Mỹ cần bớt o ép Việt Nam

© AP Photo / Luong Thai Linh/PoolTổng thống Donald Trump tại Việt Nam
Tổng thống Donald Trump tại Việt Nam - Sputnik Việt Nam, 1920, 21.12.2024
Đăng ký
Việt Nam tiếp tục có 1 năm ngoại giao kinh tế thành công, nhất là ngoại giao về công nghệ, bán dẫn, đổi mới sáng tạo… một loạt các tập đoàn lớn từ Apple, Intel, Google, NVIDIA, Samsung, LG, đến Cadence, Qorvo, Marvell, Siemens…tiến vào mở rộng đầu tư và hợp tác với Việt Nam.
Tuy nhiên, trong bối cảnh tình hình quốc tế ngày càng phức tạp, đặc biệt là sự thay đổi chính quyền tại Hoa Kỳ với việc Trump lên nắm quyền, ngành ngoại giao cần tập trung vào nhiệm vụ vụ vận động Mỹ đưa Việt Nam ra khỏi nhóm hạn chế xuất khẩu về công nghệ và sớm công nhận Việt Nam là nền kinh tế thị trường.

Vận động Mỹ sớm công nhận Việt Nam có nền kinh tế thị trường

Phát biểu tại Hội nghị với các Đại sứ, Trưởng cơ quan đại diện Việt Nam ở nước ngoài tổng kết công tác ngoại giao kinh tế năm 2024 và triển khai nhiệm vụ trọng tâm năm 2025 hôm qua, Thủ tướng Phạm Minh Chính đánh giá, thời gian tới, tình hình quốc tế sẽ ngày càng phức tạp, đan xen cơ hội và thách thức, trong đó mặt thách thức vẫn nổi trội.
“Do đó, cần quyết tâm cao, nỗ lực lớn, hành động quyết liệt, có trọng tâm, trọng điểm, tạo đột phá về ngoại giao kinh tế”, - người đứng đầu Chính phủ nói.
Lãnh đạo Chính phủ nghiêm túc giao nhiệm vụ cụ thể cho các Đại sứ, Trưởng cơ quan Việt Nam tại nước ngoài các nhiệm vụ quan trọng như vận động Mỹ đưa Việt Nam ra khỏi nhóm hạn chế xuất khẩu về công nghệ và sớm công nhận Việt Nam là nền kinh tế thị trường.
Nhiệm vụ được Thủ tướng Phạm Minh Chính nêu ra vô cùng có ý nghĩa khi Mỹ luôn tìm cách để o ép những quốc gia yếu thế hơn bằng nhiều biện pháp kinh tế, chính trị, ngoại giao và các lệnh hạn chế xuất khẩu công nghệ hay thông qua việc không thừa nhận nền kinh tế thị trường dù Việt Nam đã đáp ứng đủ, thậm chí là tốt hơn cả 6 tiêu chuẩn của Mỹ.
Ngành ngoại giao cũng cần hoàn thành nhiệm vụ thúc đẩy hợp tác với Trung Quốc trong phát triển kinh tế cửa khẩu, kết nối giao thông, nhất là kết nối đường sắt; hợp tác với các nước Trung Đông xây dựng Trung tâm Tài chính Quốc tế tại TPHCM, phối hợp với các bộ ngành gỡ thẻ vàng IUU của EC…
