Rồng Việt đang trỗi dậy mạnh mẽ

© Depositphotos.com / MazzzurCầu Rồng tại Đà Nẵng
Cầu Rồng tại Đà Nẵng - Sputnik Việt Nam, 1920, 29.12.2024
Đăng ký
Năm 2024 - một năm phức tạp, đầy rẫy những sự kiện quan trọng, sắp kết thúc. Trong suốt một năm qua, chúng tôi cùng với các bạn độc giả thân mến đã theo dõi những gì các tờ báo, tạp chí điện tử, cổng thông tin và ấn phẩm phân tích của Nga và nước ngoài viết về Việt Nam.
Và báo chí đã viết rất nhiều, đề cập đến tất cả các sự kiện quan trọng nhất trong chính sách đối nội và đối ngoại, trong lĩnh vực an ninh quốc phòng, kinh tế, văn hóa, bảo tồn thiên nhiên, du lịch và thể thao của Việt Nam. Bây giờ, trong trong bài tổng quan “Việt Nam trên báo chí nước ngoài” cuối cùng trong năm nay, hãy nhớ đến những nội dung chính trong năm 2024.

Thành tựu từ ngoại giao “cây tre Việt Nam”

Năm nay, báo chí nước ngoài dành nhiều sự quan tâm đến chính sách đối ngoại của Việt Nam. Và đây không phải là sự trùng hợp ngẫu nhiên, bởi vì “ngoại giao cây tre” đã giúp Việt Nam đạt được nhiều thành tựu trong bối cảnh phức tạp và khó lường của thế giới. Thêm 3 nước gia nhập “câu lạc bộ” các nước có khuôn khổ quan hệ ở mức cao nhất với Việt Nam - quan hệ Đối tác chiến lược toàn diện. Đây là Úc, Pháp - nước EU đầu tiên và Malaysia - nước đầu tiên ở Đông Nam Á.
Báo chí nước ngoài đã viết nhiều về chuyến thăm đầu tiên của Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm tới Trung Quốc, về các bài phát biểu và cuộc gặp của ông tại Hoa Kỳ, về các chuyến thăm Việt Nam của Tổng thống Nga Vladimir Putin, Tổng thống Philippines Ferdinand Marcos Jr., Tổng thống Đức Frank-Walter Steinmeier. Các hãng tin đã đưa tin chi tiết về hoạt động của Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính trong chuyến thăm cấp Nhà nước đến Ấn Độ, về chuyến thăm của ông đến các nước Ả Rập, chũng như về việc Thủ tướng Chính phủ Việt nam đã tham dự Hội nghị BRICS+ 2024 tại Kazan, sau đó Việt Nam có quy chế nước đối tác BRICS.
Chụp ảnh đại diện các nước tại Hội nghị cấp cao ASEAN - Trung Quốc ở Indonesia - Sputnik Việt Nam, 1920, 18.12.2024
Chuyên gia: Malaysia sẽ thành cầu nối giữa BRICS và ASEAN
Japan Times đăng tải bài viết về sự thành công của đường lối ngoại giao “cây tre Việt Nam”. Hà Nội hợp tác với các quốc gia hùng mạnh nhất, tuân thủ các chính sách khác nhau, đồng thời đạt được những lợi thế địa chính trị và địa kinh tế đáng kể. Chiến lược đối ngoại của nước này đã đưa Việt Nam vào vị thế vững chắc trên trường quốc tế trong cuộc đấu tranh giữa các siêu cường thông qua cách tiếp cận “vững chắc nhưng linh hoạt”, tác giả viết và khuyên các nước ở Nam bán cầu học hỏi từ những nỗ lực của Việt Nam nhằm đạt được sự cân bằng. Trong bài viết này, tác giả rút ra kết luận rằng, nếu Hà Nội có thể duy trì sự cân bằng và duy trì tốc độ tăng trưởng GDP cao thì Việt Nam sẽ trở thành quốc gia chiến thắng trên “bàn cờ” địa chính trị trong thế kỷ 21.

