https://kevesko.vn/20250203/dong-tien-cuc-lon-viet-nam-gap-rut-chuan-bi-cho-cac-du-an-xoay-chuyen-tinh-the-34320327.html
Dòng tiền cực lớn, Việt Nam gấp rút chuẩn bị cho các dự án xoay chuyển tình thế
Dòng tiền cực lớn, Việt Nam gấp rút chuẩn bị cho các dự án xoay chuyển tình thế
Sputnik Việt Nam
Năm 2025, Chính phủ đã đề ra kế hoạch vốn đầu tư công lên tới 790.727 tỷ đồng, tăng mạnh so với 2024 để triển khai nhiều nhiệm vụ lớn, tạo ra đột phá về hạ... 03.02.2025, Sputnik Việt Nam
2025-02-03T18:30+0700
2025-02-03T18:30+0700
2025-02-03T18:32+0700
việt nam
đầu tư
bộ kế hoạch và đầu tư
kinh tế
chính phủ
đảng cộng sản việt nam
https://cdn.img.kevesko.vn/img/07e6/09/11/17896881_0:140:3145:1909_1920x0_80_0_0_8353efd24e60ae871911d4bf9a2669bd.jpg
Đặc biệt, với nguồn vốn giải ngân đặc biệt lớn, Việt Nam đang chuẩn bị cho những dự án chiến lược, có tính “xoay chuyển tình thế”, chuyển đổi trạng thái của đất nước như dự án đường sắt tốc độ cao, đường sắt kết nối quốc tế, cảng biển trung chuyển.Dự án xoay chuyển tình thếVề kế hoạch giải ngân vốn đầu tư công và “cuộc cách mạng” được kỳ vọng mang đến nhiều dự án đột phá cho đất nước, Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Nguyễn Chí Dũng cho biết, thế và lực của đất nước sau 35 năm Đổi mới đã lớn mạnh hơn nhiều cả về quy mô và sức cạnh tranh của nền kinh tế.Khẳng định với TTXVN, Bộ trưởng Dũng nêu rõ, nguồn lực đầu tư công đã được bố trí một cách có trọng tâm, trọng điểm để triển khai những nhiệm vụ lớn, tạo ra những đột phá trong hoàn thiện cơ sở hạ tầng theo Nghị quyết Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XIII.Nói về đầu tư công trên báo Tiền Phong, Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Nguyễn Chí Dũng tiếp tục đánh giá đây là động lực tăng trưởng kinh tế quan trọng, góp phần tích cực vào phát triển kinh tế - xã hội.Kế hoạch đầu tư công giai đoạn 2021-2025 đã dành 30% tổng vốn ngân sách trung ương để triển khai các dự án quan trọng quốc gia, trọng điểm, đường cao tốc liên kết vùng.Tính đến nay, Việt Nam đã hoàn thành trên 2.000km đường cao tốc, phấn đấu đến hết năm 2025 sẽ đạt khoảng 3.000km; cơ bản hoàn thành cao tốc Bắc - Nam phía Đông, đưa vào khai thác tuyến đường sắt đô thị Cát Linh - Hà Đông, Nhổn - Ga Hà Nội, Bến Thành - Suối Tiên.Hoàn thành luồng vào cảng Cái Mép - Thị Vải, quá trình điều hành kế hoạch đầu tư công vừa qua đã khắc phục được tình trạng đầu tư dàn trải, phân tán, xóa bỏ cơ chế “xin - cho”.Kế hoạch chi tiêu lớnNói về kế hoạch vốn đầu tư công năm nay là 790.727 tỷ đồng, Bộ trưởng Nguyễn Chí Dũng chia sẻ thêm rằng, Quốc hội quyết nghị kế hoạch đầu tư công với số vốn 790.727 tỷ đồng, cao hơn so với năm 2024 khoảng hơn 100.000 tỷ đồng.Lãnh đạo Bộ KH&ĐT nhấn mạnh việc cần sớm