Mục tiêu tăng trưởng 8% của Việt Nam có khả thi?

© AP Photo / Hau DinhNgành dệt may tại Việt Nam
Ngành dệt may tại Việt Nam - Sputnik Việt Nam, 1920, 01.02.2025
Đăng ký
Mục tiêu tăng trưởng GDP 8% năm nay của Việt Nam là rất thách thức, xét trong bối cảnh tình thế giới đang có nhiều biến động, căng thẳng địa chính trị ở bên ngoài và những hạn chế về nội tại.
Song, chuyên gia của ADB cho rằng, Việt Nam vẫn có nhiều thuận lợi và cơ hội hớn. Với tốc độ tăng trưởng tương đối ổn định như hiện nay, tới hết năm 2025, quy mô nền kinh tế Việt Nam có thể đạt 500 tỷ USD.

Rất thách thức

Báo Nhà báo và Công luận dẫn thống kê cho biết, năm 2024, GDP Việt Nam đạt mức tăng 7,09%. Với mức tăng trưởng này, quy mô nền kinh tế Việt Nam tính theo giá hiện hành được ghi nhận khoảng 476,3 tỷ USD, đứng 33 thế giới, với thu nhập bình quân đầu người đạt 4.700 USD.
Quốc hội đã đặt ra mục tiêu tăng trưởng GDP đạt 6,5% - 7%, phấn đấu 7 - 7,5% trong năm nay 2025. Chính phủ thậm chí còn đặt mục tiêu cao hơn rất nhiều, từ 8% trở lên. Lý do, năm 2025 là thời điểm "tăng tốc và bứt phá" để đạt mục tiêu cả nhiệm kỳ 2020-2025.
Duy trì vận hành ổn định ở công suất 107% thông qua các giải pháp kỹ thuật - Sputnik Việt Nam, 1920, 10.01.2025
UOB lạc quan nâng dự báo tăng trưởng GDP Việt Nam 2025 lên 7%
Có ý kiến nhận định, mục tiêu tăng trưởng GDP 8% năm nay là rất thách thức, trong bối cảnh tình thế giới đang có rất nhiều biến động, ảnh hưởng không nhỏ tới mục tiêu tăng trưởng của nền kinh tế Việt Nam.
Giám đốc Quốc gia Ngân hàng ADB Shantanu Chakraborty cho biết, nhiều thách thức đang chờ đợi Việt Nam trong năm nay, trước hết đến từ rủi ro của môi trường bên ngoài, bao gồm sự bất ổn trong kinh tế toàn cầu, tác động của cuộc xung đột Nga-Ukraina và những bất ổn khu vực Trong Đông.
“Những căng thẳng địa chính trị này khiến thương mại toàn cầu bị phân tán, ảnh hưởng trực tiếp đến hoạt động xuất khẩu của Việt Nam”, - ông Chakraborty cho biết.
Ngoài ra, cơ sở hạ tầng của Việt Nam còn yếu và thiếu, dẫn đến nguy cơ làm tăng chí phí hậu cần và kéo giảm tốc độ tăng trưởng kinh tế. Bên cạnh đó, tiêu dùng trong nước, một trong số các động lực tăng trưởng, hiện vẫn đang trì trệ.
Nhà máy sản xuất pin xe điện của VinFast - Sputnik Việt Nam, 1920, 06.01.2025
GDP Việt Nam cả năm 2024 ước tính tăng 7,09%
“Một động lực khác của tăng trưởng là giải ngân vốn đầu tư công thì vẫn chưa được như kỳ vọng”, - chuyên gia ADB phân tích thêm.
Ngoài nguy cơ rủi ro do thiên tai và biến đổi khí hậu, một thách thức nữa là tình trạng thiếu lao động có tay nghề. Nhu cầu về lao động có tay nghề, đặc biệt trong các ngành công nghệ cao đã vượt quá nguồn cung. Điều này có thể cản trở tăng trưởng ở các ngành công nghệ mới nổi, ảnh hưởng đến khu vực kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài (FDI).

