https://kevesko.vn/20241226/viet-nam-ban-sieu-du-an-67-ty-usd-bao-gio-lam-va-khong-duoc-quen-dieu-gi-33795915.html
Việt Nam bàn siêu dự án 67 tỷ USD: Bao giờ làm và không được quên điều gì?
Việt Nam bàn siêu dự án 67 tỷ USD: Bao giờ làm và không được quên điều gì?
Sputnik Việt Nam
Theo báo cáo của Bộ GTVT, dự kiến, tuyến đường sắt tốc độ cao Bắc – Nam sẽ được khởi công vào tháng 12 năm 2027. 26.12.2024, Sputnik Việt Nam
2024-12-26T21:01+0700
2024-12-26T21:01+0700
2024-12-26T21:01+0700
việt nam
cao tốc bắc – nam
trần hồng hà
đường sắt
kinh tế
thông tin
chính trị
https://cdn.img.kevesko.vn/img/07e8/0c/1a/33796559_0:117:1447:931_1920x0_80_0_0_bdc312e02aed7d203da6e4f90895f617.jpg
Siêu dự án hàng chục tỷ đô này của Việt Nam vốn đã được nghiên cứu trong thời gian rất dài, Chính phủ tính toán kỹ lưỡng, Trung ương cũng đồng thuận rất cao, thảo luận kỹ về chủ trương đầu tư, các yếu tố điều kiện khai thác. Năm 2027 được đánh giá là thời điểm thích hợp.Bao giờ Việt Nam làm siêu dự án tỷ đô đường sắt tốc độ cao Bắc – Nam?Hôm nay, Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà chủ trì phiên họp thứ ba Bản Chỉ đạo Xây dựng, thực hiện đề án chủ trương đầu tư đường sắt tốc độ cao Bắc – Nam và các dự án đường sắt quan trọng của Việt Nam.Tại cuộc họp, Thứ trưởng Bộ GTVT Nguyễn Danh Huy cho hay, sau khi Quốc hội thông qua chủ trương đầu tư dự án, Bộ đã xây dựng kế hoạch tổng thể gồm lựa chọn tư vấn, lập, thẩm định, phê duyệt Báo cáo nghiên cứu khả thi, đấu thầu các gói thầu thi công xây dựng.Hiện, Bộ GTVT đang xây dựng, lấy ý kiến về dự thảo nghị quyết của Chính phủ, xác định quy định cụ thể các mốc tiến độ chính của dự án, thẩm quyền, trách nhiệm của các bộ ngành, địa phương, xây dựng một số chính sách đặc thù, đặc biệt đối với dự án.Phát biểu trước đó ở nghị trường Quốc hội, ông Nguyễn Văn Thắng, khi đó còn đang đương chức Bộ trưởng GTVT cũng nhấn mạnh, năm 2027 là thời điểm thích hợp để làm đường sắt tốc độ cao.Chọn lựa các bên có năng lực, kinh nghiệm, chuyên môn hàng đầu thế giớiTại cuộc họp, về phía Bộ Giáo dục, Bộ trưởng Nguyễn Kim Sơn đã đề nghị Bộ GTVT phối hợp tối đa để tính toán, xác định nhu cầu nguồn nhân lực theo định hướng lựa chọn công nghệ, càng chi tiết, càng tốt. Bộ sẽ có kế hoạch triển khai cụ thể đến từng trường đại học, phương án hợp tác đào tạo quốc tế.Về phía Bộ Xây dựng, Bộ trưởng Nguyễn Thanh Nghị lưu ý đến việc lựa chọn tư vấn thiết kế, giám sát, thẩm định. Ông nói đây là những vấn đề rất quan trọng.Bộ Thông tin và Truyền thông đề nghị bổ sung nhiệm vụ xây dựng hệ thống thông tin phục vụ riêng cho đường sắt tốc độ cao.Các Bộ Tài chính, Kế hoạch và Đầu tư, Tài nguyên và Môi trường đã thảo luận về một số vấn đề đặt ra cần cân nhắc tới như đầu ra ổn định khi phát triển công nghiệp cơ khí chế tạo đường sắt, đào tạo nhân lực; phương án huy động các nguồn vốn cho dự án; sớm ban hành kế hoạch, chỉ tiêu sử dụng đất, định hướng phát triển quỹ đất đô thị theo hướng tuyến giao thông (TOD) cơ chế chính sách thực hiện dự án; ứng dụng, chuyển giao tiến tới làm chủ công nghệ; định hướng xây dựng hệ thống tiêu chuẩn, quy chuẩn quốc gia.Bên cạnh đó, nhiều ý kiến cho rằng, kế hoạch xây dựng đường sắt tốc độ cao