đưa nguồn vốn vào nền kinh tế, thông qua một số giải pháp như phân công lãnh đạo chịu trách nhiệm theo dõi tiến độ thực hiện và giải ngân của từng dự án theo kế hoạch đã đặt ra, đôn đốc, kịp thời tháo gỡ khó khăn cho từng dự án; đẩy mạnh phân cấp, phân quyền, cá thể hóa trách nhiệm đi đôi với phối hợp, giám sát, kiểm tra...Tiếp đó, năm 2025 là năm bản lề chuẩn bị cho kế hoạch đầu tư công trung hạn giai đoạn 2026-2030, nên phải tập trung nâng cao chất lượng chuẩn bị đầu tư dự án, nhất là các dự án “mang tính chiến lược, xoay chuyển tình thế, chuyển đổi trạng thái của đất nước”.Những dự án đặc biệt quan trọng như dự án đường sắt tốc độ cao trên trục Bắc - Nam, các dự án đường sắt kết nối quốc tế, đường sắt đô thị tại Hà Nội và TPHCM, cảng biển trung chuyển quốc tế (Nam Đồ Sơn - Hải Phòng, Liên Chiểu - Đà Nẵng, Cần Giờ - TP.HCM)... cũng được Bộ trưởng dẫn ra.Cùng với đó, các bộ, ngành cần chủ động, nâng cao hơn nữa chất lượng chuẩn bị đầu tư dự án, tạo tiền đề để thực hiện dự án nhanh chóng...Tiếp đó, năm 2025 cũng là năm “về đích” của các dự án hạ tầng trọng điểm như dự án cao tốc Bắc - Nam phía Đông, Cảng hàng không quốc tế Long Thành... Các bộ, cơ quan lưu ý đáp ứng đầy đủ, kịp thời nhu cầu của các dự án.Với lượng vốn đặc biệt lớn, để tránh nguy cơ thất thoát và hạn chế tiêu cực, Bộ trưởng cho rằng, Luật Đấu thầu năm 2023 đã quy định nhiều giải pháp nhằm khắc phục tình trạng tham nhũng, tiêu cực, lãng phí trong đấu thầu, nâng cao hiệu quả đấu thầu.Trong đó tập trung vào việc sửa đổi, bổ sung quy định về công khai thông tin, thiết lập hệ thống cơ sở dữ liệu quốc gia về nhà thầu qua việc yêu cầu công khai tất cả thông tin trong đấu thầu, nhằm nâng cao tính minh bạch, trách nhiệm giải trình của các bên có liên quan; hạn chế gian lận làm cơ sở loại bỏ nhà thầu không có uy tín, hàng hóa không đáp ứng được nhu cầu sử dụng trong thực tế.Luật cũng bổ sung quy định về nội dung hồ sơ mời thầu nhằm hạn chế “cài cắm” tiêu chí đánh giá, gây ra cạnh tranh không bình đẳng;Ngoài ra, để giải quyết tình trạng tham nhũng, tiêu cực, lãng phí trong đấu thầu, các bộ, ngành, địa phương cần tập trung rà soát, hoàn thiện, ban hành văn bản quy định, hướng dẫn thi hành Luật Đấu thầu theo hướng đơn giản hóa, chuyển tư duy quản lý sang khơi thông nguồn lực với tinh thần đột phá, phân cấp, phân quyền;Bộ Kế hoạch và Đầu tư tiếp tục xây dựng, hoàn thiện cơ sở dữ liệu quản lý đấu thầu, đảm bảo minh bạch, thống nhất, đúng thẩm quyền; tăng đấu thầu qua mạng, công khai trong đấu thầu.Các bộ, ngành, địa phương, doanh nghiệp nhà nước cũng cần tăng cường thanh tra, kiểm tra thường xuyên về đấu thầu, nhằm phát hiện hạn chế, thiếu sót, vi phạm để xử lý nghiêm và kịp thời.Các bộ quản lý ngành, lĩnh vực theo phân