https://kevesko.vn/20241227/viet-nam-co-cach-de-tranh-bi-trump-phan-nan-33815925.html
Việt Nam có cách để tránh bị Trump phàn nàn
Việt Nam có cách để tránh bị Trump phàn nàn
Sputnik Việt Nam
Xuất khẩu hàng Việt Nam sang Mỹ tăng mạnh trong bối cảnh quan hệ Việt – Mỹ tích cực và làn sóng chuyển dịch sản xuất vẫn tiếp diễn. 27.12.2024, Sputnik Việt Nam
2024-12-27T19:39+0700
2024-12-27T19:39+0700
2024-12-27T19:39+0700
việt nam
bộ công thương
donald trump
hoa kỳ
quan hệ thương mại
thương mại
quan hệ mỹ-việt
kinh tế
kinh doanh
https://cdn.img.kevesko.vn/img/07e6/03/18/14381588_0:137:3157:1912_1920x0_80_0_0_b5e2396712b30c2a162a31c9774596a9.jpg
Người dân Mỹ vẫn chuộng hàng Việt Nam, nhu cầu tiêu dùng tăng lên, hàng tồn kho giảm, thị trường phục hồi nhanh đều là những tín hiệu tốt để Việt Nam đẩy mạnh xuất khẩu.Tuy nhiên, dưới thời Donald Trump, để tránh những phàn nàn không đáng có, nhiều chuyên gia cho rằng, Việt Nam có thể cân nhắc mua thêm hàng Mỹ và tránh xuất khẩu ồ ạt.Xuất khẩu dệt may, đồ gỗ, linh kiện Việt Nam sang Mỹ dự kiến tăng mạnhBộ Công Thương đánh giá, năm 2025 được kỳ vọng là một năm phát triển mạnh mẽ trong quan hệ thương mại giữa Việt Nam và Mỹ, với tổng kim ngạch xuất khẩu dự kiến đạt khoảng từ 125 đến 130 tỷ USD.Bộ trưởng Công Thương Nguyễn Hồng Diên trước đó đã từng lưu ý, Mỹ là thị trường có quy mô nhập khẩu lớn nhất thế giới.Đặc biệt, quan hệ giữa hai nước đã được nâng cấp lên Đối tác chiến lược toàn diện từ năm 2023, tạo thuận lợi cho thương mại hai chiều.Trong khi đó, cộng đồng người Việt Nam đang sinh sống tại Mỹ với trên 2,5 triệu người, chính là cầu nối giữa Việt Nam và Mỹ trên nhiều lĩnh vực như đầu tư, thương mại, du lịch, kiều hối…Trong xu hướng tăng trưởng tích cực của xuất nhập khẩu năm nay, các ngành hàng xuất khẩu chủ lực của Việt Nam như dệt may, đồ gỗ mỹ nghệ, máy móc thiết bị điện tử và nông sản sẽ tiếp tục duy trì đà tăng trưởng mạnh mẽ.Trong đó, ngành dệt may được kỳ vọng đạt 25 tỷ USD, tăng trưởng nhờ nhu cầu ngày càng cao đối với các sản phẩm chất lượng cao và thân thiện với môi trường.Đồ gỗ mỹ nghệ, với tiềm năng tăng trưởng mạnh, được dự đoán đạt 10 tỷ USD, tăng hơn 20% so với năm 2024.Xu hướng tiêu dùng sản phẩm nội thất bền vững, tái chế tại Mỹ tiếp tục là động lực chính thúc đẩy ngành này.Bên cạnh đó, các sản phẩm công nghệ cao như linh kiện điện tử, thiết bị viễn thông cũng đóng góp lớn vào tổng kim ngạch xuất khẩu, với giá trị dự kiến tăng từ 15-18% nhờ sự mở rộng sản xuất từ các tập đoàn như Samsung, Intel, và LG.Ngành nông sản và thủy sản, bao gồm các mặt hàng chủ lực như tôm, cá tra, và hạt điều, được dự báo đạt kim ngạch trên 7 tỷ USD.Sự ổn định trong chất lượng sản phẩm và khả