Sắp xếp xong bộ máy Chính phủ Việt Nam ngay trong tháng 2

© Depositphotos.comCờ việt nam
Cờ việt nam - Sputnik Việt Nam, 1920, 08.01.2025
Đăng ký
Chính phủ Việt Nam đặt mục tiêu hoàn thành việc sắp xếp bộ máy các cơ quan của Chính phủ ngay trong tháng 2/2025.
Năm 2025, Việt Nam phấn đấu tốc độ tăng trưởng cả nước đạt trên 8% hoặc 10%, nhằm tạo đà cho mục tiêu tăng trưởng 2 con số trong giai đoạn 2026-2030.

Hoàn thành sắp xếp bộ máy Chính phủ trong tháng 2

Sáng ngày 8/1, Hội nghị Tổng kết công tác năm 2024, triển khai nhiệm vụ năm 2025 của Chính phủ và chính quyền địa phương đã được tổ chức theo hình thức trực tuyến.
Dự hội nghị có Tổng Bí thư Tô Lâm, Chủ tịch nước Lương Cường, Thủ tướng Phạm Minh Chính, Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn, Thường trực Ban Bí thư Trần Cẩm Tú.
Hội nghị có ý nghĩa đặc biệt quan trọng, nhằm tập trung đánh giá tình hình, kết quả đạt được trên các lĩnh vực trong năm 2024.
Tại hội nghị, ông Nguyễn Hòa Bình – Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ đã trình bày báo cáo về phương hướng, nhiệm vụ trọng tâm, đột phá thực hiện kế hoạch kinh tế - xã hội năm 2024.
Báo cáo nêu rõ, tình hình kinh tế - xã hội Việt Nam tiếp tục phục hồi rất tích cực, tháng sau cao hơn tháng trước, năm 2024 đạt nhiều kết quả nổi bật trên tất cả các lĩnh vực và tốt hơn năm 2023.
Năm 2025 là năm có ý nghĩa vô cùng quan trọng, với nhiều sự kiện trọng đại của đất nước. Nhiệm vụ đặt ra là hết sức nặng nề, phải "tăng tốc và bứt phá" để đạt mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội của năm 2025 và cả nhiệm kỳ 2021-2025, tạo tiền đề thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội giai đoạn 2026-2030.
Thủ tướng chủ trì Họp Chính phủ thường kỳ tháng 10 năm 2024 - Sputnik Việt Nam, 1920, 07.01.2025
Việt Nam nghiên cứu đưa các tập đoàn, tổng công ty về Chính phủ
Chủ đề của năm 2025 là "Kỷ cương trách nhiệm; chủ động kịp thời; tinh gọn hiệu quả; tăng tốc bứt phá". Các chỉ tiêu chủ yếu là: phấn đấu tốc độ tăng trưởng cao hơn 8%; chỉ số giá tiêu dùng (CPI) tăng bình quân khoảng 4,5%; tỷ lệ hộ nghèo theo chuẩn nghèo đa chiều giảm khoảng 0,8%-1% và 71 chỉ tiêu khác.
Từ mục tiêu, chỉ tiêu nêu trên, Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ đưa ra 8 nhiệm vụ, giải pháp trọng tâm, đột phá năm 2025.
Trong đó, nhiệm vụ hàng đầu là hoàn thiện thể chế là "đột phá của đột phá"; tinh gọn bộ máy, nâng cao hiệu lực, hiệu quả; tổ chức thành công đại hội đảng các cấp, tiến tới Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIV của Đảng; tập trung sắp xếp tổ chức bộ máy gắn với phân cấp, phân quyền, phát huy tính chủ động, tự lực, tự cường của các cấp; xóa bỏ cơ chế "xin - cho".
Đáng chú ý, Chính phủ Việt Nam sẽ hoàn thành việc sắp xếp bộ máy các cơ quan của Chính phủ ngay trong tháng 2/2025. Đồng thời, triển khai hiệu quả cơ chế, chính sách, chế độ trong sắp xếp tổ chức bộ máy.