công hướng dẫn các bộ, địa phương về quy trình cấp phép mỏ, khai thác nguyên vật liệu đá, cát, đất, sỏi, cát biển cho dự án đầu tư công bảo đảm nhanh, hiệu quả, đúng quy định của pháp luật.Thường xuyên theo dõi bám sát diễn biến thị trường vật liệu xây dựng, đặc biệt là vật liệu chủ yếu phục vụ dự án đầu tư công, đề xuất các giải pháp để bảo đảm cung cầu hàng hóa, giá cả vật liệu xây dựng.Bộ trưởng cũng cho rằng, cần tăng cường công tác thông tin, tuyên truyền, truyền thông, nhất là truyền thông chính sách, góp phần phát huy tinh thần đại đoàn kết toàn dân tộc, củng cố niềm tin, giữ vững tâm lý doanh nghiệp, nhà đầu tư, huy động hiệu quả nguồn lực xã hội cho đầu tư kết cấu hạ tầng xã hội.Trong bối cảnh phương thức sản xuất của nền kinh tế đang thay đổi, xu hướng chuyển đổi số, ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý dự án nói riêng, quản lý nhà nước nói chung là xu hướng tất yếu, do đó, cần nghiên cứu đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin, chuyển đổi số trong quản lý thực hiện các dự án đầu tư công.Sử dụng hệ thống dữ liệu tập trung để đảm bảo tính minh bạch, đẩy nhanh tiến độ, rút ngắn thời gian, tăng hiệu quả trong quản lý nguồn vốn đầu tư.“Cách mạng”Luật Đầu tư công số 58/2024/QH15 và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Quy hoạch, Luật Đầu tư, Luật Đầu tư theo phương thức đối tác công tư và Luật Đấu thầu đã được Quốc hội thông qua, có hiệu lực thi hành từ ngày 1/1/2025.Theo người đứng đầu Bộ Kế hoạch và Đầu tư, với tinh thần đổi mới, mang tính “cách mạng” về quản lý đầu tư công, trong đó quy định đẩy mạnh phân cấp, phân quyền; đáp ứng yêu cầu thực tiễn và bối cảnh phát triển mới, tạo sự chủ động, linh hoạt hơn cho các cấp, ngành, địa phương trong điều hành, quản lý đầu tư công.Luật cũng quy định cụ thể, làm rõ các nội dung về thẩm quyền, trình tự, thủ tục, từ đó khắc phục những khó khăn, vướng mắc, lúng túng trong thực hiện của các quy định trước đây.Cùng với đó, thể chế hóa một số quan điểm, mục tiêu, định hướng của Trung ương Đảng, Quốc hội, Chính phủ để góp phần phát huy hiệu quả của hoạt động đầu tư như: tăng cường công tác chuẩn bị đầu tư, phân cấp phân quyền việc điều chỉnh kế hoạch đầu tư công trung hạn và hằng năm, đơn giản hóa thủ tục, đẩy mạnh thực hiện và giải ngân kế hoạch vốn ODA và vốn vay ưu đãi nước ngoài; quy định cụ thể, tăng tính hấp dẫn của đầu tư theo phương thức đối tác công – tư; tăng cường tính minh bạch, rút ngắn thời gian, quy trình trong tổ chức lựa chọn nhà thầu, nhà đầu tư.Bộ trưởng kỳ vọng với các dự án luật vừa được Quốc hội thông qua nêu trên sẽ góp phần tích cực trong nâng cao chất lượng, hiệu quả sử dụng vốn đầu tư công, giúp đẩy mạnh giải ngân đầu tư công năm 2025 và các năm tiếp theo.
