Đòn thuế quan của Trump giúp ngành tỷ đô Việt Nam cạnh tranh với Trung Quốc?

© AP Photo / Hau DinhNgành dệt may tại Việt Nam
Ngành dệt may tại Việt Nam - Sputnik Việt Nam, 1920, 25.12.2024
Đăng ký
Theo đại diện Vinatex, năm 2024, ngành dệt may Việt Nam dự kiến xuất khẩu xấp xỉ đạt 44 tỷ USD, đứng thứ 2 thế giới, sau Trung Quốc.
Đặc biệt, khi Trump làm Tổng thống, hàng dệt may của Trung Quốc xuất khẩu vào Mỹ có thể phải chịu 60% thuế và các loại phí khác, có thể giúp dệt may Việt Nam giành lại thị phần tốt hơn tại Mỹ nếu làm tốt.

Việt Nam là quốc gia xuất khẩu dệt may lớn thứ 2 thế giới

Hôm nay 25/12, Tập đoàn Dệt may Việt Nam (Vinatex) tổ chức họp thông tin về hoạt động sản xuất kinh doanh năm 2024 và triển khai năm 2025.
Tại cuộc họp báo, ông Cao Hữu Hiếu, Tổng giám đốc Vinatex báo tin vui cho biết, đến nay các doanh nghiệp dệt may của Việt Nam đã tận dụng thị trường và có đơn hàng đến hết quý I, thậm chí quý II/2025.
Đáng chú ý, theo ông Hiếu, Việt Nam đã đạt tốc độ tăng trưởng tốt nhất, với mức trên 10% và dự kiến đến cuối năm 2024 tổng kim ngạch xuất khẩu sẽ cán đích gần 44 tỷ USD.
Với kết quả này, Việt Nam đứng thứ hai thế giới về xuất khẩu dệt may, sau Trung Quốc, vượt trên Bangladesh.
Ngành dệt may tại Việt Nam - Sputnik Việt Nam, 1920, 24.12.2024
“Ngành nhạy cảm” nhất của Việt Nam có thể bị Trump nhắm tới
Trung Quốc có tổng kim ngạch xuất khẩu trong 11 tháng là 273,4 tỷ USD, chỉ tăng 2%; Bangladesh tăng trưởng xuất khẩu giảm và chỉ xuất được 27,7 tỷ USD.
Với ngành dệt may Việt Nam, 6 tháng đầu năm 2024 thị trường tuy có khá hơn nhưng vẫn là mạch trầm lắng khó khăn của 2023 kéo dài.
Trong 6 tháng cuối năm đơn hàng vào Việt Nam tăng đột biến do những biến động chính trị bất ngờ tại các quốc gia cạnh tranh.
Một trong những nguyên nhân gây nên tình trạng thiếu lao động là Việt Nam đã mở thêm được các thị trường lao động mới, bên cạnh thị trường truyền thống, như: Nhật Bản, Hàn Quốc, Đài Loan. Theo đó, một lượng lao động dệt may đã lựa chọn đi xuất khẩu lao động.
Vượt qua một năm nhiều khó khăn, tập đoàn và ngành dệt may vẫn giữ được đà tăng trưởng và không có đơn vị nào bị lỗ.
“Các doanh nghiệp ngành may giữ được đà tăng trưởng với hiệu quả sản xuất kinh doanh cải thiện rõ rệt từ quý III/2024, không có đơn bị nào bị lỗ. Ngành sợi đã giảm tới 90% số lỗ so với 2023, tuy nhiên vẫn phải đối mặt với khó khăn kéo dài dẫn đến sản xuất kinh doanh chưa có hiệu quả”, theo ông Hiếu.
Riêng với Vinatex, doanh thu hợp nhất ước đạt 18.100 tỷ đồng, tăng 2,8%. Lợi nhuận hợp nhất ước đạt 740 tỷ đồng, tăng 37,5% so với năm 2023. Thu nhập bình quân của người lao động đạt 10,3 triệu đồng/tháng, tăng 8,9%.
Doanh nghiệp dệt may Việt Nam - Sputnik Việt Nam, 1920, 16.12.2024
Bất ngờ kim ngạch dệt may Việt Nam sang Nga năm 2024
Năm 2024, Vinatex đã tập trung khai thác thị trường mới, thị trường ngách bằng các sản phẩm đặc biệt, kỹ thuật cao như vải và trang phục chống cháy (hợp tác kinh doanh với Tập đoàn COATS, Vương Quốc Anh), nghiên cứu phát triển các loại sợi lõi Filament, sợi pha mới; triển khai triệt để hệ thống quản trị nguồn lực doanh nghiệp trên nền tảng số (ERP).
Đồng thời, Vinatex cũng nỗ lực đáp ứng yêu cầu xanh hóa ngành dệt may như: tổ chức hội nghị, hội thảo về phát triển bền vững, báo cáo ESG (môi trường, xã hội và quản trị); chỉ đạo đầu tư thêm nhà máy xử lý nước thải số 2 công suất 8.000 m3/ngày đêm bên cạnh Nhà máy xử lý nước thải số 1 công suất 10.000 m3/ngày đêm cho ngành dệt nhuộm tại Khu công nghiệp Dệt May Phố Nối Hưng Yên, hướng tới xây dựng khu công nghiệp dệt may xanh kiểu mẫu tại khu vực phía Bắc.
Vinatex đẩy mạnh việc đổi mới cách thức quản lý, đánh giá người đại diện vốn tại các doanh nghiệp, qua đó tạo mạng lưới kết nối giữa các đơn vị trong Tập đoàn thông qua người đại diện vốn nhằm chia sẻ thông tin thị trường, kinh nghiệm quản trị. Đặc biệt, Tập đoàn kiên trì chiến lược liên kết chuỗi vì mọi nhận định đều cho thấy hoạt động theo chuỗi có hiệu quả rõ rệt hơn.
Công tác dự báo thị trường được thực hiện thường xuyên, kịp thời; quản trị sản xuất và hệ thống hoạt động tích cực tại từng đơn vị. Ngoài ra, Tập đoàn triển khai nhiều giải pháp quản trị sản xuất đối với các đơn vị may còn yếu; công tác tổ chức, tái cơ cấu một số nhà máy, hoạt động khảo sát, đánh giá hệ thống sản xuất và máy móc thiết bị công nghệ được thực hiện tại các đơn vị bước đầu có hiệu quả…