Thành phố Hồ Chí Minh - Sputnik Việt Nam, 1920, 18.12.2024
Tổng kết 2024 và Dự báo 2025
‘Ngọn gió đông’ và dự báo bất ngờ về kinh tế Việt Nam
Ông lưu ý, năm 2025 có rất nhiều việc – vừa là năm bứt tốc, hoàn thành các mục tiêu phát triển của giai đoạn 2021-2025; vừa phải tích cực sắp xếp tổ chức, bộ máy và tổ chức các ngày kỷ niệm trọng đại của đất nước; vừa chuẩn bị tốt tổ chức Đại hội Đảng các cấp, tiến tới Đại hội lần thứ XIV của Đảng, mở ra kỷ nguyên mới, kỷ nguyên vươn mình của dân tộc.
Để vươn tới mục tiêu thu nhập trung bình cao cho người dân vào năm 2030 và thu nhập cao vào năm 2045 thì tốc độ tăng trưởng kinh tế của Việt Nam phải đạt 8% trong năm 2025 và đạt hai con số trong giai đoạn phát triển sắp tới.
Do đó, ngoại giao kinh tế cần có đóng góp nhiều hơn để thực hiện mục tiêu này. Thời gian tới, công tác ngoại giao kinh tế của Việt Nam phải tập trung thúc đẩy ký kết các khuôn khổ pháp lý như các FTA, IPA, CEPA…; đánh giá tiềm năng khác biệt, cơ hội nổi trội, lợi thế cạnh tranh của ta và các đối tác để xác định những vấn đề có thể hợp tác, bổ trợ và cạnh tranh nhau; thúc đẩy kết nối doanh nghiệp Việt Nam với doanh nghiệp các nước.
Ngoại giao kinh tế là động lực mới, quan trọng, Thủ tướng yêu cầu phải làm mới các động lực tăng trưởng truyền thống là xuất khẩu, đầu tư, tiêu dùng; thúc đẩy các động lực tăng trưởng mới như kinh tế xanh, kinh tế số, kinh tế tuần hoàn, kinh tế tri thức, kinh tế chia sẻ, kinh tế ban đêm; tập trung xây dựng thương hiệu cho sản phẩm, dịch vụ Việt Nam; xúc tiến thương mại, đầu tư thực chất, hiệu quả hơn; phát triển thị trường cạnh tranh bền vững; đa dạng hoá sản phẩm, đa dạng hoá thị trường, đa dạng hoá chuỗi cung ứng.
Hà Nội - Sputnik Việt Nam, 1920, 17.12.2024
Việt Nam vào top các nền kinh tế lớn nhất châu Á
Người đứng đầu Chính phủ yêu cầu đẩy mạnh ngoại giao công nghệ, ngoại giao trà, ngoại giao tôm…; đặc biệt là mở rộng hợp tác về công nghệ, nhất là chuyển giao công nghệ như chip bán dẫn, trí tuệ nhân tạo; hợp tác khai thác không gian vũ trụ, không gian biển, không gian ngầm…
Đồng thời, Thủ tướng lưu ý cần tiếp tục đổi mới chính sách visa để tạo thuận lợi hơn cho thu hút đầu tư và du lịch.