https://kevesko.vn/20250131/viet-nam-tinh-tao-va-lac-quan-34294492.html
https://kevesko.vn/20241214/viet-nam-lai-chien-thang-33529053.html
https://kevesko.vn/20250202/viet-nam-quyet-tro-thanh-trung-tam-ban-dan-cua-the-gioi-34311079.html
https://kevesko.vn/20250117/ha-noi-truy-trach-nhiem-tap-the-ca-nhan-giai-ngan-von-dau-tu-cong-thieu-hieu-qua-34086117.html
Sputnik Việt Nam
moderator.vn@sputniknews.com
+74956456601
MIA „Rossiya Segodnya“
2025
Sputnik Việt Nam
moderator.vn@sputniknews.com
+74956456601
MIA „Rossiya Segodnya“
tin thời sự
vn_VN
Sputnik Việt Nam
moderator.vn@sputniknews.com
+74956456601
MIA „Rossiya Segodnya“
https://cdn.img.kevesko.vn/img/07e6/09/11/17896881_207:0:2938:2048_1920x0_80_0_0_89c17e8b809ddbabf83dfe176f22e3e2.jpgSputnik Việt Nam
moderator.vn@sputniknews.com
+74956456601
MIA „Rossiya Segodnya“
việt nam, đầu tư, bộ kế hoạch và đầu tư, kinh tế, chính phủ, đảng cộng sản việt nam
việt nam, đầu tư, bộ kế hoạch và đầu tư, kinh tế, chính phủ, đảng cộng sản việt nam
Đặc biệt, với nguồn vốn giải ngân đặc biệt lớn, Việt Nam đang chuẩn bị cho những dự án chiến lược, có tính “xoay chuyển tình thế”, chuyển đổi trạng thái của đất nước như dự án đường sắt tốc độ cao, đường sắt kết nối quốc tế, cảng biển trung chuyển.
Dự án xoay chuyển tình thế
Về kế hoạch giải ngân vốn đầu tư công và “cuộc cách mạng” được kỳ vọng mang đến nhiều dự án đột phá cho đất nước, Bộ trưởng
Bộ Kế hoạch và Đầu tư Nguyễn Chí Dũng cho biết, thế và lực của đất nước sau 35 năm Đổi mới đã lớn mạnh hơn nhiều cả về quy mô và sức cạnh tranh của nền kinh tế.
Khẳng định với TTXVN, Bộ trưởng Dũng nêu rõ, nguồn lực đầu tư công đã được bố trí một cách có trọng tâm, trọng điểm để triển khai những nhiệm vụ lớn, tạo ra những đột phá trong hoàn thiện cơ sở hạ tầng theo Nghị quyết Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XIII.
Nói về đầu tư công trên báo Tiền Phong, Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Nguyễn Chí Dũng tiếp tục đánh giá đây là động lực tăng trưởng kinh tế quan trọng, góp phần tích cực vào phát triển kinh tế - xã hội.
Kế hoạch đầu tư công giai đoạn 2021-2025 đã dành 30% tổng vốn ngân sách trung ương để triển khai các dự án quan trọng quốc gia, trọng điểm, đường cao tốc liên kết vùng.
Tính đến nay, Việt Nam đã hoàn thành trên 2.000km đường cao tốc, phấn đấu đến hết năm 2025 sẽ đạt khoảng 3.000km; cơ bản hoàn thành cao tốc Bắc - Nam phía Đông, đưa vào khai thác tuyến đường sắt đô thị Cát Linh - Hà Đông, Nhổn - Ga Hà Nội, Bến Thành - Suối Tiên.
Hoàn thành luồng vào cảng Cái Mép - Thị Vải, quá trình điều hành kế hoạch đầu tư công vừa qua đã khắc phục được tình trạng đầu tư dàn trải, phân tán, xóa bỏ cơ chế “xin - cho”.
Nói về kế hoạch vốn đầu tư công năm nay là 790.727 tỷ đồng, Bộ trưởng Nguyễn Chí Dũng chia sẻ thêm rằng,
Quốc hội quyết nghị kế hoạch đầu tư công với số vốn 790.727 tỷ đồng, cao hơn so với năm 2024 khoảng hơn 100.000 tỷ đồng.
Lãnh đạo Bộ KH&ĐT nhấn mạnh việc cần sớm đưa nguồn vốn vào nền kinh tế, thông qua một số giải pháp như phân công lãnh đạo chịu trách nhiệm theo dõi tiến độ thực hiện và giải ngân của từng dự án theo kế hoạch đã đặt ra, đôn đốc, kịp thời tháo gỡ khó khăn cho từng dự án; đẩy mạnh phân cấp, phân quyền, cá thể hóa trách nhiệm đi đôi với phối hợp, giám sát, kiểm tra...
