https://kevesko.vn/20250120/nga-san-sang-thu-hut-lao-dong-tu-viet-nam-34125405.html
Nga sẵn sàng thu hút lao động từ Việt Nam
Nga sẵn sàng thu hút lao động từ Việt Nam
Sputnik Việt Nam
Để đáp ứng nhu cầu lao động của nền kinh tế, Nga hiện đang đàm phán với Việt Nam về thu hút lao động từ Việt Nam. Nhưng các chuyên gia cho rằng, ở thời điểm... 20.01.2025, Sputnik Việt Nam
2025-01-20T18:27+0700
2025-01-20T18:27+0700
2025-01-20T18:29+0700
quan điểm-ý kiến
tác giả
việt nam
nga
luật lao động
người lao động
thế giới
kinh tế
kinh doanh
mikhail mishustin
https://cdn.img.kevesko.vn/img/07e9/01/14/34126467_0:0:1280:720_1920x0_80_0_0_a14569e8180e8aa20ee01cc5df15abe0.jpg
Bộ trưởng Bộ Phát triển Kinh tế Nga Maxim Reshetnikov đã có phát biểu về việc Nga chuẩn bị mở rộng hợp tác với Việt Nam trong lĩnh vực thu hút lao động nhập cư từ Việt Nam để đáp ứng nhu cầu lao động của nền kinh tế và hiện đang đàm phán với phía Việt Nam về vấn đề này.Phía Nga nói về việc cần lao động từ Việt NamTại đối thoại doanh nghiệp cấp cao Nga - Việt Nam được tổ chức trong khuôn khổ chuyến thăm Việt Nam kéo dài hai ngày (14-15/1/2025) của Thủ tướng Chính phủ Nga Mikhail Mishustin, vấn đề thu hút lao động Việt Nam đã được đề cập tới. Ông Anton Alikhanov, Bộ trưởng Công thương Nga, tại diễn đàn này, đã đưa ra đánh giá về những lợi ích của việc tuyển dụng lao động Việt Nam vào các nhà máy và xí nghiệp của Nga. Theo lời ông Anton Alikhanov, lao động Việt Nam tham gia vào nhiều doanh nghiệp công nghiệp, không chỉ những doanh nghiệp liên quan đến công nghiệp nhẹ - lĩnh vực mà Việt Nam có truyền thống mạnh.Trong khi đó, ở Nga, nhu cầu về người di cư có tay nghề vẫn còn cao trong bối cảnh thiếu hụt nguồn lao động. Theo Rosstat (Cơ quan thống kê Nga), tính đến cuối quý 3 năm 2024, có 2,7 triệu việc làm còn trống trong các doanh nghiệp vừa và lớn. So với cùng kỳ năm 2023, năm 2024, nhu cầu lao động tại Nga tăng 410.000 người.Phía Nga sẵn sàng thành lập một trường học tại Việt Nam để dạy tiếng Nga cho công nhânBộ trưởng Bộ Phát triển Kinh tế Maxim Reshetnikov cũng cho biết Nga đang chuẩn bị tiếp nhận lao động di cư từ Việt Nam nhằm đáp ứng nhu cầu lao động của nền kinh tế. Theo ông, các cuộc đàm phán đang được tiến hành giữa Nga và Việt Nam về việc đào tạo nhân sự, cụ thể là việc thành lập một trường học tại Việt Nam để dạy tiếng Nga cho công nhân.Ông cũng nhấn mạnh rằng, nền kinh tế Nga có mức lương có tính cạnh tranh trên toàn cầu.Lao động Việt Nam có sẵn sàng sang Nga kiếm tiền không?Một số chuyên gia cho rằng, lao động di cư Việt Nam ngày nay cũng được chào đón tại các xí nghiệp, nhà máy của Nga, đặc biệt là trong ngành may mặc, chế biến thủy sản. Để giải quyết bài toán giảm lượng lao động di cư bất hợp pháp, cần tuyên truyền rộng rãi và thông tin giải thích cho lao động có nguyện vọng làm việc ở Nga về chính sách, trong đó có các quy định cấp phép lao động. Hơn nữa, các cơ quan chức năng phải quyết liệt điều tra phát hiện những người tổ chức di cư bất hợp pháp, xử phạt nghiêm minh các nhân viên, quan chức nhà nước và cơ quan thực thi pháp luật có hoạt động “bảo kê".Nhưng cũng có chuyên gia cho rằng, việc thu hút lao động Việt Nam sang Nga hiện nay là một bài toán rất khó thực thi.Một nguyên nhân nữa cũng được cho là không góp phần vào sự tăng trưởng của làn sóng di cư lao động từ Việt Nam. Đó là chế độ thị thực. Việc xin thị thực lao động tại Nga là một quá trình dài và tốn kém.Theo Cục Quản lý lao động ngoài nước thuộc Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội Việt Nam, trong 11 tháng năm 2024, tổng số lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài là 143.160 người. Người Việt Nam làm việc tại hơn 40 quốc gia và vùng lãnh thổ.Còn theo Rosstat, năm 2024, số lao động di cư từ Việt Nam là 0.
