https://kevesko.vn/20250110/thu-tuong-quan-he-viet-lao-hat-gao-can-doi-cong-rau-be-nua-33959666.html
Thủ tướng: Quan hệ Việt-Lào “hạt gạo cắn đôi, cọng rau bẻ nửa”
Thủ tướng: Quan hệ Việt-Lào “hạt gạo cắn đôi, cọng rau bẻ nửa”
Sputnik Việt Nam
Chiều 9/1, tại Thủ đô Vientiane (Lào), Thủ tướng Phạm Minh Chính và Thủ tướng Lào Sonexay Siphandone đồng chủ trì Hội nghị Hợp tác đầu tư Việt Nam-Lào năm 2025... 10.01.2025, Sputnik Việt Nam
2025-01-10T11:06+0700
2025-01-10T11:06+0700
2025-01-10T11:06+0700
việt nam
thông tin
lào
hợp tác
kinh tế
ngoại giao
chuyến thăm
phạm minh chính
https://cdn.img.kevesko.vn/img/07e9/01/0a/33962985_0:123:2000:1248_1920x0_80_0_0_3a605c8f528c6cbe25099c7c6932d874.jpg
Đây là sự kiện mở đầu năm 2025, truyền tải thông điệp, quyết tâm của Chính phủ hai nước tới cộng đồng doanh nghiệp về nâng cao hiệu quả thực chất hợp tác kinh tế-thương mại- đầu tư Việt Nam - Lào trong năm 2025 và giai đoạn tiếp theo.Hợp tác đầu tư Việt Nam - Lào cũng là một nội dung quan trọng mà hai Thủ tướng đã trao đổi, thống nhất tại Phiên họp lần thứ 47 Ủy ban liên Chính phủ Việt Nam - Lào vào sáng cùng ngày.Tại hội nghị, Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Chủ tịch Ủy ban hợp tác Lào - Nam Phet Phomphiphak đã giới thiệu về môi trường, chính sách thu hút đầu tư của Lào.Bộ trưởng Kế hoạch và Đầu tư Nguyễn Chí Dũng, Chủ tịch Ủy ban hợp tác Việt Nam - Lào, đánh giá về tình hình hợp tác đầu tư giữa hai nước và định hướng năm 2025.Các đại biểu doanh nghiệp lớn của hai nước cũng trình bày về cơ hội, khả năng hợp tác, đầu tư, đặc biệt là định hướng đầu tư của các doanh nghiệp Việt Nam tại Lào thời gian tới, tập trung vào các lĩnh vực khoáng sản như muối mỏ Kali, khai thác chế biến bauxite, nông nghiệp, hàng không…; đồng thời nêu một số khó khăn, vướng mắc và đề xuất, kiến nghị.Phát biểu tại hội nghị, Thủ tướng Lào Sonexay Siphandone đánh giá thời gian qua, nhiều dự án đầu tư trên các lĩnh vực của các doanh nghiệp Việt Nam đầu tư tại Lào được triển khai rất tích cực, hiệu quả.Thủ tướng Lào khẳng định Chính phủ Lào luôn tích cực đôn đốc xúc tiến đầu tư của các doanh nghiệp Việt Nam vào các ngành, lĩnh vực phù hợp kế hoạch, ưu tiên phát triển kinh tế. Chính phủ Lào đã xem xét áp dụng một số chính sách đặc thù để khuyến khích các doanh nghiệp Việt Nam vào đầu tư.Thủ tướng cũng cho biết năm 2024, kinh tế vĩ mô Lào đã dần ổn định hơn, GDP đạt mức tăng trưởng khá (4,6%); tỉ giá hối đoái và lạm phát đang trên đà giảm; cán cân thương mại và thu ngân sách đã có thặng dư; khách du lịch quốc tế đến Lào tăng... Đây là nhân tố quan trọng để Lào thu hút tốt hơn các nguồn lực cho đầu tư phát triển và đặt mục tiêu tăng trưởng cao hơn thời gian tới.Chính phủ Lào đang tiếp tục tích cực cải thiện