Những vấn đề an ninh

Tờ báo Mỹ nổi tiếng Washington Post đăng bài viết minh họa lớn về việc Việt Nam tạo ra những vùng đất mới ở quần đảo Trường Sa. Theo hình ảnh vệ tinh và những cuộc phỏng vấn các quan chức, chuyên gia phân tích các vấn đề an ninh và nền ngoại giao của Việt Nam, Việt Nam đã tăng cường đáng kể nỗ lực mở rộng đảo và cải tạo đất ở Biển Đông đang tranh chấp để thách thức sự quyết đoán ngày càng tăng của Trung Quốc. Triển lãm Quốc phòng Việt Nam (Vietnam Defence Expo) thu hút sự chú ý của nhiều ấn phẩm và trang tin tức trong ngoài nước.
Lưu giữ hồn thiêng qua từng lá cờ dân tộc  - Sputnik Việt Nam, 1920, 02.09.2024
Chuyện đáng kinh ngạc
Ngôi sao Độc lập giữa quần đảo Trường Sa
Việt Nam mở rộng sản xuất vũ khí, cố gắng chuyển mình từ nước nhập khẩu vũ khí tích cực sang thành nước xuất khẩu. Không quân Việt Nam đã chính thức nhận lô đầu tiên các máy bay huấn luyện Beechcraft T-6C Texan II của Mỹ, vốn được đặt hàng ngay từ năm 2021. Tin này xuất hiện trên nhiều mặt báo. Đây là trường hợp đầu tiên kể từ khi kết thúc Chiến tranh Việt Nam, Hà Nội tiếp nhận đưa các máy bay do Mỹ sản xuất vào hệ trang bị. Các chuyên gia đánh giá thương vụ này như một bước tiến quan trọng trong tiến trình hiện đại hóa lực lượng Không quân của Việt Nam, đồng thời là dấu hiệu cho thấy nỗ lực ngày càng tăng của đất nước nhằm đa dạng hóa các mối liên hệ quân sự.

Nhân sự mới và chính sách cũ

Năm nay có nhiều sự kiện lớn diễn ra trong đời sống chính trị nội bộ của Việt Nam. Nhà chính trị kiệt xuất, nhà lý luận vĩ đại, Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam Nguyễn Phú Trọng đã qua đời, và Chủ tịch nước Tô Lâm đã được Bộ Chính trị Việt Nam phân công đảm nhận nhiệm vụ tổng bí thư. Chủ tịch nước Võ Văn Thưởng và Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ thôi giữ các chức vụ vì không còn xứng đáng đứng trong bộ máy nhà nước. Tất nhiên, những sự kiện này đều được truyền thông nước ngoài đưa tin rộng rãi. Trong số các sự kiện thu hút nhiều chú ý có vụ lừa đảo lớn nhất trong lịch sử đất nước của bà trùm bất động sản Trương Mỹ Lan bị kết án tử hình.
Lễ khai trương trang thông tin đặc biệt về Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng - Sputnik Việt Nam, 1920, 20.08.2024
Khai trương Trang thông tin đặc biệt về Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng
Một số cơ quan truyền thông đã nhận xét, việc hai lãnh đạo cấp cao nhất của Việt Nam từ chức trong vòng 5 tuần có thể làm dấy lên lo ngại về sự ổn định chính trị ở trung tâm sản xuất Đông Nam Á, vốn phụ thuộc nhiều vào đầu tư và thương mại nước ngoài. Nhưng cũng có ý kiến khác: sự kiện này sẽ không ảnh hưởng gì đến triển vọng kinh tế của đất nước và sẽ không tác động làm thay đổi đường lối của Chính phủ Việt Nam. Channel News Asia dẫn đánh giá của một chuyên gia phương Tây: “Chúng tôi coi hành động của Chính phủ nhằm chống tham nhũng và làm trong sạch tình hình là bước đi tích cực”. Nền kinh tế năng động của Việt Nam đã trong hơn hai thập kỷ nay tiến trên con đường tăng trưởng ổn định nhờ nhu cầu nội địa mạnh bền vững và sản xuất định hướng xuất khẩu. Phân tích gần đây cho thấy cuộc chiến chống tham nhũng nhìn chung giúp nâng cao hiệu quả đầu tư của khu vực công, mà sáng kiến chống tham nhũng của ông Nguyễn Phú Trọng đã củng cố quyền lực của Đảng Cộng sản cả trong và ngoài nước và hầu như không ảnh hưởng gì đến cam kết tự do hóa cải cách của Việt Nam, bởi Chính phủ vẫn tiếp tục thực hiện các chính sách hỗ trợ tăng trưởng của nền kinh tế, thị trường vốn tư bản và khối ngân hàng, tờ Asia Times viết.

