh giá của Vitas, những kết quả đạt được trong năm 2024 cùng tín hiệu khá tích cực của thị trường là cơ sở để ngành dệt may Việt Nam mạnh dạn đặt mục tiêu tăng trưởng xuất khẩu cao hơn trong năm 2025, ở mức 47 - 48 tỷ USD. Đến nay, nhiều doanh nghiệp đã ký kết đơn hàng cho quý I/2025 và đang tiếp tục đàm phán cho quý II/2025.Dù vậy, ngành dệt may cũng sẽ đối mặt với không ít khó khăn. Ông Phạm Văn Việt, Chủ tịch HĐQT Công ty Việt Thắng Jean cho rằng, một thách thức rõ ràng nhất là các nhãn hàng thay đổi phương án mua hàng rất nhanh. Dù đơn hàng đã đàm phán, nhưng chỉ cần sức mua chững lại 1-2 tuần, các nhãn hàng sẽ có thể yêu cầu doanh nghiệp ngưng sản xuất.Bên cạnh đó, các thương hiệu hiện ít đặt đơn hàng số lượng lớn mà thường chọn cách chia nhỏ đơn hàng, yêu cầu giao nhanh trong thời gian ngắn. Doanh nghiệp muốn có đơn hàng thường xuyên và giữ chân khách mua phải chấp nhận các yêu cầu ngày càng cao.Các hiệp định thương mại tự do thế hệ mới làm giảm hàng rào thuế quan nhưng cũng dẫn đến đòi hỏi khắt khe hơn về xuất xứ sợi, vải, trong khi Việt Nam vẫn phụ thuộc nhiều vào nguồn xơ sợi, vải nhập khẩu, đặc biệt là nguồn nguyên liệu nhập từ Trung Quốc.Ông Việt cho hay, trong nhiều năm qua, dệt may Việt Nam đã nỗ lực nâng cao tỷ lệ nội địa hoá nguyên, phụ liệu nhưng vẫn phải nhập khẩu khá nhiều. Riêng doanh nghiệp Việt Thắng Jean của ông cũng đang nhập khẩu 30-35% nguyên liệu từ Trung Quốc, dẫn đến một số sản phẩm đối diện nguy cơ bị Hoa Kỳ đánh thuế. Để thích nghi với bối cảnh mới, doanh nghiệp phải tích cực tìm nguồn cung nguyên liệu thay thế từ Ấn Độ, Pakistan, Indonesia… cho đơn hàng đi Mỹ; cũng như chuyển đổi nguyên liệu Trung Quốc cho đơn hàng ở các thị trường khác.Về phần mình, ông Trần Như Tùng, Chủ tịch HĐQT Công ty Cổ phần Dệt may - Đầu tư - Thương mại Thành Công, Phó Chủ tịch Vitas dự báo, sang năm 2025, ngành dệt may vẫn duy trì được mức tăng trưởng khoảng 10%, với kim ngạch xuất khẩu ước đạt 47- 48 tỷ USD.Tuy nhiên, theo ông Tùng, cuộc cách mạng chuyển đổi xanh và chuyển đổi số trong sản xuất hiện nay đang tạo áp lực kép, buộc doanh nghiệp phải tiến hành đồng thời cả hai, hoặc chấp nhận bị đào thải.Nhà mua hàng hiện nay không phải chỉ khuyến khích mà đã yêu cầu các nhà máy tham gia chuỗi cung ứng phải đạt tiêu chuẩn xanh. Do đó, doanh nghiệp buộc phải đầu tư thay đổi máy móc, công nghệ, hệ thống quản trị với chi phí không nhỏ, trong khi giá bán sản phẩm lại không tăng, thậm chí giá xuất khẩu sang Mỹ còn đang giảm 5%. Để tăng trưởng 10%, doanh nghiệp