Giành thị phần của Trung Quốc tại Mỹ

Phát biểu tại buổi chia sẻ thông tin, ông Hoàng Mạnh Cầm, Phó chánh Văn phòng Vinatex cho biết, tín hiệu tăng trưởng tốt hơn khi thị trường nhập khẩu chính như Mỹ và EU phục hồi kinh tế, nhu cầu chi tiêu của người dân cải thiện với triển vọng cho ngành dệt may tốt hơn.
Thành phố Hồ Chí Minh khai mạc chuỗi triển lãm chuyên ngành dệt may - Sputnik Việt Nam, 1920, 01.01.2024
Chuyên gia chỉ ra 3 yếu tố để quần áo “Made in Vietnam” thống lĩnh thị trường Nga
Về việc dịch chuyển đơn hàng từ Bangladesh thì đây là cơ hội cho các doanh nghiệp dệt may Việt Nam. Tuy nhiên, đơn hàng từ Bangladesh chủ yếu là những mặt hàng cơ bản, giá thấp với lợi thế cạnh tranh từ tiền lương nên không phải đơn vị nào cũng tận dụng được.
Bởi chi phí lao động, tiền lương của Bangladesh ở mức thấp, chỉ bằng 30% của Việt Nam, dao động 100 - 120 USD/tháng, trong khi Việt Nam là 400 USD/tháng.
Vì vậy, các đơn hàng có giá trị gia tăng không nhiều, song những đơn hàng này mở ra cơ hội cho những doanh nghiệp làm các mặt hàng cơ bản.
Về dự báo cho năm 2025, ông Cao Hữu Hiếu cho hay, dù có đơn vị đã có đơn hàng đến tận tháng 5/2025 nhưng diễn biến của thị trường dệt may sẽ có biến động rất nhanh và bất ngờ.
Do vậy toàn tập đoàn cần chủ động chuẩn bị để ứng phó với những tình huống mới, đặc biệt là chính sách thuế của Mỹ khi Tổng thống tái đắc cử Donald Trump chính thức nhậm chức.
Còn theo ông Hoàng Mạnh Cầm, dựa trên kịch bản tăng trưởng tổng cầu dệt may thế giới năm 2025 ở mức cơ sở (đạt khoảng 850 tỷ USD), cũng như khả năng phục hồi ngành dệt may của Bangladesh, Vinatex đưa ra dự báo kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam trong năm 2025 sẽ tăng trưởng từ 5%-6% so với năm 2024, tương đương đạt 45,5 - 46 tỷ USD.
Theo ông Cầm, hiện thị phần dệt may Việt Nam tại Mỹ chỉ chiếm gần 20%, trong khi Trung Quốc luôn dẫn đầu với thị phần trên 20%, nhưng trong năm tới với chính sách mới dưới thời Tổng thống Donald Trump, hàng dệt may của Trung Quốc xuất khẩu vào Mỹ có thể phải chịu 60% thuế và các loại phí khác, sẽ khiến Trung Quốc mất dần lợi thế này.
“Kỳ vọng dệt may Việt Nam có thể giành lại thị phần tốt hơn tại Mỹ nếu làm tốt, nhất là tuân thủ quy định về nguồn gốc xuất xứ, truy xuất chuỗi cung ứng”, Phó chánh Văn phòng Vinatex lưu ý.
Tin thời sự
0
Để tham gia thảo luận
hãy kích hoạt hoặc đăng ký
loader
Phòng chat
Заголовок открываемого материала