https://kevesko.vn/20250204/ha-noi-ghi-nhan-dong-dat-26-do-nhieu-nguoi-dan-cam-nhan-rung-lac-34332772.html
Hà Nội ghi nhận động đất 2,6 độ, nhiều người dân cảm nhận rung lắc
Hà Nội ghi nhận động đất 2,6 độ, nhiều người dân cảm nhận rung lắc
Sputnik Việt Nam
Tối 3/2, một trận động đất có cường độ 2,6 độ richter xảy ra tại huyện Chương Mỹ (Hà Nội), khiến nhiều người dân khu vực ngoại thành cảm nhận rõ sự rung lắc. 04.02.2025, Sputnik Việt Nam
2025-02-04T08:52+0700
2025-02-04T08:52+0700
2025-02-04T11:20+0700
việt nam
thông tin
hà nội
đất
trận động đất
mưa bão, lũ lụt lịch sử, thiên tai kinh hoàng ở việt nam
thiên tai
https://cdn.img.kevesko.vn/img/708/93/7089334_0:313:6000:3688_1920x0_80_0_0_f3018f2b8b59b8dced6720131dee840d.jpg
Ông Nguyễn Xuân Anh, Viện trưởng Viện Vật lý địa cầu, xác nhận trận động đất xảy ra vào khoảng 19h52 (giờ Hà Nội), có tâm chấn nằm tại vị trí 20.860 độ vĩ Bắc, 105.582 độ kinh Đông. Độ sâu chấn tiêu được xác định khoảng 8km, cấp độ rủi ro thiên tai là cấp 0. Hiện Trung tâm Báo tin động đất và Cảnh báo sóng thần (Viện Vật lý địa cầu) vẫn đang tiếp tục theo dõi diễn biến của trận động đất này, theo Tuổi Trẻ Online.Một số người dân ở các huyện ngoại thành Hà Nội cho biết đã cảm nhận được rung chấn trong thời gian ngắn. Anh Mai, một người dân tại xã Mỹ Thành, huyện Mỹ Đức, cho biết: Theo TS Nguyễn Xuân Anh, khu vực Hà Nội nằm gần các đứt gãy địa chất lớn như đứt gãy sông Hồng - sông Lô - sông Chảy. Trong lịch sử, vùng này từng ghi nhận nhiều trận động đất. Đáng chú ý, vào thế kỷ XII, một trận động đất mạnh cấp 8 đã khiến bia đá tại chùa Báo Thiên bị vỡ làm đôi.Về quy luật hoạt động địa chất, ông Xuân Anh cho biết các trận động đất lớn tại khu vực này thường xảy ra theo chu kỳ hàng trăm năm hoặc lâu hơn. Tuy nhiên, ông cũng nhấn mạnh sự cần thiết của việc nghiên cứu chi tiết hơn về phân đoạn đứt gãy sông Hồng để đánh giá nguy cơ động đất đối với Hà Nội.Chuyên gia đề xuất thành phố nên triển khai lắp đặt các thiết bị quan trắc tại các tòa nhà cao tầng nhằm đo đạc, đánh giá định lượng mức độ rung lắc do động đất gây ra. Bên cạnh đó, cần xây dựng bản đồ cập nhật các trận động đất mới và thiết lập kịch bản đánh giá nguy cơ động đất tại các quận nội thành. Điều này sẽ giúp nâng cao khả năng chống chịu động đất cho các công trình xây dựng trong tương lai.