cần đầu tư nhiều hơn vào cải tiến, tài chính, nhân lực và chuyển đổi số.Theo ông Tùng, Việt Nam hiện chỉ xếp sau Trung Quốc trong xuất khẩu hàng dệt may sang Mỹ. Khi Mỹ áp thuế cao hơn với hàng dệt may nhập khẩu từ Trung Quốc, hàng dệt may Việt Nam có nhiều lợi thế hơn. Việt Nam cũng là khách hàng lớn nhất của ngành bông Mỹ. Sau Brazil và Úc, bông Mỹ là một trong những ưu tiên của ngành dệt may Việt Nam để phục vụ cho các nhà máy kéo sợi.Song, trong bối cảnh Mỹ dùng công cụ thuế để kiểm soát nhập khẩu từ Trung Quốc, nếu xuất khẩu Việt Nam sang Mỹ tăng quá nhanh cũng sẽ tiềm ẩn rủi ro.Các doanh nghiệp và cơ quan quản lý Việt Nam cần cảnh giác, ngăn chặn tình trạng chuyển tải hàng hoá nhằm gian lận xuất xứ, lẩn tránh thuế. Đây là vấn đề vĩ mô, đòi hỏi Chính phủ và các bộ ngành phải kiểm soát chặt để bảo vệ ngành sản xuất, xuất khẩu chủ lực của đất nước.
https://kevesko.vn/20241212/vung-amur-gui-lo-dau-nanh-thu-nghiem-dau-tien-ve-viet-nam-33496978.html
https://kevesko.vn/20241111/viet-nam-nhap-khau-hang-tram-nghin-tan-bong-tu-brazil-32852147.html
https://kevesko.vn/20240822/bangladesh-co-van-de-nhung-chua-chac-viet-nam-duoc-loi--31489783.html
Sputnik Việt Nam
moderator.vn@sputniknews.com
+74956456601
MIA „Rossiya Segodnya“
2024
Sputnik Việt Nam
moderator.vn@sputniknews.com
+74956456601
MIA „Rossiya Segodnya“
tin thời sự
vn_VN
Sputnik Việt Nam
moderator.vn@sputniknews.com
+74956456601
MIA „Rossiya Segodnya“
https://cdn.img.kevesko.vn/img/07e7/08/0a/24614413_0:0:1280:960_1920x0_80_0_0_e49edde0f2ca90d2996d129f46c8c957.jpgSputnik Việt Nam
moderator.vn@sputniknews.com
+74956456601
MIA „Rossiya Segodnya“
việt nam, nga, ngành dệt may, công nghiệp, xuất khẩu, kinh tế, hợp tác nga-việt, doanh nghiệp
việt nam, nga, ngành dệt may, công nghiệp, xuất khẩu, kinh tế, hợp tác nga-việt, doanh nghiệp
Đáng chú ý, kim ngạch xuất khẩu hàng dệt may của Việt Nam vào Liên bang Nga đã có bước nhảy vọt, từ con số rất nhỏ tăng lên đến gần 1 tỷ USD năm 2024.
Bất ngờ về kim ngạch xuất khẩu sang Nga
TTXVN dẫn lời ông Vũ Đức Giang, Chủ tịch Hiệp hội Dệt may Việt Nam (Vitas) cho biết, nhìn chung trong năm 2024, sức tiêu dùng hàng dệt may toàn cầu không tăng, nhưng xuất khẩu dệt may Việt Nam vẫn đạt kết quả tích cực.
Sau một số biến động địa chính trị, từ giữa năm 2024, chuỗi cung ứng dệt may có xu hướng dịch chuyển sang các địa điểm ổn định hơn. Nhờ lợi thế năng lực sản xuất và điều kiện chính trị - xã hội ổn định, Việt Nam được nhiều nhà mua hàng dệt may lựa chọn làm nguồn cung ứng thay thế.