Nền kinh tế đang trên đà phát triển

Trong hàng loạt bài viết, thông điệp trên báo chí nước ngoài năm 2024 về kinh tế Việt Nam, có thể nhận diện một số chủ đề chính.
Forbes xem xét các kịch bản có thể xảy ra trong sự phát triển của Việt Nam dưới nhiệm kỳ tổng thống thứ hai của Donald Trump. Ông Trump có ý định khuyến khích các doanh nghiệp Mỹ chuyển các cơ sở sản xuất từ châu Á về Mỹ, nhưng các chuyên gia cho rằng, ông sẽ không thành công. Kịch bản chiến tranh thương mại với Trung Quốc sẽ dẫn đến sự xuất hiện của một người chơi mới trên trường quốc tế - Việt Nam. Nước này sẽ sản xuất những thứ trước đây đã được sản xuất ở Trung Quốc. Việt Nam có một số lợi thế giúp đất nước này nổi bật hơn so với các đối thủ cạnh tranh khác trong khu vực. Bloomberg viết rằng, Việt Nam hứa mua thêm máy bay, LNG và các hàng hóa khác từ Mỹ trong thời thuế quan mới của Trump.
East Asia Forum đăng tải một bài dài về quyết định của Hoa Kỳ vẫn tiếp tục xếp Việt Nam thuộc diện quốc gia có nền kinh tế phi thị trường. Tác giả bài báo gọi đây là một sai lầm chiến lược có thể cản trở việc đạt được các mục tiêu địa chính trị rộng lớn hơn của Washington ở Đông Nam Á. Việt Nam đã trở thành nhân tố chủ chốt trong nỗ lực của Hoa Kỳ nhằm dịch chuyển sản xuất và thương mại ra khỏi Trung Quốc để chỉ giao thương với các nước đáng tin cậy. Quyết định của Bộ Thương mại Mỹ một phần được thúc đẩy bởi vận động hành lang trong nước hơn là đánh giá theo thẻ điểm cân bằng về tiến bộ kinh tế của Việt Nam.
Thành phố Hồ Chí Minh - Sputnik Việt Nam, 1920, 27.12.2024
Quy mô kinh tế Việt Nam sắp vượt cả Singapore?
Tờ Thailand Business News đưa tin rằng, kinh tế Việt Nam dự báo tăng trưởng 6,1% trong năm 2024 sẽ củng cố vị thế của một trong những nền kinh tế tăng trưởng nhanh nhất trong khu vực. Các nhà đầu tư đang chú ý đến Việt Nam do triển vọng tăng trưởng kinh tế mạnh mẽ, vị trí chiến lược trong thương mại toàn cầu, đầu tư trực tiếp nước ngoài ngày càng tăng và thị trường lao động cạnh tranh. Theo báo cáo của công ty Henley & Partners của Thụy Sĩ và New World Wealth của Nam Phi, Việt Nam có tốc độ tăng số triệu phú (người có giá trị tài sản ròng từ 1 triệu USD trở lên) nhanh nhất thế giới. Trong giai đoạn 2013-2023, số triệu phú ở Việt Nam tăng gấp đôi lên 19.400 người. Động lực này là cao nhất trên thế giới. Trong 10 năm tới, mức độ giàu có của Việt Nam được dự báo tăng tới 125% và là mức tăng trưởng tài sản lớn nhất so với bất kỳ quốc gia nào xét về GDP bình quân và số lượng triệu phú. Fulcrum viết rằng, Việt Nam là một trong những câu chuyện thành công nhất về chuyển đổi kinh tế ở châu Á, nếu không phải là thế giới. Imarcgroup viết rằng, thương mại điện tử của Việt Nam đang có tốc độ tăng trưởng vượt bậc nhờ điều kiện pháp lý tốt, đầu tư nước ngoài tăng và khả năng tiếp cận Internet tăng lên, điều này sẽ biến đất nước này thành một trung tâm của kinh tế số trong khu vực. Tác giả bài viết xác định các yếu tố tạo nên sự thịnh vượng của nền kinh tế Việt Nam: dân số trẻ và am hiểu công nghệ, chính sách thuận lợi của chính phủ, đầu tư trực tiếp nước ngoài tăng, vị trí địa chiến lược quan trọng. Bloomberg đưa tin, công ty dịch vụ công nghệ thông tin lớn nhất tại Việt Nam FPT ra mắt Nhà máy trí tuệ nhân tạo (AI Factory) tại Nhật Bản nhằm cung cấp các dịch vụ trí tuệ nhân tạo (AI) và điện toán đám mây (Cloud) có năng lực tính toán vượt trội, đẳng cấp thế giới, phục vụ tổ chức, doanh nghiệp phát triển công nghệ. Nhà máy AI của FPT góp phần phát triển AI có chủ quyền cho Nhật Bản. Gã khổng lồ trong ngành chế tạo chip AI Nvidia của Mỹ cho biết họ đang hợp tác với Chính phủ Việt Nam để thành lập Trung tâm Nghiên cứu và Phát triển về trí tuệ nhân tạo (AI) của NVIDIA và Trung tâm Dữ liệu AI tại Việt Nam. Tờ Financial Times nhận xét rằng Việt Nam đang nổi lên như một trung tâm R&D ở châu Á trong lĩnh vực sản xuất chip mới. Năng suất và mức lương của kỹ sư ở Việt Nam khiến đất nước trở nên hấp dẫn đối với các công ty còn nỗ lực của Chính phủ đang tiếp xung lực mở rộng và cải thiện nguồn nhân tài. Reuters viết về kế hoạch của VinFast xây dựng nhà máy thứ hai tại Việt Nam với mục tiêu tăng gấp đôi sản lượng ô tô điện nhằm đáp ứng nhu cầu ngày càng tăng đối với các mẫu xe cỡ vừa và nhỏ. Reuters cũng cho biết, lượng khí thải carbon dioxide (CO2) từ các nhà máy nhiệt điện than của Việt Nam tăng lên mức kỷ lục bất chấp những nỗ lực về thay thế than bằng năng lượng sạch. Sự phụ thuộc vào than ngày càng tăng của Việt Nam cho thấy những khó khăn trong việc loại bỏ nhiệt điện than trong hệ thống năng lượng, vì các quốc gia đang phát triển nhanh vốn dựa vào nguồn năng lượng dồi dào và giá rẻ để có đủ sức cạnh tranh trên thị trường quốc tế.