môi trường đầu tư, kinh doanh, đồng thời triển khai các chiến lược lớn về hội nhập và kết nối kinh tế; phát triển bền vững, xanh; chuyển đổi số.Thủ tướng Lào nêu rõ, Chính phủ hai nước có quyết tâm cao và nhất trí hai bên cần tập trung phát triển hạ tầng giao thông, thúc đẩy hội nhập và kết nối, đặc biệt là thúc đẩy các dự án kết nối với Việt Nam như các dự án đường sắt, đường bộ, cảng biển Vũng Áng 1, 2, 3; thúc đẩy hợp tác hàng không…Thủ tướng Sonexay Siphandone kêu gọi doanh nghiệp Việt Nam và Lào tăng cường tìm hiểu các cơ hội hợp tác, đầu tư trên các lĩnh vực, nhất là đẩy mạnh hợp tác phát triển các khu công nghiệp để tăng cường chế biến sâu các nguyên liệu của Lào, trên cơ sở Việt Nam có kinh nghiệm phát triển các khu công nghiệp như khu công nghiệp Việt Nam – Singapore (VSIP). Phát triển năng lượng sạch, năng lượng gió… cũng là những lĩnh vực khuyến khích đầu tư.Thủ tướng Lào lưu ý các doanh nghiệp đầu tư vào Lào cần quan tâm bảo vệ môi trường, sử dụng hiệu quả đất đai, tăng cường ứng dụng khoa học công nghệ hiện đại, trí tuệ nhân tạo (AI) để nâng cao năng lực sản xuất, góp phần đào tạo nguồn nhân lực, nâng cao kỹ năng nghề cho lao động Lào…Thủ tướng Sonexay Siphandone mong hai bên phát huy truyền thống hợp tác tốt đẹp, tiếp tục tổ chức thêm nhiều diễn đàn, hội nghị thúc đẩy hợp tác kinh tế mạnh mẽ hơn, hiệu quả hơn, tương xứng mối quan hệ đặc biệt hết sức tốt đẹp giữa hai nước.Doanh nghiệp 2 nước đầu tư kinh doanh tại hai nước bằng cả trí tuệ và trái timChia sẻ với các đại biểu, Thủ tướng Phạm Minh Chính nêu rõ năm 2025, cả hai nước đều bước vào năm cuối cùng của nhiệm kỳ Đại hội Đảng tại mỗi nước. Trong bối cảnh có nhiều khó khăn, thách thức, tình hình khu vực và thế giới đang diễn biến nhanh, phức tạp và khó lường, trước nhiều vấn đề mang tính toàn dân, toàn diện, toàn cầu, hai nước Việt Nam – Lào có quan hệ đặc biệt càng phải đoàn kết, thống nhất hơn nữa để ứng phó với các vấn đề phát sinh và tiếp tục xây dựng, phát triển đất nước.Thủ tướng nhấn mạnh, quan hệ Việt Nam - Lào là quan hệ đặc biệt và có đặc thù riêng "hạt gạo cắn đôi, cọng rau bẻ nửa", "chung dải Trường Sơn" vì vậy phải có cơ chế đối xử với nhau một cách đặc biệt, từ trái tim đến trái tim để phải có trách nhiệm và nghĩa vụ với nhau.Với phương châm "giúp bạn là giúp mình", Thủ tướng kêu gọi doanh nghiệp 2 nước đoàn kết thống nhất, giúp đỡ nhau để cùng tiến bộ, cùng lắng nghe thấu hiểu, cùng làm, cùng thắng, cùng phát triển, cùng chia sẻ niềm vui và hạnh phúc và niềm tự hào.Thủ tướng nhấn mạnh, hai nước đã đoàn kết thống nhất rồi thì càng phải đoàn kết thống nhất hơn nữa, các doanh nghiệp hai nước cũng phải vậy, phải đoàn kết làm vì sự phát triển chung của hai đất nước, phải đặt lợi ích của hai đất nước