năng đáp ứng các tiêu chuẩn an toàn thực phẩm khắt khe của Mỹ là yếu tố then chốt giúp ngành này tiếp tục tăng trưởng.Các mặt hàng như cao su và sắt thép cũng được dự đoán sẽ duy trì mức tăng trưởng ổn định, đóng vai trò quan trọng trong chuỗi cung ứng sản xuất công nghiệp của Mỹ.Các phân tích chỉ ra rằng Việt Nam sẽ tiếp tục hưởng lợi từ xu hướng chuyển dịch chuỗi cung ứng toàn cầu trong đó Việt Nam được xem là điểm đến hấp dẫn nhờ vào chi phí lao động cạnh tranh, môi trường đầu tư thuận lợi và năng lực sản xuất ngày càng nâng cao.Tuy nhiên, người tiêu dùng tại Mỹ đang chuyển dịch sang sử dụng các sản phẩm bền vững, mở ra cơ hội lớn cho các doanh nghiệp Việt Nam đẩy mạnh đổi mới sản xuất và gia tăng giá trị chuỗi cung ứng.Dù vậy, để đạt được các mục tiêu xuất khẩu đầy tham vọng này, Bộ Công Thương cho rằng các doanh nghiệp Việt Nam cần đối mặt và vượt qua một số thách thức lớn.Các biện pháp phòng vệ thương mại từ Mỹ, đặc biệt trong các lĩnh vực như dệt may và sắt thép, có thể làm gia tăng áp lực lên các nhà xuất khẩu.Ngoài ra, yêu cầu tuân thủ các tiêu chuẩn ESG và cạnh tranh ngày càng gay gắt từ các đối thủ trong khu vực như Trung Quốc, Bangladesh và Ấn Độ cũng đòi hỏi các doanh nghiệp phải đầu tư lớn vào công nghệ và đổi mới để duy trì lợi thế cạnh tranh.Với nền tảng vững chắc từ quan hệ đối tác chiến lược toàn diện và các cơ hội từ xu hướng toàn cầu, xuất khẩu của Việt Nam sang Mỹ năm 2025 không chỉ mang lại lợi ích kinh tế to lớn mà còn tiếp tục củng cố vai trò của Việt Nam trong chuỗi cung ứng toàn cầu.Bộ Công Thương khẳng định: “Nếu tận dụng tốt các cơ hội và giải quyết hiệu quả những thách thức, Việt Nam hoàn toàn có thể đạt được những bước tiến lớn, mở ra một chương mới đầy triển vọng trong hợp tác thương mại với Mỹ”.Tránh xuất khẩu quá ồ ạtKể từ khi Donald Trump chiến thắng bầu cử Mỹ, nhiều chuyên gia nhìn nhận, các chính sách kinh tế như tăng thuế nhập khẩu, giảm thuế thu nhập doanh nghiệp và thu hút FDI về Mỹ, dự kiến sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến các ngành nghề và lĩnh vực của Việt Nam, bao gồm: xuất nhập khẩu, tỷ giá...Trong khi đó, theo tham tán thương mại - Trưởng Cơ quan Thương vụ Việt Nam tại Mỹ Đỗ Ngọc Hưng, Việt Nam luôn coi quan hệ kinh tế - thương mại, đầu tư và tài chính với Mỹ là động lực mạnh mẽ trong thúc đẩy quan hệ đối tác toàn diện giữa hai nước.Tuy nhiên, Việt Nam cần có những biện pháp phù hợp để triển khai hiệu quả kế hoạch hành động hướng tới cán cân thương mại hài hòa, bền vững giữa Việt Nam và Mỹ.Các ngành hàng truyền thống như dệt may, da giày, gỗ và sản phẩm gỗ, nông nghiệp... phục vụ nhu cầu tiêu dùng vẫn giữ nhịp tăng trưởng ổn định, các ngành hàng khác cũng tận