https://kevesko.vn/20250118/tin-tuc-tuyet-voi-cho-nga-va-viet-nam-34098245.html
https://kevesko.vn/20250109/vai-net-phac-hoa-buc-tranh-kinh-te-viet-nam-nam-2025-33950894.html
https://kevesko.vn/20250110/27-can-bo-cua-mot-so-xin-nghi-huu-som-tao-dieu-kien-cho-cong-tac-tinh-gon-bo-may-33960415.html
Sputnik Việt Nam
moderator.vn@sputniknews.com
+74956456601
MIA „Rossiya Segodnya“
2025
Hoàng Hoa
https://cdn.img.kevesko.vn/img/592/84/5928448_0:0:959:959_100x100_80_0_0_34c9391189769b2e23a9a6c64a303c8f.jpg
Hoàng Hoa
https://cdn.img.kevesko.vn/img/592/84/5928448_0:0:959:959_100x100_80_0_0_34c9391189769b2e23a9a6c64a303c8f.jpg
tin thời sự
vn_VN
Sputnik Việt Nam
moderator.vn@sputniknews.com
+74956456601
MIA „Rossiya Segodnya“
https://cdn.img.kevesko.vn/img/07e9/01/14/34126467_320:0:1280:720_1920x0_80_0_0_5b384c0e39bb02a475ee37265c11a5c5.jpgSputnik Việt Nam
moderator.vn@sputniknews.com
+74956456601
MIA „Rossiya Segodnya“
Hoàng Hoa
https://cdn.img.kevesko.vn/img/592/84/5928448_0:0:959:959_100x100_80_0_0_34c9391189769b2e23a9a6c64a303c8f.jpg
quan điểm-ý kiến, tác giả, việt nam, nga, luật lao động, người lao động, thế giới, kinh tế, kinh doanh, mikhail mishustin, hợp tác nga-việt, bộ lao động - thương binh và xã hội
quan điểm-ý kiến, tác giả, việt nam, nga, luật lao động, người lao động, thế giới, kinh tế, kinh doanh, mikhail mishustin, hợp tác nga-việt, bộ lao động - thương binh và xã hội
Nga sẵn sàng thu hút lao động từ Việt Nam
18:27 20.01.2025 (Đã cập nhật: 18:29 20.01.2025) Để đáp ứng nhu cầu lao động của nền kinh tế, Nga hiện đang đàm phán với Việt Nam về thu hút lao động từ Việt Nam. Nhưng các chuyên gia cho rằng, ở thời điểm hiện tại, Nga không thể cạnh tranh nổi với các thị trường lao động khác đang thu hút lao động phổ thông từ Việt Nam.
Bộ trưởng Bộ Phát triển Kinh tế Nga Maxim Reshetnikov đã có phát biểu về việc Nga chuẩn bị mở rộng hợp tác với Việt Nam trong lĩnh vực thu hút lao động nhập cư từ Việt Nam để đáp ứng nhu cầu lao động của nền kinh tế và hiện đang đàm phán với phía Việt Nam về vấn đề này.