Dự báo quy mô kinh tế Việt Nam 2025

Tuy nhiên, chuyên gia của ADB cũng cho rằng, kinh tế Việt Nam vẫn có nhiều thuận lợi và cơ hội lớn trong năm nay 2025.
Đầu tiên là việc Việt Nam đang duy trì đà tăng trưởng kinh tế mạnh mẽ. Theo ông Chakraborty, với tốc độ tăng trưởng ổn định hiện nay quanh mức 6-7% mỗi năm, đến hết năm 2025, quy mô nền kinh tế Việt Nam có thể đạt 500 tỷ USD.
“Điều này giúp Việt Nam trở thành một trong những nền kinh tế tăng trưởng nhanh nhất trong khu vực, tạo ra nhiều cơ hội đầu tư và thương mại”, - báo điện tử Nhà báo và Công luận dẫn lời ông Chakraborty.
Bên cạnh đó, hoạt động thương mại và đầu tư mạnh mẽ giúp Việt Nam hội nhập sâu rộng hơn vào chuỗi giá trị toàn cầu. Thời gian qua, mặc cho nhiều khó khăn bên ngoài, Việt Nam đã cho thấy khả năng phục hồi và năng lực cạnh tranh trong xuất khẩu và thu hút FDI.
Đặc biệt, theo chuyên gia, việc cải cách thể chế được triển khai thực hiện trên diện rộng đã mang đến những kết quả tích cực. Việc thực hiện cải cách thể chế một cách sâu rộng có thể giúp Việt Nam chuyển đổi sang một nền kinh tế bền vững, sáng tạo và có sức cạnh tranh hơn.
Добыча нефти и газа на Дай Хунг, Вьетнам - Sputnik Việt Nam, 1920, 25.12.2024
Doanh thu PVN bằng 9% GDP Việt Nam
Cuối cùng, chuyên gia của ADB muốn nhấn mạnh đến chuyển đổi kép (chuyển đổi số và chuyển đổi xanh) đang được cả bộ máy chính trị, các doanh nghiệp và người dân chung tay thực hiện. Điều này đã tạo ra nhiều cơ hội cho các doanh nghiệp tham gia hiện đại hóa và đổi mới mô hình sản xuất – kinh doanh, tạo ra hiệu quả cao hơn cho doanh nghiệp và cả nền kinh tế Việt Nam.
“Chuyển đổi xanh sẽ giúp Việt Nam cải thiện môi trường sống cho người dân và chống chịu tốt hơn trước tác động của biến đổi khí hậu”, - ông Chakraborty nhấn mạnh tầm quan trọng của vấn đề.

Triển vọng tích cực

Cuối năm 2024, báo cáo của Ngân hàng Phát triển Châu Á (ADB) vẫn duy trì dự báo triển vọng tích cực đối với kinh tế Việt Nam năm 2025, nhấn mạnh vào động lực của đầu tư (đầu tư công, FDI và đầu tư tư nhân), tiêu dùng và xuất khẩu.
Theo các chuyên gia ADB, đầu tư công là biện pháp kích thích tài khóa nên được ưu tiên vì Việt Nam vẫn còn dư địa tài khóa. Nợ công được kiểm soát tốt khoảng 37,4% GDP tính đến cuối năm 2023, do đó dư địa tài khóa còn nhiều để Việt Nam tăng cường đầu tư mạnh hơn vào cải thiện và phát triển cơ sở hạ tầng. Việc đẩy nhanh đầu tư vào cơ sở hạ tầng quan trọng vừa là nhu cầu cấp thiết, vừa là cơ hội để thúc đẩy tăng trưởng.
Đầu tư FDI vẫn là động lực chính, nhất là khi các nhà đầu tư tiếp tục đa dạng hóa chuỗi cung ứng. Môi trường chính trị ổn định và lực lượng lao động lành nghề khiến Việt Nam trở nên hấp dẫn. Đầu tư tư nhân trong nước được dự báo có thể tăng khi Việt Nam tiếp thục cải cách thể chế, cải thiện hơn nữa môi trường đầu tư kinh doanh.
Nhà máy Garmex Sài Gòn - Sputnik Việt Nam, 1920, 12.12.2024
GDP của Việt Nam được dự báo sẽ tăng trưởng mạnh 6,7% vào năm 2025
Bên cạnh đó, tiêu dùng trong nước có thể được thúc đẩy nhờ nhu cầu tăng từ các biện pháp tài khóa, được hỗ trợ bởi chính sách tiền tệ nới lỏng để giữ lãi suất ở mức tương đối thấp.
Theo báo cáo, chính sách phối hợp có thể giúp phục hồi kinh tế, tính đến sự ổn định giá cả tương đối và nhu cầu yếu. Tiêu dùng trong nước được duy trì mạnh mẽ với tầng lớp trung lưu trẻ và đang phát triển. Tuy nhiên, điều này còn phụ thuộc vào việc kiểm soát lạm phát và niềm tin của người tiêu dùng.
Ngành xuất khẩu của Việt Nam được dự báo sẽ tiếp tục tăng trưởng, nhất là hàng điện tử, dệt may và nông sản. Tuy nhiên, ngành có thể phải đối mặt với những trở ngại từ sự gián đoạn thương mại toàn cầu, tình trạng cạnh tranh gay gắt và các quy định khắt khe hơn về môi trường.
"Trong khi thị trường toàn cầu dự kiến sẽ tiếp tục phải đối mặt với những thách thức trong giai đoạn 2024-2025, đây là cơ hội để Việt Nam tăng cường khả năng cạnh tranh và tạo ra giá trị trong mạng lưới sản xuất toàn cầu để cải thiện xuất khẩu", - đại diện ADB cho biết.
Tin thời sự
0
Để tham gia thảo luận
hãy kích hoạt hoặc đăng ký
loader
Phòng chat
Заголовок открываемого материала