lên trên hết để làm, vì sự phát triển chung của hai đất nước, vì sự tri ân của những người đã ngã xuống vì độc lập tự do cho cả hai đất nước.Thủ tướng chỉ rõ, Việt Nam và Lào có vị trí thuận lợi, núi liền núi, sông liền sông, có tiềm năng lợi thế về văn hóa, con người, nhưng phát triển chưa tương xứng với tiềm năng lợi thế, cơ hội nổi trội, lợi thế cạnh tranh của mỗi nước. Thủ tướng đặt câu hỏi: Trong thời gian tới, Thủ tướng Phạm Minh Chính yêu cầu phải quyết tâm cao, nỗ lực lớn, phân công rõ người, rõ việc, rõ thời gian, rõ trách nhiệm tập trung tháo gỡ thể chế, hạ tầng mềm, hạ tầng cứng, nhất là hạ tầng về giao thông, tập trung tháo gỡ các vấn đề về cảng Vũng Áng; tập trung kết nối chuỗi cung ứng, các nguyên liệu đầu vào, kết nối các doanh nghiệp với doanh nghiệp, kết nối mở rộng thị trường hai nước.Thủ tướng đề nghị các Bộ, ngành tiếp tục cắt giảm thủ tục hành chính, phân cấp phân quyền cho các địa phương để thuận tiện cho người dân, doanh nghiệp, tiết giảm chi phí đầu vào. Phải tập trung huy động mọi nguồn lực cho sự phát triển, theo đó, nguồn lực bắt nguồn từ tư duy, động lực bắt nguồn từ sự đổi mới cho nên phải thay đổi tư duy, phải làm mới các động lực tăng trưởng truyền thống, thúc đẩy các động lực tăng trưởng mới, lực lượng sản xuất mới như kinh tế số, kinh tế xanh, internet vạn vật…Thủ tướng nhấn mạnh thời gian, trí tuệ và sự quyết đoán, quyết liệt tạo nên sự thành công. Các doanh nghiệp hai nước đầu tư, sản xuất kinh doanh tại Lào cũng chính là đầu tư cho Việt Nam, ngược lại sản xuất đầu tư kinh doanh tại Việt Nam cũng chính là đầu tư sản xuất kinh doanh tại Lào. Doanh nghiệp hai nước đầu tư cho nhau không chỉ đơn thuần là đầu tư, kinh doanh, sản xuất dịch vụ mà là sự đặt lòng tin vào nhau, là sự tri ân với các thế hệ đi trước. Thủ tướng kêu gọi doanh nghiệp 2 nước tiếp tục đầu tư kinh doanh tại hai nước bằng cả trí tuệ, trái tim, để vun đắp cho tình hữu nghị vĩ đại giữa hai đất nước.Đối với các kiến nghị của doanh nghiệp hai nước, Thủ tướng chỉ rõ, tinh thần vướng mắc ở đâu thì tháo gỡ ở đó, không đùn đẩy né tránh trách nhiệm, các Bộ, ngành, địa phương hai nước phải giải quyết với tất cả trách nhiệm của mình, xứng đáng với quan hệ hữu nghị vĩ đại giữa hai đất nước.Tại Hội nghị, có 13 giấy chứng nhận đầu tư và thỏa thuận đầu tư được trao cho doanh nghiệp hai nước. Trong đó, phía Việt Nam trao Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư ra nước ngoài điều chỉnh cho 3 doanh nghiệp Việt Nam có dự án đầu tư tại Lào. Phía Lào trao 4 giấy chứng nhận, hợp đồng và giấy phép đầu tư cho doanh nghiệp Việt Nam có dự án tại Lào. Doanh nghiệp hai bên đã trao 6 thỏa thuận hợp tác trong các lĩnh vực hàng không, tài chính, năng lượng, nông nghiệp, đào tạo nguồn nhân lực.