Bắc – Nam cần làm rõ hơn các nhiệm vụ liên quan đến phát triển công nghiệp đường sắt, các ngành công nghiệp phụ trợ của Việt Nam. Tất cả đều là những yếu tố không được bỏ sót và cần thảo luận kỹ lưỡng.Không “vừa làm vừa chờ”Kết luận phiên họp, Phó thủ tướng Trần Hồng Hà cũng lưu ý, kế hoạch thực hieejnd ự án phải khoa học, toàn diện, đồng bộ, thể hiện tính khả thi, linh hoạt nhằm đạt mục tiêu có tuyến đường sắt tốc độ cao từ Bắc tới Nam thời gian tới, thậm chí là có thể mở rộng hơn.Bám sát nghị quyết 172 của Quốc hội, Phó Thủ tướng lưu ý đến việc “ai làm, bao giờ làm, chú trọng từng khâu cụ thể”. Ông yêu cầu phải có tầm nhìn rõ ràng về khuôn khổ pháp lý và cơ chế chính sách, tránh “đẽo cày giữa đường”.Về cơ chế chính sách, ông cho rằng, Bộ GTVT xem xét kỹ lưỡng, xem xét sửa đổi luật Đường sắt, phải tính toán, đưa vào hệ thống quy chuẩn, tiêu chuẩn liên quan đến đường sắt tốc độ cao.Trong đó, cần đặc biệt xem xét đến những cơ chế, chính sách để lựa chọn "trúng, đúng" tổ chức, đơn vị tư vấn quốc tế uy tín, kinh nghiệm, năng lực hàng đầu thế giới tham gia từ khâu thiết kế tổng thể, đến thẩm định, giám sát.Trên cơ sở thiết kế kỹ thuật tổng thể, Bộ GTVT phối hợp xác định những đầu việc cần làm như chỉ tiêu sử dụng đất, thực hiện giải phóng mặt bằng, quy hoạch chi tiết để tạo quỹ đất phát triển đô thị, nông thôn theo hướng tuyến giao thông (TOD). Xác định tổng vốn và phương án huy động (ngân sách, trái phiếu, ODA, đất đai) để thực hiện dự án…Các bộ GTVT, Công thương, Xây dựng, KH-ĐT phối hợp xây dựng tiêu chí lựa chọn nhà đầu tư nước ngoài, các doanh nghiệp của Việt Nam tham gia cung cấp sản phẩm, dịch vụ phục vụ dự án.Tổng công ty Đường sắt Việt Nam có phương án tái cơ cấu, kiện toàn tổ chức bộ máy để tham gia quá trình triển khai xây dựng dự án, cũng như tiếp nhận quản lý, khai thác, vận hành sau khi dự án hoàn thành.Ông nhấn mạnh, mục tiêu của dự án không chỉ xây dựng được một tuyến đường sắt tốc độ cao mà còn phát triển ngành công nghiệp đường sắt tốc độ cao đủ năng lực thi công, quản lý, vận hành, khai thác.
https://kevesko.vn/20241223/som-hoan-thanh-he-thong-tram-dung-nghi-tren-tuyen-cao-toc-bac-nam-33713704.html
https://kevesko.vn/20241130/viet-nam-chot-sieu-du-an-duong-sat-cao-toc-bac-nam-hon-67-ty-usd-33236899.html
Sputnik Việt Nam
moderator.vn@sputniknews.com
+74956456601
MIA „Rossiya Segodnya“
2024
Sputnik Việt Nam
moderator.vn@sputniknews.com
+74956456601
MIA „Rossiya Segodnya“
tin thời sự
vn_VN
Sputnik Việt Nam
moderator.vn@sputniknews.com
+74956456601
MIA „Rossiya Segodnya“
https://cdn.img.kevesko.vn/img/07e8/0c/1a/33796559_126:0:1447:991_1920x0_80_0_0_9de2b869ae9e12bccae96a8136bfd4d3.jpgSputnik Việt Nam
moderator.vn@sputniknews.com
+74956456601
MIA „Rossiya Segodnya“
việt nam, cao tốc bắc – nam, trần hồng hà, đường sắt, kinh tế, thông tin, chính trị
việt nam, cao tốc bắc – nam, trần hồng hà, đường sắt, kinh tế, thông tin, chính trị
Siêu dự án hàng chục tỷ đô này của Việt Nam vốn đã được nghiên cứu trong thời gian rất dài, Chính phủ tính toán kỹ lưỡng, Trung ương cũng đồng thuận rất cao, thảo luận kỹ về chủ trương đầu tư, các yếu tố điều kiện khai thác. Năm 2027 được đánh giá là thời điểm thích hợp.
