Vì sao Việt Nam phải cam kết không tử hình tội phạm dẫn độ?

© Depositphotos.com / AlbundNhà tù
Nhà tù  - Sputnik Việt Nam, 1920, 18.12.2024
Đăng ký
Việt Nam không thể mang pháp luật Việt Nam để yêu cầu nước ngoài áp dụng. Nếu Việt Nam không đưa ra cam kết không tử hình, các nước có thể sẽ từ chối dẫn độ và trả tự do cho đối tượng bị yêu cầu dẫn độ.
Bộ Công an cho rằng, việc cam kết không tử hình tội phạm là cần thiết bởi mục tiêu cao nhất là bắt bằng được tội phạm về để trừng trị trước pháp luật thay vì để chúng nhởn nhơ, không bị trừng phạt vì tội ác đã gây ra.

Lo bất bình đẳng

Bộ Công an đang xây dựng dự án luật Dẫn độ. Đây là một trong 4 dự án luật được tách ra từ luật Tương trợ tư pháp năm 2007.
Trước đó, theo Bộ Công an, dẫn độ góp phần giải quyết các vụ án hình sự mà tội phạm đã bỏ trốn ra nước ngoài, hoặc từ nước ngoài vào Việt Nam. Trong khi đó, Luật Tương trợ tư pháp của Việt Nam năm 2007 đã bộ lộ nhiều hạn chế và không tương thích với quy định của các nước, gây ra nhiều khó khăn.
Cơ quan soạn thảo cũng đã có báo cáo giải trình ý kiến của các bộ, ngành. Trong đó, nội dung nhận được nhiều sự quan tâm là trình tự, thủ tục đưa ra cam kết không thi hành hình phạt tử hình.
Còng tay - Sputnik Việt Nam, 1920, 08.10.2023
Tội phạm VN trốn ra nước ngoài né tử hình, Bộ Công an đề xuất Luật Dẫn độ
“Nếu phía nước ngoài yêu cầu, Bộ Công an sẽ phối hợp với các bộ, ngành liên quan báo cáo Chủ tịch nước về việc xem xét, quyết định cam kết không thi hành hình phạt tử hình đối với người bị yêu cầu dẫn độ trong từng trường hợp cụ thể”, - quy định tại dự thảo lưu ý.
Trên cơ sở quyết định của Chủ tịch nước, Bộ Công an cũng sẽ thay mặt Nhà nước Việt Nam đưa ra thông báo về nội dung liên quan đến cam kết không thi hành hình phạt tử hình với người bị yêu cầu dẫn độ theo quy định của điều ước quốc tế về dẫn độ mà Việt Nam và nước yêu cầu đưa ra cam kết là thành viên.
Trường hợp Việt Nam và nước yêu cầu đưa ra cam kết không thi hành hình phạt tử hình chưa ký kết điều ước quốc tế về dẫn độ thì Bộ Ngoại giao sẽ thay mặt Nhà nước Việt Nam đưa ra thông báo về nội dung liên quan đến cam kết không thi hành hình phạt tử hình đối với người bị yêu cầu dẫn độ theo nguyên tắc “có đi có lại”.
Góp ý, Bộ Tư pháp nhận định việc cam kết không thi hành hình phạt tử hình có thể tạo ra “bất bình đẳng” trong thi hành pháp luật.
Hai vụ án có cùng tình tiết, người phạm tội cùng bị kết án tử hình, nhưng người phạm tội đang ở trong nước thì không được xem xét miễn thi hành hình phạt tử hình.
Mặt khác, thi hành hình phạt tử hình có liên quan đến bộ luật Hình sự, bộ luật Tố tụng hình sự, luật thi hành án hình sự, thẩm quyền của Chủ tịch nước và tính độc lập xét xử của tòa án.
Bị cáo Trương Mỹ Lan tại phiên toà. - Sputnik Việt Nam, 1920, 03.12.2024
Tuyên y án tử hình bà Trương Mỹ Lan, chồng và cháu gái được giảm án
Bộ Tư pháp nêu quan điểm, dự thảo luật cần quy định về căn cứ, điều kiện đảm bảo xử lý những trường hợp đặc biệt này.
Cục Đối ngoại (V02, Bộ Công an) cũng đề nghị nghiên cứu kỹ, cân nhắc về tác động của quy định tại dự thảo đối với tính thống nhất và toàn vẹn của hệ thống pháp luật cũng như khả năng các đối tượng đặc biệt nghiêm trọng lợi dụng để gây khó khăn, phức tạp trong phòng ngừa, truy bắt.

