Hà Nội “ô nhiễm không khí nhất thế giới”, Việt Nam học hỏi Bắc Kinh, New York

© Sputnik / Taras IvanovGiao thông trên đường phố Hà Nội
Giao thông trên đường phố Hà Nội - Sputnik Việt Nam, 1920, 07.01.2025
Đăng ký
Để xử lý ô nhiễm không khí ở Hà Nội, Việt Nam có thể học hỏi kinh nghiệm của các thành phố lớn như Bắc Kinh (Trung Quốc), New York (Mỹ), như tăng thu phí và hạn chế ô tô đi vào khu vực ô nhiễm nghiêm trọng hay tắc nghẽn giao thông.
Được biết, thời điểm 8h sáng nay 7/1, ứng dụng đo chỉ số chất lượng không khí IQAir xếp Hà Nội là thành phố ô nhiễm nhất thế giới, với AQI ở mức 272 - mức tím, được xem là rất có hại cho sức khỏe con người. Trong nhiều ngày qua, Hà Nội liên tục được ghi nhận có chỉ số chất lượng không khí đứng đầu danh sách các thành phố ô nhiễm không khí trên thế giới.

Giám sát tại 15 địa phương

Sáng ngày 7/1, Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã cho ý kiến đề cương giám sát chuyên đề của Quốc hội về “Việc thực hiện chính sách, pháp luật về bảo vệ môi trường kể từ khi Luật Bảo vệ môi trường năm 2020 có hiệu lực thi hành” – là chuyên đề giám sát tối cao của Quốc hội trong năm 2025.
Tại phiên họp, ông Lê Quang Huy – Chủ nhiệm Ủy ban Khoa học Công nghệ và Môi trường của Quốc hội cho biết, trong các nội dung đánh giá có hoạt động kiểm soát nguồn ô nhiễm và quản lý chất lượng môi trường nước, không khí...
Thành phố Hà Nội - Sputnik Việt Nam, 1920, 19.11.2024
Hà Nội sẽ giải quyết ô nhiễm không khí bằng cách nào?
Cụ thể, nội dung giám sát của Quốc hội tập trung vào công tác kiểm tra, thanh tra, kiểm toán, giám sát việc chấp hành pháp luật về bảo vệ môi trường và xử lý vi phạm, đấu tranh phòng, chống tội phạm về môi trường...
Theo đề cương, sẽ có 4 đoàn công tác thực hiện giám sát trực tiếp từ cuối tháng 6 đến trước ngày 31/7 tại 15 địa phương: Hà Nội, TP.HCM, Đà Nẵng, Cần Thơ, Hải Phòng, Bình Dương, Long An, Trà Vinh, Thái Nguyên, Quảng Ninh, Bắc Ninh, Thanh Hóa, Quảng Ngãi, Bình Thuận và Lâm Đồng.
Đoàn giám sát sẽ làm việc với các bộ thuộc lĩnh vực liên quan, tổ chức tọa đàm lấy ý kiến chuyên gia, nhà khoa học trước khi làm việc với Chính phủ.
Báo cáo kết quả giám sát và dự thảo nghị quyết giám sát chuyên đề dự kiến sẽ được trình lên Quốc hội tại kỳ họp thứ 10.

Kiểm soát bụi xây dựng

Cho ý kiến về kế hoạch nói trên, ông Nguyễn Đắc Vinh – Chủ nhiệm Ủy ban Văn hóa Giáo dục nhắc đến tình trạng ô nhiễm môi trường ở Hà Nội và đề nghị có đánh giá tổng thể.
“Chúng ta cứ nói ô nhiễm nhưng chưa thấy cơ quan nào đánh giá tổng thể là từ đâu. Theo tôi, đoàn giám sát cần rà soát nguồn phát thải công nghiệp, các khu công nghiệp lớn xung quanh Hà Nội, những cơ sở sản xuất lớn gây ô nhiễm thế nào”, ông Vinh đề xuất.
Hà Nội dự kiến sẽ hạn chế ô tô và xe máy chạy xăng tại 5 khu vực phát thải thấp - Sputnik Việt Nam, 1920, 13.11.2024
Hà Nội là thành phố ô nhiễm không khí thứ 3 thế giới
Chủ nhiệm Ủy ban Văn hóa Giáo dục cho rằng, với những đô thị phát triển thì việc phát sinh bụi xây dựng là đương nhiên, song cần có sự kiểm soát. Tăng trưởng nóng sẽ gắn với bụi xây dựng. Ngoài ra, còn có vấn đề ô nhiễm khu công nghiệp, xây dựng, ô nhiễm khu nông nghiệp do đốt rác thải, đốt vật liệu nông nghiệp.
Từ đó, ông Nguyễn Đắc Vinh đề nghị cơ quan chuyên môn, chức năng đưa ra vấn đề này và có biện pháp khắc phục.
“Như ở Bắc Kinh, có thời gian ô nhiễm nặng nề, nhưng sau khi chuyển hết sản xuất công nghiệp ra khu vực ngoại vi, tổ chức lại cây xanh, giờ đây Bắc Kinh có ai nói ô nhiễm nữa đâu”, ông Nguyễn Đắc Vinh dẫn chứng.