Tiếp đó, năm 2025 là năm bản lề chuẩn bị cho kế hoạch đầu tư công trung hạn giai đoạn 2026-2030, nên phải tập trung nâng cao chất lượng chuẩn bị đầu tư dự án, nhất là các dự án “mang tính chiến lược, xoay chuyển tình thế, chuyển đổi trạng thái của đất nước”.
Những dự án đặc biệt quan trọng như dự án đường sắt tốc độ cao trên trục Bắc - Nam, các dự án đường sắt kết nối quốc tế, đường sắt đô thị tại Hà Nội và TPHCM, cảng biển trung chuyển quốc tế (Nam Đồ Sơn - Hải Phòng, Liên Chiểu - Đà Nẵng, Cần Giờ - TP.HCM)... cũng được Bộ trưởng dẫn ra.
![Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Nguyễn Chí Dũng, Phó Trưởng ban thường trực Ban Chỉ đạo quốc gia về phát triển ngành công nghiệp bán dẫn phát biểu Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Nguyễn Chí Dũng, Phó Trưởng ban thường trực Ban Chỉ đạo quốc gia về phát triển ngành công nghiệp bán dẫn phát biểu - Sputnik Việt Nam, 1920, 14.12.2024](https://cdn.img.kevesko.vn/img/07e8/0c/0e/33529529_0:204:1666:870_1920x0_80_0_0_b682f41e109f834e88f50e4159e29d9f.jpg)
14 Tháng Mười Hai 2024, 21:31
Cùng với đó, các bộ, ngành cần chủ động, nâng cao hơn nữa chất lượng chuẩn bị đầu tư dự án, tạo tiền đề để thực hiện dự án nhanh chóng...
Tiếp đó, năm 2025 cũng là năm “về đích” của các dự án hạ tầng trọng điểm như dự án cao tốc Bắc - Nam phía Đông, Cảng hàng không quốc tế
Long Thành... Các bộ, cơ quan lưu ý đáp ứng đầy đủ, kịp thời nhu cầu của các dự án.
Với lượng vốn đặc biệt lớn, để tránh nguy cơ thất thoát và hạn chế tiêu cực, Bộ trưởng cho rằng, Luật Đấu thầu năm 2023 đã quy định nhiều giải pháp nhằm khắc phục tình trạng tham nhũng, tiêu cực, lãng phí trong đấu thầu, nâng cao hiệu quả đấu thầu.
Trong đó tập trung vào việc sửa đổi, bổ sung quy định về công khai thông tin, thiết lập hệ thống cơ sở dữ liệu quốc gia về nhà thầu qua việc yêu cầu công khai tất cả thông tin trong đấu thầu, nhằm nâng cao tính minh bạch, trách nhiệm giải trình của các bên có liên quan; hạn chế gian lận làm cơ sở loại bỏ nhà thầu không có uy tín, hàng hóa không đáp ứng được nhu cầu sử dụng trong thực tế.
Luật cũng bổ sung quy định về nội dung hồ sơ mời thầu nhằm hạn chế “cài cắm” tiêu chí đánh giá, gây ra cạnh tranh không bình đẳng;
Ngoài ra, để giải quyết tình trạng tham nhũng, tiêu cực, lãng phí trong đấu thầu, các bộ, ngành, địa phương cần tập trung rà soát, hoàn thiện, ban hành văn bản quy định, hướng dẫn thi hành Luật Đấu thầu theo hướng đơn giản hóa, chuyển tư duy quản lý sang khơi thông nguồn lực với tinh thần đột phá, phân cấp, phân quyền;
Bộ Kế hoạch và Đầu tư tiếp tục xây dựng, hoàn thiện cơ sở dữ liệu quản lý đấu thầu, đảm bảo minh bạch, thống nhất, đúng thẩm quyền; tăng đấu thầu qua mạng, công khai trong đấu thầu.
“Đặc biệt là công khai danh sách các tổ chức, cá nhân vi phạm pháp luật về đấu thầu, góp phần hạn chế dần tình trạng bán thầu, gian lận, thông thầu”, Bộ trưởng lưu ý.