Phải bắt bằng được tội phạm

Thực tế, trình tự, thủ tục đưa ra cam kết không thi hành hình phạt tử hình là một vấn đề phức tạp, chưa được quy định trong Luật Tương trợ tư pháp. Do đó, trong dự thảo Luật Dẫn độ dự kiến lần đầu tiên đề cập quy định về thủ tục này.
Giải trình về các ý kiến, cơ quan chủ trì soạn thảo cho biết hiện nay nhiều nước trên thế giới, đặc biệt là các nước châu Âu đã xóa bỏ hình phạt tử hình.
Khi Việt Nam yêu cầu dẫn độ với tội phạm có khung hình phạt cao nhất là tử hình, các nước này đều yêu cầu phải đưa ra cam kết không áp dụng hoặc nếu áp dụng thì không thi hành hình phạt tử hình.
“Nếu Việt Nam không đưa ra cam kết, họ sẽ từ chối dẫn độ và trả tự do cho đối tượng bị yêu cầu dẫn độ”, - cơ quan chủ trì soạn thảo bày tỏ.
Trên cơ sở đó, cơ quan chủ trì soạn thảo cho rằng, mục tiêu cao nhất của cơ quan thực thi pháp luật là bắt bằng được người thực hiện hành vi phạm tội bỏ trốn ở nước ngoài về Việt Nam để trừng trị trước pháp luật.
Tòa án  - Sputnik Việt Nam, 1920, 19.11.2024
Tử hình Quân idol
Để làm được điều đó phải cần sự hợp tác của nước ngoài, hồ sơ yêu cầu dẫn độ của Việt Nam phải tuân thủ pháp luật nước ngoài.
“Việt Nam không thể mang pháp luật Việt Nam để yêu cầu nước ngoài áp dụng”, - Bộ Công an nhấn mạnh.
Cơ quan soạn thảo cũng nêu rõ: “Cần phải đặt trong bối cảnh hoặc là bắt được đối tượng về chịu án chung thân (tối đa) hoặc không bắt được đối tượng về để xét xử, đối tượng không bị trừng phạt về tội ác đã gây ra”.
Từ những căn cứ trên, việc quy định trình tự, thủ tục đưa ra cam kết không thi hành hình phạt tử hình trong dự thảo luật Dẫn độ - theo Bộ Công an - là cần thiết.
Quy định này về thực chất nhằm góp phần bảo đảm nguyên tắc bình đẳng: tất cả tội phạm phải bị trừng phạt theo quy định pháp luật.
Điểm cần lưu ý là chỉ xem xét áp dụng với từng trường hợp cụ thể, có tính chất đặc biệt nghiêm trọng, có tính toán toàn diện các yếu tố để đạt được các yêu cầu về chính trị, pháp luật, kinh tế.
Tòa án  - Sputnik Việt Nam, 1920, 16.11.2024
Y án tử hình cựu thủ quỹ Trường Đại học Bách khoa Đà Nẵng
Theo pháp luật hiện hành, chỉ có Chủ tịch nước có thẩm quyền quyết định việc ân giảm án tử hình.
Vì vậy, dự thảo luật đã xây dựng theo hướng này, còn trình tự, thủ tục cụ thể sẽ do Chính phủ, TAND tối cao, Viện Kiểm sát nhân dân Tối cao phối hợp hướng dẫn.
Dự thảo luật cũng nêu 5 nguyên tắc dẫn độ, gồm: tôn trọng độc lập, chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ; không can thiệp vào công việc nội bộ của nhau; bình đẳng và các bên cùng có lợi; phù hợp với Hiến pháp, pháp luật của Việt Nam và điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên; đảm bảo "không xét xử hai lần về cùng một tội phạm"...
Ngoài ra, dự thảo quy định nhiều nội dung chưa từng xuất hiện trong Luật Tương trợ Tư pháp 2007 như về trình tự thủ tục "bắt khẩn cấp" để dẫn độ theo các điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên hay dẫn độ đơn giản.
Theo báo cáo của Bộ Công an sau 15 năm triển khai thực hiện Luật Tương trợ Tư pháp, tính đến tháng 10/2024, Công an các đơn vị, địa phương đã đề nghị hướng dẫn việc lập yêu cầu dẫn độ đối với 128 đối tượng truy nã bỏ trốn ra nước ngoài.
Ngày 14-02, Cơ quan Cảnh sát điều tra Công an TP.HCM đã ra quyết định khởi tố vụ án, khởi tố bị can, ra lệnh bắt bị can để tạm giam đối với Nguyễn Đăng Khoa (25 tuổi, ngụ TP Thủ Đức) về tội Cướp tài sản, Giết người, Hiếp dâm - Sputnik Việt Nam, 1920, 09.07.2024
Vụ án mạng, hiếp dâm thi thể chiều 29 Tết: Tử hình Nguyễn Đăng Khoa
Qua đó, Bộ Công an đã gửi 98 hồ sơ yêu cầu dẫn độ đến các cơ quan có thẩm quyền quốc tế, bao gồm 70 yêu cầu theo các hiệp định song phương và 28 yêu cầu theo nguyên tắc có đi có lại.
Đến nay, 16 đối tượng đã được dẫn độ về Việt Nam; phía nước ngoài đã từ chối dẫn độ 18 đối tượng và 2 yêu cầu đã kết thúc vì đối tượng bị yêu cầu dẫn độ đã qua đời hoặc bị bắt khi trở về Việt Nam.
Bộ Công an vẫn tích cực đôn đốc các quốc gia đối tác giải quyết các yêu cầu dẫn độ còn lại.
Tin thời sự
0
Để tham gia thảo luận
hãy kích hoạt hoặc đăng ký
loader
Phòng chat
Заголовок открываемого материала