dụng cơ hội xuất khẩu sang Mỹ; đồng thời lưu ý khả năng các vụ kiện có thể xảy ra.Bộ Công Thương lưu ý, các doanh nghiệp khi xuất khẩu sang Mỹ cần xác định rõ chiến lược sản phẩm, đối tác, kênh phân phối; tìm hiểu kỹ các quy định, rào cản xuất khẩu, khả năng liên quan tới các vụ việc phòng vệ thương mại; đảm bảo nguyên vật liệu đầu vào có nguồn gốc rõ ràng, không ảnh hưởng tới môi trường hay sử dụng lao động cưỡng bức; đồng thời từng bước nghiên cứu nâng cấp cơ sở sản xuất, nhà máy theo các tiêu chuẩn “sản xuất xanh".Bên cạnh đó, các doanh nghiệp cần tích cực tham gia các chương trình xúc tiến thương mại, hội chợ triển lãm, kết nối với các cơ quan liên quan, tạo uy tín và gây dựng niềm tin với khách hàng Mỹ.Để phát triển thị trường, ngoài việc hợp tác với các nhà nhập khẩu, kênh phân phối lớn, doanh nghiệp cũng cần áp dụng chiến lược đa dạng hóa khách hàng và tích cực tìm kiếm các thị trường ngách để giảm thiểu rủi ro.
https://kevesko.vn/20241224/nganh-nhay-cam-nhat-cua-viet-nam-co-the-bi-trump-nham-toi-33745665.html
https://kevesko.vn/20241222/trump-se-khong-nham-vao-viet-nam-33708512.html
https://kevesko.vn/20241221/my-can-bot-o-ep-viet-nam-33699450.html
https://kevesko.vn/20241218/my-muon-ban-lng-cho-viet-nam-33617929.html
Sputnik Việt Nam
moderator.vn@sputniknews.com
+74956456601
MIA „Rossiya Segodnya“
2024
Sputnik Việt Nam
moderator.vn@sputniknews.com
+74956456601
MIA „Rossiya Segodnya“
tin thời sự
vn_VN
Sputnik Việt Nam
moderator.vn@sputniknews.com
+74956456601
MIA „Rossiya Segodnya“
https://cdn.img.kevesko.vn/img/07e6/03/18/14381588_212:0:2943:2048_1920x0_80_0_0_af768d895964b98d78675dcf09f622ad.jpgSputnik Việt Nam
moderator.vn@sputniknews.com
+74956456601
MIA „Rossiya Segodnya“
việt nam, bộ công thương, donald trump, hoa kỳ, quan hệ thương mại, thương mại, quan hệ mỹ-việt, kinh tế, kinh doanh
việt nam, bộ công thương, donald trump, hoa kỳ, quan hệ thương mại, thương mại, quan hệ mỹ-việt, kinh tế, kinh doanh
Người dân Mỹ vẫn chuộng hàng Việt Nam, nhu cầu tiêu dùng tăng lên, hàng tồn kho giảm, thị trường phục hồi nhanh đều là những tín hiệu tốt để Việt Nam đẩy mạnh xuất khẩu.
Tuy nhiên, dưới thời Donald Trump, để tránh những phàn nàn không đáng có, nhiều chuyên gia cho rằng, Việt Nam có thể cân nhắc mua thêm hàng Mỹ và tránh xuất khẩu ồ ạt.
Xuất khẩu dệt may, đồ gỗ, linh kiện Việt Nam sang Mỹ dự kiến tăng mạnh
Bộ Công Thương đánh giá, năm 2025 được kỳ vọng là một năm phát triển mạnh mẽ trong quan hệ thương mại giữa Việt Nam và Mỹ, với tổng kim ngạch xuất khẩu dự kiến đạt khoảng từ 125 đến 130 tỷ USD.
Bộ trưởng Công Thương Nguyễn Hồng Diên trước đó đã từng lưu ý, Mỹ là thị trường có quy mô nhập khẩu lớn nhất thế giới.