Bao giờ Việt Nam làm siêu dự án tỷ đô đường sắt tốc độ cao Bắc – Nam?
Hôm nay, Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà chủ trì phiên họp thứ ba Bản Chỉ đạo Xây dựng, thực hiện đề án
chủ trương đầu tư đường sắt tốc độ cao Bắc – Nam và các dự án đường sắt quan trọng của Việt Nam.
Tại cuộc họp, Thứ trưởng Bộ GTVT Nguyễn Danh Huy cho hay, sau khi Quốc hội thông qua chủ trương đầu tư dự án, Bộ đã xây dựng kế hoạch tổng thể gồm lựa chọn tư vấn, lập, thẩm định, phê duyệt Báo cáo nghiên cứu khả thi, đấu thầu các gói thầu thi công xây dựng.
“Dự kiến, dự án sẽ khởi công vào tháng 12 năm 2027”, Thứ trưởng cho biết.
Hiện, Bộ GTVT đang xây dựng, lấy ý kiến về dự thảo nghị quyết của Chính phủ, xác định quy định cụ thể các mốc tiến độ chính của dự án, thẩm quyền, trách nhiệm của các bộ ngành, địa phương, xây dựng một số chính sách đặc thù, đặc biệt đối với dự án.
Phát biểu trước đó ở nghị trường Quốc hội, ông Nguyễn Văn Thắng, khi đó còn đang đương chức Bộ trưởng GTVT cũng nhấn mạnh, năm 2027 là thời điểm thích hợp để làm đường sắt tốc độ cao.
“Dự án được nghiên cứu trong thời gian rất dài, tới 18 năm, hồ sơ được Chính phủ chỉ đạo rà soát, tính toán kỹ lưỡng, thận trọng, tham khảo kinh nghiệm quốc tế. Dự báo vận tải, tiềm lực cho thấy năm 2027 là thời điểm thích hợp triển khai đầu tư. Đồng thời, BCH Trung ương, Bộ Chính trị đã thảo luận rất kỹ về chủ trương đầu tư, các yếu tố, điều kiện để triển khai dự án”, ông Thắng cho biết.
Chọn lựa các bên có năng lực, kinh nghiệm, chuyên môn hàng đầu thế giới
Tại cuộc họp, về phía Bộ Giáo dục, Bộ trưởng Nguyễn Kim Sơn đã đề nghị Bộ GTVT phối hợp tối đa để tính toán, xác định nhu cầu nguồn nhân lực theo định hướng lựa chọn công nghệ, càng chi tiết, càng tốt. Bộ sẽ có kế hoạch triển khai cụ thể đến từng trường đại học, phương án hợp tác đào tạo quốc tế.
Về phía Bộ Xây dựng, Bộ trưởng Nguyễn Thanh Nghị lưu ý đến việc lựa chọn tư vấn thiết kế, giám sát, thẩm định. Ông nói đây là những vấn đề rất quan trọng.
“Đây phải là những tổ chức có kinh nghiệm, năng lực, chuyên môn hàng đầu thế giới”, Bộ trưởng Nguyễn Thanh Nghị lưu ý.
Bộ Thông tin và Truyền thông đề nghị bổ sung nhiệm vụ xây dựng hệ thống thông tin phục vụ riêng cho đường sắt tốc độ cao.
Các Bộ Tài chính, Kế hoạch và Đầu tư, Tài nguyên và Môi trường đã thảo luận về một số vấn đề đặt ra cần cân nhắc tới như đầu ra ổn định khi phát triển công nghiệp cơ khí chế tạo đường sắt, đào tạo nhân lực; phương án huy động các nguồn vốn cho dự án; sớm ban hành
kế hoạch, chỉ tiêu sử dụng đất, định hướng phát triển quỹ đất đô thị theo hướng tuyến giao thông (TOD) cơ chế chính sách thực hiện dự án; ứng dụng, chuyển giao tiến tới làm chủ công nghệ; định hướng xây dựng hệ thống tiêu chuẩn, quy chuẩn quốc gia.