https://kevesko.vn/20250107/thu-tuong-pham-minh-chinh-tham-lao-va-chu-tri-ky-hop-uy-ban-lien-chinh-phu-viet-nam---lao-33923016.html
https://kevesko.vn/20241125/cuoc-hop-cua-3-bo-truong-quoc-phong-viet-nam--lao--campuchia-33131136.html
https://kevesko.vn/20241010/tim-giai-phap-tang-cuong-hop-tac-va-day-manh-quan-he-giua-viet-nam-lao-campuchia-32299066.html
lào
Sputnik Việt Nam
moderator.vn@sputniknews.com
+74956456601
MIA „Rossiya Segodnya“
2025
Sputnik Việt Nam
moderator.vn@sputniknews.com
+74956456601
MIA „Rossiya Segodnya“
tin thời sự
vn_VN
Sputnik Việt Nam
moderator.vn@sputniknews.com
+74956456601
MIA „Rossiya Segodnya“
https://cdn.img.kevesko.vn/img/07e9/01/0a/33962985_86:0:1914:1371_1920x0_80_0_0_3bf99dd43c14cb40cf78bb914cfe3cce.jpgSputnik Việt Nam
moderator.vn@sputniknews.com
+74956456601
MIA „Rossiya Segodnya“
việt nam, thông tin, lào, hợp tác, kinh tế, ngoại giao, chuyến thăm, phạm minh chính
việt nam, thông tin, lào, hợp tác, kinh tế, ngoại giao, chuyến thăm, phạm minh chính
Đây là sự kiện mở đầu năm 2025, truyền tải thông điệp, quyết tâm của
Chính phủ hai nước tới cộng đồng doanh nghiệp về nâng cao hiệu quả thực chất hợp tác kinh tế-thương mại- đầu tư Việt Nam - Lào trong năm 2025 và giai đoạn tiếp theo.
Hợp tác đầu tư Việt Nam - Lào cũng là một nội dung quan trọng mà hai Thủ tướng đã trao đổi, thống nhất tại Phiên họp lần thứ 47 Ủy ban liên Chính phủ Việt Nam - Lào vào sáng cùng ngày.
Tại hội nghị, Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Chủ tịch Ủy ban hợp tác Lào - Nam Phet Phomphiphak đã giới thiệu về môi trường, chính sách thu hút đầu tư của Lào.
Bộ trưởng Kế hoạch và Đầu tư Nguyễn Chí Dũng, Chủ tịch Ủy ban hợp tác Việt Nam - Lào, đánh giá về tình hình hợp tác đầu tư giữa hai nước và định hướng năm 2025.
Các đại biểu doanh nghiệp lớn của hai nước cũng trình bày về cơ hội, khả năng hợp tác, đầu tư, đặc biệt là định hướng đầu tư của các
doanh nghiệp Việt Nam tại Lào thời gian tới, tập trung vào các lĩnh vực khoáng sản như muối mỏ Kali, khai thác chế biến bauxite, nông nghiệp, hàng không…; đồng thời nêu một số khó khăn, vướng mắc và đề xuất, kiến nghị.
Phát biểu tại hội nghị, Thủ tướng Lào Sonexay Siphandone đánh giá thời gian qua, nhiều dự án đầu tư trên các lĩnh vực của các doanh nghiệp Việt Nam đầu tư tại Lào được triển khai rất tích cực, hiệu quả.
Thủ tướng Lào khẳng định Chính phủ Lào luôn tích cực đôn đốc xúc tiến đầu tư của các doanh nghiệp Việt Nam vào các ngành, lĩnh vực phù hợp kế hoạch, ưu tiên phát triển kinh tế. Chính phủ Lào đã xem xét áp dụng một số chính sách đặc thù để khuyến khích các doanh nghiệp Việt Nam vào đầu tư.
Thủ tướng cũng cho biết năm 2024, kinh tế vĩ mô Lào đã dần ổn định hơn, GDP đạt mức tăng trưởng khá (4,6%); tỉ giá hối đoái và lạm phát đang trên đà giảm; cán cân thương mại và thu ngân sách đã có thặng dư; khách du lịch quốc tế đến Lào tăng... Đây là nhân tố quan trọng để Lào thu hút tốt hơn các nguồn lực cho đầu tư phát triển và đặt mục tiêu tăng trưởng cao hơn thời gian tới.
Chính phủ Lào đang tiếp tục tích cực cải thiện môi trường đầu tư, kinh doanh, đồng thời triển khai các chiến lược lớn về hội nhập và kết nối kinh tế; phát triển bền vững, xanh; chuyển đổi số.