“Việt Nam tuy nằm trong tốp đầu các thị trường xuất khẩu lớn vào Mỹ, nhưng mới chiếm khoảng 3% tổng mức nhập khẩu của nước này, nên dư địa xuất khẩu sang Mỹ còn rất lớn”, Bộ trưởng Diên nói.
Đặc biệt, quan hệ giữa hai nước đã được nâng cấp lên Đối tác chiến lược toàn diện từ năm 2023, tạo thuận lợi cho thương mại hai chiều.
Trong khi đó, cộng đồng người Việt Nam đang sinh sống tại Mỹ với trên 2,5 triệu người, chính là cầu nối giữa Việt Nam và Mỹ trên nhiều lĩnh vực như đầu tư, thương mại, du lịch, kiều hối…
Trong xu hướng tăng trưởng tích cực của xuất nhập khẩu năm nay, các ngành hàng xuất khẩu chủ lực của Việt Nam như dệt may, đồ gỗ mỹ nghệ, máy móc thiết bị điện tử và nông sản sẽ tiếp tục duy trì đà tăng trưởng mạnh mẽ.
Trong đó, ngành dệt may được kỳ vọng đạt 25 tỷ USD, tăng trưởng nhờ nhu cầu ngày càng cao đối với các sản phẩm chất lượng cao và thân thiện với môi trường.
Đồ gỗ mỹ nghệ, với tiềm năng tăng trưởng mạnh, được dự đoán đạt 10 tỷ USD, tăng hơn 20% so với năm 2024.
Xu hướng tiêu dùng sản phẩm nội thất bền vững, tái chế tại Mỹ tiếp tục là động lực chính thúc đẩy ngành này.
Bên cạnh đó, các sản phẩm công nghệ cao như linh kiện điện tử, thiết bị viễn thông cũng đóng góp lớn vào tổng kim ngạch xuất khẩu, với giá trị dự kiến tăng từ 15-18% nhờ sự mở rộng sản xuất từ các tập đoàn như
Samsung, Intel, và LG.
Ngành nông sản và thủy sản, bao gồm các mặt hàng chủ lực như tôm, cá tra, và hạt điều, được dự báo đạt kim ngạch trên 7 tỷ USD.
Sự ổn định trong chất lượng sản phẩm và khả năng đáp ứng các tiêu chuẩn an toàn thực phẩm khắt khe của Mỹ là yếu tố then chốt giúp ngành này tiếp tục tăng trưởng.
Các mặt hàng như cao su và sắt thép cũng được dự đoán sẽ duy trì mức tăng trưởng ổn định, đóng vai trò quan trọng trong chuỗi cung ứng sản xuất công nghiệp của Mỹ.
Các phân tích chỉ ra rằng Việt Nam sẽ tiếp tục hưởng lợi từ xu hướng chuyển dịch chuỗi cung ứng toàn cầu trong đó Việt Nam được xem là điểm đến hấp dẫn nhờ vào chi phí lao động cạnh tranh, môi trường đầu tư thuận lợi và năng lực sản xuất ngày càng nâng cao.
Tuy nhiên, người tiêu dùng tại Mỹ đang chuyển dịch sang sử dụng các sản phẩm bền vững, mở ra cơ hội lớn cho các doanh nghiệp Việt Nam đẩy mạnh đổi mới sản xuất và gia tăng giá trị chuỗi cung ứng.
Dù vậy, để đạt được các mục tiêu xuất khẩu đầy tham vọng này, Bộ Công Thương cho rằng các doanh nghiệp Việt Nam cần đối mặt và vượt qua một số thách thức lớn.
Các biện pháp phòng vệ thương mại từ Mỹ, đặc biệt trong các lĩnh vực như dệt may và sắt thép, có thể làm gia tăng áp lực lên các nhà xuất khẩu.