Bên cạnh đó, nhiều ý kiến cho rằng, kế hoạch xây dựng đường sắt tốc độ cao Bắc – Nam cần làm rõ hơn các nhiệm vụ liên quan đến phát triển công nghiệp đường sắt, các ngành công nghiệp phụ trợ của Việt Nam. Tất cả đều là những yếu tố không được bỏ sót và cần thảo luận kỹ lưỡng.
Kết luận phiên họp, Phó thủ tướng Trần Hồng Hà cũng lưu ý, kế hoạch thực hieejnd ự án phải khoa học, toàn diện, đồng bộ, thể hiện tính khả thi, linh hoạt nhằm đạt mục tiêu có tuyến đường sắt tốc độ cao từ Bắc tới Nam thời gian tới, thậm chí là có thể mở rộng hơn.
“Việt Nam phải làm chủ quá trình phát triển tuyến đường sắt, từng bước nắm bắt, làm chủ ngành công nghiệp đường sắt, các phân ngành liên quan đến thông tin, điều khiển, vận hành quản lý và các hệ sinh thái kinh tế đi cùng”, Phó Thủ tướng nhấn mạnh.
23 Tháng Mười Hai 2024, 14:00
Bám sát nghị quyết 172 của Quốc hội, Phó Thủ tướng lưu ý đến việc “ai làm, bao giờ làm, chú trọng từng khâu cụ thể”. Ông yêu cầu phải có tầm nhìn rõ ràng về khuôn khổ pháp lý và cơ chế chính sách, tránh “đẽo cày giữa đường”.
Về cơ chế chính sách, ông cho rằng, Bộ GTVT xem xét kỹ lưỡng, xem xét sửa đổi luật Đường sắt, phải tính toán, đưa vào hệ thống quy chuẩn, tiêu chuẩn liên quan đến đường sắt tốc độ cao.
Trong đó, cần đặc biệt xem xét đến những cơ chế, chính sách để lựa chọn "trúng, đúng" tổ chức, đơn vị tư vấn quốc tế uy tín, kinh nghiệm, năng lực hàng đầu thế giới tham gia từ khâu thiết kế tổng thể, đến thẩm định, giám sát.
“Việc lựa chọn nhà thầu, các doanh nghiệp Việt Nam cung cấp sản phẩm, dịch vụ cho dự án phải có sự tham gia của tư vấn”, đại diện lãnh đạo Chính phủ nêu.
Trên cơ sở thiết kế kỹ thuật tổng thể, Bộ GTVT phối hợp xác định những đầu việc cần làm như chỉ tiêu sử dụng đất, thực hiện giải phóng mặt bằng, quy hoạch chi tiết để tạo quỹ đất phát triển đô thị, nông thôn theo hướng tuyến giao thông (TOD). Xác định tổng vốn và phương án huy động (ngân sách, trái phiếu, ODA, đất đai) để thực hiện dự án…
Các bộ GTVT, Công thương, Xây dựng, KH-ĐT phối hợp xây dựng tiêu chí lựa chọn nhà đầu tư nước ngoài, các doanh nghiệp của Việt Nam tham gia cung cấp sản phẩm, dịch vụ phục vụ dự án.
Ông nhấn mạnh: “Phải xác định rõ doanh nghiệp Việt Nam sẽ làm chủ những khâu nào, nhập khẩu những trang thiết bị gì”.
30 Tháng Mười Một 2024, 21:28
Tổng công ty Đường sắt Việt Nam có phương án tái cơ cấu, kiện toàn tổ chức bộ máy để tham gia quá trình triển khai xây dựng dự án, cũng như tiếp nhận quản lý, khai thác, vận hành sau khi dự án hoàn thành.
Phó Thủ tướng quán triệt: “Kế hoạch phải rõ sản phẩm, rõ tiến độ, rõ người thực hiện, rõ trách nhiệm của cơ quan quản lý nhà nước, chủ đầu tư, nhà thầu, xuyên suốt dự án từ Bắc đến Nam phải phân chia từng loại công việc (Công trình, phi công trình)".
Ông nhấn mạnh, mục tiêu của dự án không chỉ xây dựng được một tuyến đường sắt tốc độ cao mà còn phát triển ngành công nghiệp đường sắt tốc độ cao đủ năng lực thi công, quản lý, vận hành, khai thác.