Thiên nhiên tươi đẹp nhưng có những hiện tượng nguy hiểm

Báo chí nước ngoài viết nhiều về bão Yagi. Là cơn bão mạnh nhất ở châu Á năm nay, Yagi đã là cơn bão dữ nhất đối với Việt Nam trong hai thập kỷ qua và đã gây thiệt hại lớn nhất ở Việt Nam. Mongabay đăng tải những bài viết rất thú vị về vấn đề bảo vệ môi trường ở Việt Nam. Việt Nam thu hút du khách với những kỳ quan thiên nhiên đáng kinh ngạc và mang trong mình sự đa dạng, độc đáo về hệ sinh thái. Báo chí đưa tin về việc các nhà khoa học Việt Nam và Nga đã phát hiện loài động vật mới.

Việt Nam là thiên đường du lịch với người nước ngoài

Các tạp chí du lịch quốc tế giới thiệu những sản phẩm du lịch mới và khách sạn sang trọng ở Việt Nam, in những cuốn sách hướng dẫn du lịch về những điểm đến hấp dẫn nhất của đất nước.
Báo chí Nga đã viết nhiều về quá trình phát triển quan hệ Nga-Việt trên các lĩnh vực chính trị, kinh tế, khoa học và giáo dục.
Khách du lịch nước ngoài tại Việt Nam. - Sputnik Việt Nam, 1920, 18.12.2024
Việt Nam: Thiên đường du lịch đón Giao Thừa 2025
Đây là diện mạo Việt Nam năm 2024 trên báo chí Nga và nước ngoài.
Nhân dịp năm mới sắp đến, chúng tôi xin gửi lời chúc đến các bạn độc giả sức khỏe dồi dào, công việc lúc nào cũng thành công, làm gì cũng may mắn, và hy vọng về những cuộc gặp mới vào năm 2025. Trong năm mới, chúng tôi sẽ tiếp tục giới thiệu những sự kiện thú vị nhất trong bài tổng quan truyền thống “Việt Nam trên báo chí nước ngoài”.
Tin thời sự
0
Để tham gia thảo luận
hãy kích hoạt hoặc đăng ký
loader
Phòng chat
Заголовок открываемого материала