Chủ tịch Vitas cho biết, các đơn hàng dịch chuyển về số lượng nhưng hầu như không tăng về giá trong thời gian qua. Để nhận được các đơn hàng đó,
doanh nghiệp Việt Nam đã phải chuẩn bị, thích ứng bằng cách đổi mới công nghệ. Nhiều doanh nghiệp dệt may đã đầu tư máy móc, thiết bị hiện đại, tự động hóa nhằm nâng cao năng suất, cắt giảm chi phí lao động; đáp ứng tiêu chuẩn chất lượng và yêu cầu giao hàng nhanh hơn.
Nỗ lực đa dạng hóa thị trường, đối tác khách hàng và sản phẩm xuất khẩu của doanh nghiệp Việt Nam đã gặt hài kết quả tốt. Đến nay, hàng dệt may Việt Nam đã xuất khẩu sang hơn 100 thị trường quốc tế. Ngoài những khách hàng truyền thống như Mỹ, EU, Nhật Bản, Trung Quốc, khối CPTPP và các nước Asean, hàng dệt may Việt Nam còn tiến vào các thị trường mới như châu Phi, Trung Đông…
Các FTA cũng mang đến lợi thế đặc biệt, mở ra thị trường rộng lớn cho sản phẩm dệt may Việt Nam. Đáng chú ý, với Hiệp định thương mại tự do Việt Nam – Liên minh Kinh tế Á – Âu (VN-EAEU FTA), kim ngạch xuất khẩu hàng dệt may của Việt Nam vào Liên bang Nga đã có bước nhảy vọt, từ con số rất nhỏ tăng lên đến gần 1 tỷ USD trong năm nay.
Theo báo cáo của Công ty Chứng khoán SSI, Việt Nam sẽ tiếp tục hưởng lợi từ việc dịch chuyển các đơn đặt hàng từ Trung Quốc, nhờ chi phí lao động thấp hơn nước này, cũng như mức thuế mà Mỹ áp dụng với hàng nhập khẩu Việt Nam thấp hơn hàng Trung Quốc. Việt Nam còn có lợi thế về lao động có tay nghề cao hơn
Ấn Độ và Bangladesh.
Giới chuyên gia nhận định, với việc ông Donald Trump quay lại Nhà Trắng, các chính sách thương mại của Mỹ dự kiến sẽ thay đổi theo xu hướng tăng thuế suất để kiểm soát hàng hoá nhập khẩu. Vì lẽ đó, các nhà phân phối có thể sẽ đẩy nhanh tiến độ mua hàng từ nay đến nửa đầu năm 2025, trước khi có biến động về mức thuế. Số lượng đơn hàng của các công ty dệt may Việt Nam sẽ tăng mạnh trong những tháng tiếp theo.
Thay đổi để thích ứng hay chấp nhận rời khỏi cuộc chơi
Theo đánh giá của Vitas, những kết quả đạt được trong năm 2024 cùng tín hiệu khá tích cực của thị trường là cơ sở để ngành dệt may Việt Nam mạnh dạn đặt mục tiêu tăng trưởng xuất khẩu cao hơn trong năm 2025, ở mức 47 - 48 tỷ USD. Đến nay, nhiều doanh nghiệp đã ký kết đơn hàng cho quý I/2025 và đang tiếp tục đàm phán cho quý II/2025.
Dù vậy, ngành dệt may cũng sẽ đối mặt với không ít khó khăn. Ông Phạm Văn Việt, Chủ tịch HĐQT Công ty Việt Thắng Jean cho rằng, một thách thức rõ ràng nhất là các nhãn hàng thay đổi phương án mua hàng rất nhanh. Dù đơn hàng đã đàm phán, nhưng chỉ cần sức mua chững lại 1-2 tuần, các nhãn hàng sẽ có thể yêu cầu doanh nghiệp ngưng sản xuất.
Bên cạnh đó, các thương hiệu hiện ít đặt đơn hàng số lượng lớn mà thường chọn cách chia nhỏ đơn hàng, yêu cầu giao nhanh trong thời gian ngắn. Doanh nghiệp muốn có đơn hàng thường xuyên và giữ chân khách mua phải chấp nhận các yêu cầu ngày càng cao.