Phấn đấu tăng trưởng trên 8% hoặc 10%

Để thúc đẩy tăng trưởng, Chính phủ sẽ chỉ đạo tập trung xây dựng kịch bản tăng trưởng kinh tế năm 2025 của cả nước và từng địa phương, phấn đấu tốc độ tăng trưởng cả nước năm 2025 đạt trên 8% hoặc 10% trong điều kiện thuận lợi. Điều này sẽ tạo đà, tạo lực, tạo thế, tạo niềm tin cho tăng trưởng 2 con số trong giai đoạn 2026-2030.
Những địa phương có tiềm năng, thế mạnh, các thành phố lớn, địa phương là đầu tàu, cực tăng trưởng cần phấn đấu đạt mức tăng trưởng cao hơn bình quân chung cả nước; phấn đấu thu ngân sách nhà nước năm 2025 cao hơn ít nhất 10% so với năm 2024; triệt để thực hiện việc tiết kiệm chi, nhất là chi thường xuyên.
Ngoài ra, ngành du lịch phấn đấu năm 2025 thu hút 120-130 triệu lượt khách trong nước và 20 triệu khách quốc tế; phấn đấu năm 2025 nằm trong nhóm 4 nước dẫn đầu ASEAN về xếp hạng Chính phủ điện tử…
Thủ tướng chủ trì Họp Chính phủ Thường kỳ tháng 10 năm 2024 - Sputnik Việt Nam, 1920, 07.01.2025
Thủ tướng Phạm Minh Chính thăm Lào và chủ trì kỳ họp Ủy ban liên Chính phủ Việt Nam - Lào
Phó Thủ tướng Thường trực cũng lưu ý, cần huy động tối đa các nguồn lực xã hội, khai thác hiệu quả nguồn lực từ doanh nghiệp nhà nước, phát triển mạnh doanh nghiệp tư nhân; khẩn trương tháo gỡ vướng mắc để khơi thông hiệu quả các nguồn lực từ thị trường bất động sản, chứng khoán, trái phiếu doanh nghiệp.
Song song đó, cần đẩy mạnh phát triển kết cấu hạ tầng chiến lược, đặc biệt là với các dự án trọng điểm quốc gia.
"Phấn đấu đến hết năm 2025 hoàn thành 3.000km đường bộ cao tốc và trên 1.000km đường bộ ven biển; tập trung nâng cấp, mở rộng một số tuyến đường cao tốc theo quy mô quy hoạch; khai thác dự án nhà ga T3 Tân Sơn Nhất, T2 Nội Bài; xây dựng đường sắt tốc độ cao Bắc - Nam, các tuyến kết nối với Trung Quốc, đường sắt đô thị tại Hà Nội và TP.HCM", - ông Nguyễn Hoà Bình cho biết.
Cùng với đó, lãnh đạo Chính phủ xác định cần đẩy mạnh công tác xây dựng Đảng, phòng, chống tham nhũng, tiêu cực, lãng phí; phát triển văn hóa, bảo đảm an sinh xã hội, chủ động phòng, chống thiên tai, ứng phó với biến đổi khí hậu;
Xây dựng Trung tâm Tài chính quốc tế tại TP.HCM và TP. Đà Nẵng, khu thương mại tự do tại một số địa phương trọng điểm về kinh tế;
Hội nghị của Chính phủ quán triệt, triển khai Tổng kết việc thực hiện Nghị quyết số 18-NQ/TW. - Sputnik Việt Nam, 1920, 04.12.2024
Bộ máy Chính phủ Việt Nam sẽ thế nào sau tinh gọn?
Bên cạnh đó, tập trung rà soát, tháo gỡ triệt để các khó khăn, vướng mắc của các dự án, đặc biệt là các dự án năng lượng tái tạo đã đầu tư, các dự án BOT, bất động sản tồn đọng, kéo dài.
Tin thời sự
0
Để tham gia thảo luận
hãy kích hoạt hoặc đăng ký
loader
Phòng chat
Заголовок открываемого материала