Phía Nga nói về việc cần lao động từ Việt Nam
Tại đối thoại doanh nghiệp cấp cao Nga - Việt Nam được tổ chức trong khuôn khổ chuyến thăm Việt Nam kéo dài hai ngày (14-15/1/2025) của
Thủ tướng Chính phủ Nga Mikhail Mishustin, vấn đề thu hút lao động Việt Nam đã được đề cập tới. Ông Anton Alikhanov, Bộ trưởng Công thương Nga, tại diễn đàn này, đã đưa ra đánh giá về những lợi ích của việc tuyển dụng lao động Việt Nam vào các nhà máy và xí nghiệp của Nga. Theo lời ông Anton Alikhanov, lao động Việt Nam tham gia vào nhiều doanh nghiệp công nghiệp, không chỉ những doanh nghiệp liên quan đến công nghiệp nhẹ - lĩnh vực mà Việt Nam có truyền thống mạnh.
Trong khi đó, ở Nga, nhu cầu về người di cư có tay nghề vẫn còn cao trong bối cảnh thiếu hụt nguồn lao động. Theo Rosstat (Cơ quan thống kê Nga), tính đến cuối quý 3 năm 2024, có 2,7 triệu việc làm còn trống trong các doanh nghiệp vừa và lớn. So với cùng kỳ năm 2023, năm 2024, nhu cầu lao động tại Nga tăng 410.000 người.
“Người lao động Việt Nam ra nước ngoài hiện nay chủ yếu làm việc trong các lĩnh vực sản xuất chế tạo, như cơ khí, may mặc, giày da, lắp ráp điện tử (lực lượng này chiếm đa số) còn lại trong lĩnh vực xây dựng, nông nghiệp, thủy sản, dịch vụ… Đó là những ngành mà lao động Việt Nam có thể làm việc tại Nga”, - PGS-TS Hoàng Giang nói với Sputnik.
Phía Nga sẵn sàng thành lập một trường học tại Việt Nam để dạy tiếng Nga cho công nhân
Bộ trưởng Bộ Phát triển Kinh tế Maxim Reshetnikov cũng cho biết
Nga đang chuẩn bị tiếp nhận lao động di cư từ Việt Nam nhằm đáp ứng nhu cầu lao động của nền kinh tế. Theo ông, các cuộc đàm phán đang được tiến hành giữa Nga và Việt Nam về việc đào tạo nhân sự, cụ thể là việc thành lập một trường học tại Việt Nam để dạy tiếng Nga cho công nhân.
“Chúng tôi có khả năng, nói chính xác hơn là chúng tôi có nhu cầu về lực lượng lao động, mà Việt Nam thì có nguồn lao động. Vì vậy, việc họ học tiếng Nga là một quá trình hoàn toàn tự nhiên. Vì thế, cần có sự đầu tư dài hạn. Một trong những chủ đề của các cuộc đàm phán là việc thành lập một trường học, một trường học Nga tại Việt Nam", - Bộ trưởng Bộ Phát triển Kinh tế Maxim Reshetnikov nói tại đối thoại doanh nghiệp cấp cao Nga-Việt hôm 15/1/2025 tại Hà Nội.
Ông cũng nhấn mạnh rằng, nền kinh tế Nga có mức lương có tính cạnh tranh trên toàn cầu.
“Năm 1981, Liên Xô và Việt Nam đã ký một hiệp định liên chính phủ nhằm thu hút lao động từ Việt Nam sang Liên Xô. Và vào những năm 1980, theo một số nguồn thống kê, từng có tới 100 nghìn công nhân người Việt Nam làm việc tại các nhà máy, xí nghiệp của Liên Xô, chủ yếu trên lãnh thổ Liên bang Nga. Lực lượng lao động này đã đóng góp không nhỏ cho nền kinh tế Liên Xô. Đây là một tiềm năng to lớn cần được khai thác triệt để vì Nga đang rất thiếu lao động, người lao động Việt Nam lại chăm làm, ôn hòa, không có những tư tưởng cực đoan, chỉ chăm chú làm ăn. Nhưng tất cả phải được tổ chức trên cơ sở công khai và hợp pháp”, - TS kinh tế Lê Xuân Hòa nói với Sputnik.