Thủ tướng Lào nêu rõ, Chính phủ hai nước có quyết tâm cao và nhất trí hai bên cần tập trung phát triển hạ tầng giao thông, thúc đẩy hội nhập và kết nối, đặc biệt là thúc đẩy các dự án kết nối với Việt Nam như các dự án đường sắt, đường bộ, cảng biển Vũng Áng 1, 2, 3; thúc đẩy hợp tác hàng không…
Thủ tướng Sonexay Siphandone kêu gọi doanh nghiệp Việt Nam và Lào tăng cường tìm hiểu các cơ hội hợp tác, đầu tư trên các lĩnh vực, nhất là đẩy mạnh hợp tác phát triển các khu công nghiệp để tăng cường chế biến sâu các nguyên liệu của Lào, trên cơ sở Việt Nam có kinh nghiệm phát triển các khu công nghiệp như khu công nghiệp Việt Nam – Singapore (VSIP). Phát triển năng lượng sạch, năng lượng gió… cũng là những lĩnh vực khuyến khích đầu tư.
Thủ tướng Lào lưu ý các doanh nghiệp đầu tư vào Lào cần quan tâm bảo vệ môi trường, sử dụng hiệu quả đất đai, tăng cường ứng dụng khoa học công nghệ hiện đại, trí tuệ nhân tạo (AI) để nâng cao năng lực sản xuất, góp phần đào tạo nguồn nhân lực, nâng cao kỹ năng nghề cho lao động Lào…
Thủ tướng Sonexay Siphandone mong hai bên phát huy truyền thống hợp tác tốt đẹp, tiếp tục tổ chức thêm nhiều diễn đàn, hội nghị thúc đẩy hợp tác kinh tế mạnh mẽ hơn, hiệu quả hơn, tương xứng mối quan hệ đặc biệt hết sức tốt đẹp giữa hai nước.
Doanh nghiệp 2 nước đầu tư kinh doanh tại hai nước bằng cả trí tuệ và trái tim
Chia sẻ với các đại biểu, Thủ tướng Phạm Minh Chính nêu rõ năm 2025, cả hai nước đều bước vào năm cuối cùng của nhiệm kỳ Đại hội Đảng tại mỗi nước. Trong bối cảnh có nhiều khó khăn, thách thức, tình hình khu vực và thế giới đang diễn biến nhanh, phức tạp và khó lường, trước nhiều vấn đề mang tính toàn dân, toàn diện, toàn cầu, hai nước Việt Nam – Lào có quan hệ đặc biệt càng phải đoàn kết, thống nhất hơn nữa để ứng phó với các vấn đề phát sinh và tiếp tục xây dựng, phát triển đất nước.
Thủ tướng nhấn mạnh, quan hệ Việt Nam - Lào là quan hệ đặc biệt và có đặc thù riêng "hạt gạo cắn đôi, cọng rau bẻ nửa", "chung dải Trường Sơn" vì vậy phải có cơ chế đối xử với nhau một cách đặc biệt, từ trái tim đến trái tim để phải có trách nhiệm và nghĩa vụ với nhau.
Với phương châm "giúp bạn là giúp mình", Thủ tướng kêu gọi doanh nghiệp 2 nước đoàn kết thống nhất, giúp đỡ nhau để cùng tiến bộ, cùng lắng nghe thấu hiểu, cùng làm, cùng thắng, cùng phát triển, cùng chia sẻ niềm vui và hạnh phúc và niềm tự hào.
Thủ tướng nhấn mạnh, hai nước đã đoàn kết thống nhất rồi thì càng phải đoàn kết thống nhất hơn nữa, các doanh nghiệp hai nước cũng phải vậy, phải đoàn kết làm vì sự phát triển chung của hai đất nước, phải đặt lợi ích của hai đất nước lên trên hết để làm, vì sự phát triển chung của hai đất nước, vì sự tri ân của những người đã ngã xuống vì độc lập tự do cho cả hai đất nước.