Ngoài ra, yêu cầu tuân thủ các tiêu chuẩn ESG và cạnh tranh ngày càng gay gắt từ các đối thủ trong khu vực như Trung Quốc,
Bangladesh và Ấn Độ cũng đòi hỏi các doanh nghiệp phải đầu tư lớn vào công nghệ và đổi mới để duy trì lợi thế cạnh tranh.
Với nền tảng vững chắc từ quan hệ đối tác chiến lược toàn diện và các cơ hội từ xu hướng toàn cầu, xuất khẩu của Việt Nam sang Mỹ năm 2025 không chỉ mang lại lợi ích kinh tế to lớn mà còn tiếp tục củng cố vai trò của Việt Nam trong chuỗi cung ứng toàn cầu.
Bộ Công Thương khẳng định: “Nếu tận dụng tốt các cơ hội và giải quyết hiệu quả những thách thức, Việt Nam hoàn toàn có thể đạt được những bước tiến lớn, mở ra một chương mới đầy triển vọng trong hợp tác thương mại với Mỹ”.
Kể từ khi Donald Trump chiến thắng bầu cử Mỹ, nhiều chuyên gia nhìn nhận, các chính sách kinh tế như tăng thuế nhập khẩu, giảm thuế thu nhập doanh nghiệp và thu hút
FDI về Mỹ, dự kiến sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến các ngành nghề và lĩnh vực của Việt Nam, bao gồm: xuất nhập khẩu, tỷ giá...
Trong khi đó, theo tham tán thương mại - Trưởng Cơ quan Thương vụ Việt Nam tại Mỹ Đỗ Ngọc Hưng, Việt Nam luôn coi quan hệ kinh tế - thương mại, đầu tư và tài chính với Mỹ là động lực mạnh mẽ trong thúc đẩy quan hệ đối tác toàn diện giữa hai nước.
“Việt Nam đang thặng dư thương mại với Mỹ do đó cần thúc đẩy cân bằng thương mại giữa hai nước bằng biện pháp tăng cường nhập khẩu hàng hóa từ Mỹ về Việt Nam, tránh xuất khẩu những mặt hàng quá ồ ạt”, Tham tán phân tích.
Tuy nhiên, Việt Nam cần có những biện pháp phù hợp để triển khai hiệu quả kế hoạch hành động hướng tới cán cân thương mại hài hòa, bền vững giữa Việt Nam và Mỹ.
Các ngành hàng truyền thống như dệt may, da giày, gỗ và sản phẩm gỗ, nông nghiệp... phục vụ nhu cầu tiêu dùng vẫn giữ nhịp tăng trưởng ổn định, các ngành hàng khác cũng tận dụng cơ hội xuất khẩu sang Mỹ; đồng thời lưu ý khả năng các vụ kiện có thể xảy ra.
Bộ Công Thương lưu ý, các doanh nghiệp khi
xuất khẩu sang Mỹ cần xác định rõ chiến lược sản phẩm, đối tác, kênh phân phối; tìm hiểu kỹ các quy định, rào cản xuất khẩu, khả năng liên quan tới các vụ việc phòng vệ thương mại; đảm bảo nguyên vật liệu đầu vào có nguồn gốc rõ ràng, không ảnh hưởng tới môi trường hay sử dụng lao động cưỡng bức; đồng thời từng bước nghiên cứu nâng cấp cơ sở sản xuất, nhà máy theo các tiêu chuẩn “sản xuất xanh".
Bên cạnh đó, các doanh nghiệp cần tích cực tham gia các chương trình xúc tiến thương mại, hội chợ triển lãm, kết nối với các cơ quan liên quan, tạo uy tín và gây dựng niềm tin với khách hàng Mỹ.
Để phát triển thị trường, ngoài việc hợp tác với các nhà nhập khẩu, kênh phân phối lớn, doanh nghiệp cũng cần áp dụng chiến lược đa dạng hóa khách hàng và tích cực tìm kiếm các thị trường ngách để giảm thiểu rủi ro.