Lao động Việt Nam có sẵn sàng sang Nga kiếm tiền không?
Một số chuyên gia cho rằng, lao động di cư Việt Nam ngày nay cũng được chào đón tại các xí nghiệp, nhà máy của Nga, đặc biệt là trong ngành may mặc, chế biến thủy sản. Để giải quyết bài toán giảm lượng lao động di cư bất hợp pháp, cần tuyên truyền rộng rãi và thông tin giải thích cho lao động có nguyện vọng làm việc ở Nga về chính sách, trong đó có các quy định cấp phép lao động. Hơn nữa, các cơ quan chức năng phải quyết liệt điều tra phát hiện những người tổ chức di cư bất hợp pháp, xử phạt nghiêm minh các nhân viên, quan chức nhà nước và cơ quan thực thi pháp luật có hoạt động “bảo kê".
Nhưng cũng có chuyên gia cho rằng, việc
thu hút lao động Việt Nam sang Nga hiện nay là một bài toán rất khó thực thi.
“Tôi thực sự không tin rằng Nga có thể thu hút nhiều lực lượng lao động cần thiết từ Việt Nam, bởi vì hiện nay, mức lương ở Việt Nam là cao và nhiều doanh nghiệp Nga không thể trả mức lương như họ kiếm được ở trên đất nước họ (tính ra USD). Khi họ ra nước ngoài làm việc, lương phải cao hơn nhiều so với trong nước”, - PGS-TS Hoàng Giang nhấn mạnh với Sputnik.
“Lao động Việt Nam hiện chủ yếu chỉ thích sang các thị trường sau làm việc: Nhật Bản, Đài Loan, Hàn Quốc. Họ được trả lương cao. Thu nhập hàng tháng của lao động Việt Nam tại Hàn Quốc dao động từ 1.600 đến 2.000 USD. Ở Nhật Bản, người Việt kiếm trung bình 180.000 đến 400.000 yên (khoảng từ 1600 đến 2700 USD)/ tháng đối với lao động phổ thông. Ở Đài Loan, lao động Việt làm ở các xí nghiệp sản xuất có thể kiếm trung bình 1000 usd/tháng. Nga không thể cạnh tranh nổi. Ngoài ra, Việt Nam nằm xa khu vực châu Âu của Nga, nơi có nhiều cơ hội tìm được việc làm tốt hơn. Điều này có nghĩa là người lao động di cư tiềm năng cũng sẽ phải trả tiền vé máy bay không hề nhỏ”, - TS kinh tế Lê Xuân Hòa phát biểu với Sputnik.
Một nguyên nhân nữa cũng được cho là không góp phần vào sự tăng trưởng của làn sóng di cư lao động từ Việt Nam. Đó là chế độ thị thực. Việc xin thị thực lao động tại Nga là một quá trình dài và tốn kém.
“Rồi tình hình Chiến sự quân sự đặc biệt cũng ảnh hưởng mạnh. Báo chí Việt Nam chủ yếu dịch các nguồn tin phương Tây, đưa tin dày đặc về các vụ Nga bị UAV tấn công, vì thế người Việt trong nước đều cho rằng ở nước Nga đang diễn ra chiến sự và khắp nơi bất ổn, không an toàn. Vì thế, thời điểm hiện tại, việc thu hút lao động phổ thông từ Việt Nam là rất khó khả thi”, - PGS-TS quan hệ quốc tế Hoàng Giang bình luận với Sputnik.
Theo Cục Quản lý lao động ngoài nước thuộc Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội Việt Nam, trong 11 tháng năm 2024, tổng số lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài là 143.160 người. Người Việt Nam làm việc tại hơn 40 quốc gia và vùng lãnh thổ.
Còn theo Rosstat, năm 2024, số lao động di cư từ Việt Nam là 0.