Ngoại giao kinh tế Việt Nam “thắng giòn giã”

Năm 2024, có khoảng 60 hoạt động đối ngoại quan trọng của lãnh đạo Đảng, Nhà nước, nổi bật là các chuyến thăm của Thủ tướng Chính phủ tới Ấn Độ, Australia, New Zealand, Hàn Quốc, UAE, Qatar, Saudi Arabia, Hungary, Romania, Dominica; tại Trung Quốc, Nga... Hơn 170 thỏa thuận hợp tác đã được ký kết.
Quan hệ đối ngoại của Việt Nam tiếp tục được mở rộng, nâng tầm, nâng cấp. Việt Nam đã thúc đẩy làm mới các động lực tăng trưởng truyền thống về thương mại, đầu tư, du lịch, lao động với các thị trường lớn, các đối tác đầu tư chủ chốt, quan trọng, nhất là khu vực Đông Bắc Á; châu Mỹ, Ấn Độ, Trung Đông; nhất là với Trung Quốc, Hàn Quốc, Nhật Bản…
Hoạt động ngoại giao kinh tế, nhất là ngoại giao về công nghệ, bán dẫn, đổi mới sáng tạo… được thúc đẩy với các đối tác chủ chốt, các tập đoàn lớn. Trong đó, các tập đoàn Apple, Intel, Google, NVIDIA, Samsung, LG, Cadence, Qorvo, Marvell, Siemens…đã đầu tư, mở rộng đầu tư và hợp tác với Việt Nam.
Với các thị trường còn nhiều dư địa như khu vực Mỹ Latinh, Trung Đông - châu Phi, Trung Đông Âu, Việt Nam đã thúc đẩy ngoại giao kinh tế với các đối tác quan trọng như Chile, Argentina, Peru, Hungary, Romania, UAE, Qatar... để thúc đẩy các hướng đi mới như phát triển ngành Halal…
Thủ tướng dự Hội nghị Thượng đỉnh Kinh doanh Việt Nam-Hoa Kỳ năm 2024 - Sputnik Việt Nam, 1920, 27.11.2024
Việt Nam giục Mỹ sớm công nhận nền kinh tế thị trường
Việt Nam đã nâng tổng số các hiệp định thương mại tự do (FTA) ký kết và tham gia lên 17; đẩy mạnh triển khai các FTA đã ký kết, tích cực tháo gỡ các rào cản thị trường, qua đó góp phần phục hồi, tăng trưởng xuất khẩu; tập trung tháo gỡ vướng mắc kỹ thuật khi triển khai Hiệp định thương mại tự do giữa Việt Nam và Liên minh châu Âu (EVFTA), vận động các thành viên EU về Hiệp định bảo hộ đầu tư (EVIPA), gỡ thẻ vàng IUU đối với thủy sản Việt Nam, đề nghị Hoa Kỳ đưa Việt Nam ra khỏi nhóm D1-D3 và sớm công nhận Việt Nam là nền kinh tế thị trường.
Thương mại với nhiều thị trường truyền thống và số thị trường tiềm năng ở Trung Đông và Mỹ Latin tăng trưởng tích cực, trong đó xúc tiến đàm phán các FTA với Khối thị trường chung Nam Mỹ (MERCOSUR), Hiệp hội mậu dịch tự do châu Âu, FTA ASEAN - Canada…
Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính chúc mừng, hoan nghênh những kết quả tích cực trong công tác ngoại giao kinh tế, là điểm sáng trong công tác đối ngoại, đóng góp quan trọng vào những thành tựu phát triển kinh tế - xã hội của đất nước, với 15/15 chỉ tiêu đạt và vượt.
Việt Nam dự kiến tăng trưởng khoảng trên 7%, thu hút FDI 11 tháng tăng 12,4% đạt 31,4 tỷ, với số giải ngân đạt 21,7 tỷ USD, cao nhất trong nhiều năm vừa qua; kim ngạch xuất nhập khẩu trên dưới 800 tỷ USD…
Thủ tướng ghi nhận ngoại giao kinh tế thực sự trở thành nội hàm then chốt trong tất cả các hoạt động đối ngoại, đặc biệt là đối ngoại cấp cao; sự chuyển biến về tư duy, cách làm.
Thủ tướng Chính phủ khẳng định, công tác ngoại giao kinh tế ngày càng thực chất hơn và bài bản hơn, với “3 rõ”: Kết quả rõ, sản phẩm rõ, đóng góp rõ cho phát triển kinh tế - xã hội đất nước.
Tổng thống Mỹ Donald Trump trước quốc kỳ Việt Nam - Sputnik Việt Nam, 1920, 09.11.2024
Chính sách của Trump liệu có giáng đòn vào nền kinh tế Việt Nam?
Một số kết quả cụ thể "cân, đong, đo, đếm" được, lượng hoá được gồm thu hút các tập đoàn, công ty sản xuất chip vào Việt Nam, đặc biệt là NVIDIA; mở rộng thị trường xuất khẩu nông sản, kim ngạch xuất khẩu nông sản đạt cao kỷ lục; phát triển mạnh du lịch, kéo theo đó là ngành hàng không phát triển; xuất siêu lớn…
Lòng tin của các đối tác được tăng lên; xung lực hợp tác từ các chuyến thăm cấp cao được các bộ, ngành, doanh nghiệp tận dụng hiệu quả hơn. Nhiều thị trường mới được khai thác như Trung Đông, thị trường Halal, thị trường sang Nam Mỹ.
Tin thời sự
0
Để tham gia thảo luận
hãy kích hoạt hoặc đăng ký
loader
Phòng chat
Заголовок открываемого материала