Các hiệp định thương mại tự do thế hệ mới làm giảm hàng rào thuế quan nhưng cũng dẫn đến đòi hỏi khắt khe hơn về xuất xứ sợi, vải, trong khi Việt Nam vẫn phụ thuộc nhiều vào nguồn xơ sợi, vải nhập khẩu, đặc biệt là nguồn nguyên liệu nhập từ
Trung Quốc.
Ông Việt cho hay, trong nhiều năm qua, dệt may Việt Nam đã nỗ lực nâng cao tỷ lệ nội địa hoá nguyên, phụ liệu nhưng vẫn phải nhập khẩu khá nhiều. Riêng doanh nghiệp Việt Thắng Jean của ông cũng đang nhập khẩu 30-35% nguyên liệu từ Trung Quốc, dẫn đến một số sản phẩm đối diện nguy cơ bị Hoa Kỳ đánh thuế. Để thích nghi với bối cảnh mới, doanh nghiệp phải tích cực tìm nguồn cung nguyên liệu thay thế từ Ấn Độ, Pakistan, Indonesia… cho đơn hàng đi Mỹ; cũng như chuyển đổi nguyên liệu Trung Quốc cho đơn hàng ở các thị trường khác.
Về phần mình, ông Trần Như Tùng, Chủ tịch HĐQT Công ty Cổ phần Dệt may - Đầu tư - Thương mại Thành Công, Phó Chủ tịch Vitas dự báo, sang năm 2025, ngành dệt may vẫn duy trì được mức tăng trưởng khoảng 10%, với kim ngạch xuất khẩu ước đạt 47- 48 tỷ USD.
Tuy nhiên, theo ông Tùng, cuộc cách mạng chuyển đổi xanh và chuyển đổi số trong sản xuất hiện nay đang tạo áp lực kép, buộc doanh nghiệp phải tiến hành đồng thời cả hai, hoặc chấp nhận bị đào thải.
Nhà mua hàng hiện nay không phải chỉ khuyến khích mà đã yêu cầu các nhà máy tham gia chuỗi cung ứng phải đạt tiêu chuẩn xanh. Do đó, doanh nghiệp buộc phải đầu tư thay đổi máy móc, công nghệ, hệ thống quản trị với chi phí không nhỏ, trong khi giá bán sản phẩm lại không tăng, thậm chí giá xuất khẩu sang Mỹ còn đang giảm 5%. Để tăng trưởng 10%, doanh nghiệp cần đầu tư nhiều hơn vào cải tiến, tài chính, nhân lực và chuyển đổi số.
Theo ông Tùng, Việt Nam hiện chỉ xếp sau Trung Quốc trong xuất khẩu hàng dệt may sang Mỹ. Khi Mỹ áp thuế cao hơn với hàng dệt may
nhập khẩu từ Trung Quốc, hàng dệt may Việt Nam có nhiều lợi thế hơn. Việt Nam cũng là khách hàng lớn nhất của ngành bông Mỹ. Sau Brazil và Úc, bông Mỹ là một trong những ưu tiên của ngành dệt may Việt Nam để phục vụ cho các nhà máy kéo sợi.
Song, trong bối cảnh Mỹ dùng công cụ thuế để kiểm soát nhập khẩu từ Trung Quốc, nếu xuất khẩu Việt Nam sang Mỹ tăng quá nhanh cũng sẽ tiềm ẩn rủi ro.
Các doanh nghiệp và cơ quan quản lý Việt Nam cần cảnh giác, ngăn chặn tình trạng chuyển tải hàng hoá nhằm gian lận xuất xứ, lẩn tránh thuế. Đây là vấn đề vĩ mô, đòi hỏi Chính phủ và các bộ ngành phải kiểm soát chặt để bảo vệ ngành sản xuất, xuất khẩu chủ lực của đất nước.