Các bộ, ngành, địa phương, doanh nghiệp nhà nước cũng cần tăng cường thanh tra, kiểm tra thường xuyên về đấu thầu, nhằm phát hiện hạn chế, thiếu sót, vi phạm để xử lý nghiêm và kịp thời.
Các bộ quản lý ngành, lĩnh vực theo phân công hướng dẫn các bộ, địa phương về quy trình cấp phép mỏ, khai thác nguyên vật liệu đá, cát, đất, sỏi, cát biển cho dự án đầu tư công bảo đảm nhanh, hiệu quả, đúng quy định của
pháp luật.
Thường xuyên theo dõi bám sát diễn biến thị trường vật liệu xây dựng, đặc biệt là vật liệu chủ yếu phục vụ dự án đầu tư công, đề xuất các giải pháp để bảo đảm cung cầu hàng hóa, giá cả vật liệu xây dựng.
Bộ trưởng cũng cho rằng, cần tăng cường công tác thông tin, tuyên truyền, truyền thông, nhất là truyền thông chính sách, góp phần phát huy tinh thần đại đoàn kết toàn dân tộc, củng cố niềm tin, giữ vững tâm lý doanh nghiệp, nhà đầu tư, huy động hiệu quả nguồn lực xã hội cho đầu tư kết cấu hạ tầng xã hội.
Trong bối cảnh phương thức sản xuất của nền kinh tế đang thay đổi, xu hướng chuyển đổi số, ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý dự án nói riêng, quản lý nhà nước nói chung là xu hướng tất yếu, do đó, cần nghiên cứu đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin, chuyển đổi số trong quản lý thực hiện các dự án đầu tư công.
Sử dụng hệ thống dữ liệu tập trung để đảm bảo tính minh bạch, đẩy nhanh tiến độ, rút ngắn thời gian, tăng hiệu quả trong quản lý nguồn vốn đầu tư.
Luật Đầu tư công số 58/2024/QH15 và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Quy hoạch, Luật Đầu tư, Luật Đầu tư theo phương thức đối tác công tư và Luật Đấu thầu đã được Quốc hội thông qua, có hiệu lực thi hành từ ngày 1/1/2025.
Theo người đứng đầu Bộ Kế hoạch và Đầu tư, với tinh thần đổi mới, mang tính “cách mạng” về quản lý đầu tư công, trong đó quy định đẩy mạnh phân cấp, phân quyền; đáp ứng yêu cầu thực tiễn và bối cảnh phát triển mới, tạo sự chủ động, linh hoạt hơn cho các cấp, ngành, địa phương trong điều hành, quản lý đầu tư công.
Luật cũng quy định cụ thể, làm rõ các nội dung về thẩm quyền, trình tự, thủ tục, từ đó khắc phục những khó khăn, vướng mắc, lúng túng trong thực hiện của các quy định trước đây.
Cùng với đó, thể chế hóa một số quan điểm, mục tiêu, định hướng của Trung ương Đảng, Quốc hội, Chính phủ để góp phần phát huy hiệu quả của hoạt động đầu tư như: tăng cường công tác chuẩn bị đầu tư, phân cấp phân quyền việc điều chỉnh kế hoạch đầu tư công trung hạn và hằng năm, đơn giản hóa thủ tục, đẩy mạnh thực hiện và giải ngân kế hoạch vốn ODA và vốn vay ưu đãi nước ngoài; quy định cụ thể, tăng tính hấp dẫn của đầu tư theo phương thức đối tác công – tư; tăng cường tính minh bạch, rút ngắn thời gian, quy trình trong tổ chức lựa chọn nhà thầu, nhà đầu tư.
Bộ trưởng kỳ vọng với các dự án luật vừa được Quốc hội thông qua nêu trên sẽ góp phần tích cực trong nâng cao chất lượng, hiệu quả sử dụng vốn đầu tư công, giúp đẩy mạnh giải ngân đầu tư công năm 2025 và các năm tiếp theo.