https://kevesko.vn/20240729/kon-tum-ghi-nhan-them-10-tran-dong-dat-31050479.html
https://kevesko.vn/20241202/lien-tuc-dong-dat-o-kon-tum-dan-quang-nam-phai-so-tan-tranh-da-lan-33249533.html
hà nội
Sputnik Việt Nam
moderator.vn@sputniknews.com
+74956456601
MIA „Rossiya Segodnya“
2025
Sputnik Việt Nam
moderator.vn@sputniknews.com
+74956456601
MIA „Rossiya Segodnya“
tin thời sự
vn_VN
Sputnik Việt Nam
moderator.vn@sputniknews.com
+74956456601
MIA „Rossiya Segodnya“
https://cdn.img.kevesko.vn/img/708/93/7089334_334:0:5667:4000_1920x0_80_0_0_698f8afe5fc4b8db83d3c4949a10dc31.jpgSputnik Việt Nam
moderator.vn@sputniknews.com
+74956456601
MIA „Rossiya Segodnya“
việt nam, thông tin, hà nội, đất, trận động đất, mưa bão, lũ lụt lịch sử, thiên tai kinh hoàng ở việt nam, thiên tai
việt nam, thông tin, hà nội, đất, trận động đất, mưa bão, lũ lụt lịch sử, thiên tai kinh hoàng ở việt nam, thiên tai
Hà Nội ghi nhận động đất 2,6 độ, nhiều người dân cảm nhận rung lắc
08:52 04.02.2025 (Đã cập nhật: 11:20 04.02.2025) Tối 3/2, một trận động đất có cường độ 2,6 độ richter xảy ra tại huyện Chương Mỹ (Hà Nội), khiến nhiều người dân khu vực ngoại thành cảm nhận rõ sự rung lắc.
Ông Nguyễn Xuân Anh, Viện trưởng Viện Vật lý địa cầu, xác nhận
trận động đất xảy ra vào khoảng 19h52 (giờ Hà Nội), có tâm chấn nằm tại vị trí 20.860 độ vĩ Bắc, 105.582 độ kinh Đông. Độ sâu chấn tiêu được xác định khoảng 8km, cấp độ rủi ro thiên tai là cấp 0. Hiện Trung tâm Báo tin động đất và Cảnh báo sóng thần (Viện Vật lý địa cầu) vẫn đang tiếp tục theo dõi diễn biến của trận động đất này, theo Tuổi Trẻ Online.
Một số người dân ở các huyện ngoại thành
Hà Nội cho biết đã cảm nhận được rung chấn trong thời gian ngắn. Anh Mai, một người dân tại xã Mỹ Thành, huyện Mỹ Đức, cho biết:
"Khi đang ngồi trong nhà, tôi thấy mái tôn rung mạnh, kèm theo tiếng động lớn trong khoảng 3-5 giây. Ban đầu tôi nghĩ có vụ nổ ở đâu đó, nhưng sau khi lên mạng kiểm tra mới biết là động đất."
Theo TS Nguyễn Xuân Anh, khu vực Hà Nội nằm gần các đứt gãy địa chất lớn như đứt gãy sông Hồng - sông Lô - sông Chảy. Trong lịch sử, vùng này từng ghi nhận nhiều trận động đất. Đáng chú ý, vào thế kỷ XII, một trận động đất mạnh cấp 8 đã khiến bia đá tại chùa Báo Thiên bị vỡ làm đôi.
Về
quy luật hoạt động địa chất, ông Xuân Anh cho biết các trận động đất lớn tại khu vực này thường xảy ra theo chu kỳ hàng trăm năm hoặc lâu hơn. Tuy nhiên, ông cũng nhấn mạnh sự cần thiết của việc nghiên cứu chi tiết hơn về phân đoạn đứt gãy sông Hồng để đánh giá nguy cơ động đất đối với Hà Nội.

2 Tháng Mười Hai 2024, 01:33
Chuyên gia đề xuất thành phố nên triển khai lắp đặt các thiết bị quan trắc tại các tòa nhà cao tầng nhằm đo đạc, đánh giá định lượng mức độ rung lắc do động đất gây ra. Bên cạnh đó, cần xây dựng bản đồ cập nhật các trận động đất mới và thiết lập kịch bản đánh giá nguy cơ động đất tại các quận nội thành. Điều này sẽ giúp nâng cao khả năng chống chịu động đất cho các công trình xây dựng trong tương lai.