25 Tháng Mười Một 2024, 22:24
Thủ tướng chỉ rõ, Việt Nam và Lào có vị trí thuận lợi, núi liền núi, sông liền sông, có tiềm năng lợi thế về văn hóa, con người, nhưng phát triển chưa tương xứng với tiềm năng lợi thế, cơ hội nổi trội, lợi thế cạnh tranh của mỗi nước. Thủ tướng đặt câu hỏi:
"Nguyên nhân vì đâu? Nhận thức thì đã rõ, nhưng thực hiện thì chưa quyết tâm, quyết liệt. Thứ 2 là vướng mắc về thể chế, mà thể chế là do con người đặt ra, vậy phải cùng nhau lắng nghe ý kiến của các doanh nghiệp để tập trung tháo gỡ từ các cơ chế, chính sách. Thứ 3 là do kết nối hạ tầng chưa phát triển".
Trong thời gian tới,
Thủ tướng Phạm Minh Chính yêu cầu phải quyết tâm cao, nỗ lực lớn, phân công rõ người, rõ việc, rõ thời gian, rõ trách nhiệm tập trung tháo gỡ thể chế, hạ tầng mềm, hạ tầng cứng, nhất là hạ tầng về giao thông, tập trung tháo gỡ các vấn đề về cảng Vũng Áng; tập trung kết nối chuỗi cung ứng, các nguyên liệu đầu vào, kết nối các doanh nghiệp với doanh nghiệp, kết nối mở rộng thị trường hai nước.
Thủ tướng đề nghị các Bộ, ngành tiếp tục cắt giảm thủ tục hành chính, phân cấp phân quyền cho các địa phương để thuận tiện cho người dân, doanh nghiệp, tiết giảm chi phí đầu vào. Phải tập trung huy động mọi nguồn lực cho sự phát triển, theo đó, nguồn lực bắt nguồn từ tư duy, động lực bắt nguồn từ sự đổi mới cho nên phải thay đổi tư duy, phải làm mới các động lực tăng trưởng truyền thống, thúc đẩy các động lực tăng trưởng mới, lực lượng sản xuất mới như kinh tế số, kinh tế xanh, internet vạn vật…
Thủ tướng nhấn mạnh thời gian, trí tuệ và sự quyết đoán, quyết liệt tạo nên sự thành công. Các doanh nghiệp hai nước đầu tư, sản xuất kinh doanh tại Lào cũng chính là
đầu tư cho Việt Nam, ngược lại sản xuất đầu tư kinh doanh tại Việt Nam cũng chính là đầu tư sản xuất kinh doanh tại Lào. Doanh nghiệp hai nước đầu tư cho nhau không chỉ đơn thuần là đầu tư, kinh doanh, sản xuất dịch vụ mà là sự đặt lòng tin vào nhau, là sự tri ân với các thế hệ đi trước. Thủ tướng kêu gọi doanh nghiệp 2 nước tiếp tục đầu tư kinh doanh tại hai nước bằng cả trí tuệ, trái tim, để vun đắp cho tình hữu nghị vĩ đại giữa hai đất nước.
10 Tháng Mười 2024, 11:44
Đối với các kiến nghị của doanh nghiệp hai nước, Thủ tướng chỉ rõ, tinh thần vướng mắc ở đâu thì tháo gỡ ở đó, không đùn đẩy né tránh trách nhiệm, các Bộ, ngành, địa phương hai nước phải giải quyết với tất cả trách nhiệm của mình, xứng đáng với quan hệ hữu nghị vĩ đại giữa hai đất nước.
Tại Hội nghị, có 13 giấy chứng nhận đầu tư và thỏa thuận đầu tư được trao cho doanh nghiệp hai nước. Trong đó, phía Việt Nam trao Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư ra nước ngoài điều chỉnh cho 3 doanh nghiệp Việt Nam có dự án đầu tư tại Lào. Phía Lào trao 4 giấy chứng nhận, hợp đồng và giấy phép đầu tư cho doanh nghiệp Việt Nam có dự án tại Lào. Doanh nghiệp hai bên đã trao 6 thỏa thuận hợp tác trong các lĩnh vực hàng không, tài chính, năng lượng, nông nghiệp, đào tạo nguồn nhân lực.