Tăng thu phí và hạn chế ô tô

Tại buổi họp, Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Khắc Định nhấn mạnh, hoạt động giám sát phải đưa ra được những kiến nghị chính sách mạnh mẽ theo nguyên tắc “ai gây ra ô nhiễm phải trả phí khắc phục môi trường”.
“Ai thải ra 100m3 nước thải phải trả phí xử lý 100m3 nước thải đó. Việc giám sát phải chú ý đặc thù của từng địa phương để có kế hoạch khác nhau. Ví dụ với Hà Nội, ô nhiễm không khí đang rất bức xúc thì tập trung vào lĩnh vực ô nhiễm không khí”, Phó Chủ tịch Quốc hội lưu ý.
Thủ tướng làm việc với Ban Thường vụ Thành ủy Hà Nội - Sputnik Việt Nam, 1920, 17.08.2024
Hà Nội ô nhiễm, ùn tắc và ngập úng
Về phần mình, ông Lê Công Thành – Thứ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường cho hay, đối với vấn đề ô nhiễm không khí ở Hà Nội, Chính phủ và UBND TP. Hà Nội đã có giải pháp nhưng chưa thực sự hiệu quả.

"Sau đợt giám sát này, chúng ta cần có hành động quyết liệt hơn, như kinh nghiệm Trung Quốc trước đây và gần nhất là New York, Mỹ. Họ đánh phí và không cho ôtô đi vào khu vực ô nhiễm nghiêm trọng hay tắc nghẽn giao thông", ông Thành phát biểu.

Thứ trưởng Lê Công Thành cho rằng, khắc phục tình trạng ô nhiễm không khí cần bắt đầu từ việc sửa đổi luật, nghị định kèm theo đó là ý thức và hành động quyết liệt của chính quyền địa phương.
Cũng theo ông Thành, Bộ Tài nguyên và Môi trường cũng đã có kế hoạch chi tiết để cùng đoàn giám sát giúp cuộc giám sát thiết thực, chỉ ra giải pháp.

Hà Nội ô nhiễm trầm trọng

Theo báo Lao động, vào thời điểm 8h sáng nay 7/1, ứng dụng đo chỉ số chất lượng không khí IQAir xếp Hà Nội là thành phố ô nhiễm nhất thế giới với AQI ở ngưỡng 272 - mức tím, rất có hại cho sức khỏe con người.
Trong nhiều ngày qua, Hà Nội vẫn là thành phố xếp top đầu thế giới về ô nhiễm không khí. Sáng nay, khu vực Tô Ngọc Vân (Tây Hồ) ghi nhận AQI mức 416, Ciputra (Tây Hồ) có AQI là 408, Quảng Khánh (Tây Hồ) có AQI là 372, Quảng Bá (Tây Hồ) có AQI là 320... Đây đều là chỉ số ô nhiễm ở ngưỡng nâu - mức nguy hại cho sức khỏe con người.
Các khu vực khác ở Hà Nội cũng ghi nhận AQI ở ngưỡng tím như Từ Hoa (Tây Hồ) AQI 256, Lê Duẩn (Hoàn Kiếm) AQI 256, Phố Lò Đúc AQI 270, Trần Hưng Đạo AQI 233...
Tình trạng ô nhiễm không khí ở Hà Nội đã trầm trọng hơn trong khoảng 10 năm gần đây. Theo kết quả quan trắc của Bộ Tài nguyên và Môi trường, ô nhiễm không khí ở Hà Nội bắt đầu từ khoảng tháng 10 và kéo dài đến tháng 4 năm sau, tập trung chủ yếu tại một số điểm có mật độ giao thông lớn và nhiều cơ sở sản xuất. Trong ngày có 2 khung giờ ô nhiễm nghiêm trọng là 6-8h và 17-19h.
Hồ Hoàn Kiếm ở Hà Nội - Sputnik Việt Nam, 1920, 12.12.2024
HĐND Hà Nội "chốt" thí điểm hạn chế phương tiện gây ô nhiễm ở quận Hoàn Kiếm, Ba Đình
Với quy mô dân số hơn 8 triệu, mật độ 2.398 người/km2, cao gấp 8,2 lần so với trung bình cả nước, số phương tiện giao thông đặc biệt lớn (1,1 triệu ôtô, 6,9 triệu xe máy), tháng 7/2021, TP. Hà Nội đã ban hành kế hoạch đo kiểm khí thải môtô, xe gắn máy cũ làm cơ sở đề xuất giải pháp cải thiện chất lượng không khí.
Thành phố Thủ đô cũng đã thông qua đề án Tăng cường quản lý phương tiện giao thông đường bộ nhằm giảm ùn tắc và ô nhiễm môi trường trên địa bàn giai đoạn 2017-2020 tầm nhìn đến năm 2030, khuyến khích sử dụng phương tiện công cộng.
Tin thời sự
0
Để tham gia thảo luận
hãy kích hoạt hoặc đăng ký
loader
Phòng chat
Заголовок открываемого материала