https://kevesko.vn/20250204/khi-nao-viet-nam-lam-duong-sat-cao-toc-bac-nam-34341415.html
Khi nào Việt Nam làm đường sắt cao tốc Bắc-Nam?
Khi nào Việt Nam làm đường sắt cao tốc Bắc-Nam?
Sputnik Việt Nam
Bộ GTVT đang lập các mốc cụ thể để sớm khởi công làm đường sắt tốc độ cao Bắc Nam. 04.02.2025, Sputnik Việt Nam
2025-02-04T16:56+0700
2025-02-04T16:56+0700
2025-02-04T16:56+0700
việt nam
cao tốc bắc – nam
đường sắt
dự án
bộ giao thông vận tải
https://cdn.img.kevesko.vn/img/07e8/02/05/28006229_0:19:800:469_1920x0_80_0_0_ca62ef8f5d51ab43d81bd69302342f5f.jpg
Bộ GTVT sẽ tổ chức lựa chọn nhà thầu giai đoạn thực hiện dự án, ký kết hợp đồng và đảm bảo các điều kiện để khởi công xây dựng trong quý 4/2027.Các mốc chínhTheo TTXVN, Bộ GTVT đang xây dựng để trình Chính phủ ban hành nghị quyết chỉ đạo các bộ, ngành, địa phương triển khai nhiệm vụ với các mốc thời gian hoàn thành cụ thể, phấn đấu khởi công dự án đường sắt tốc độ cao Bắc - Nam vào cuối năm 2027.Bộ trưởng Bộ GTVT Trần Hồng Minh cho biết, dự án đường sắt cao tốc Bắc - Nam là một công trình giao thông trọng điểm quốc gia, có quy mô lớn, đòi hỏi nguồn lực đầu tư và kỹ thuật cao.Dự án đi qua nhiều địa phương, liên quan đến nhiều lĩnh vực và là dự án đầu tiên của loại hình này tại Việt Nam nên sẽ gặp phải nhiều thách thức.Thêm vào đó, đây là dự án đường sắt tốc độ cao đầu tiên triển khai tại Việt Nam trong điều kiện, bối cảnh nguồn nhân lực, trình độ phát triển công nghiệp đường sắt trong nước chưa cao.Đặc biệt, hệ thống văn bản quy phạm pháp luật hiện hành liên quan để triển khai thực hiện dự án còn chưa đầy đủ.Các cơ chế, chính sách đặc thù, đặc biệt được Quốc hội cho phép thực hiện dự án liên quan đến lĩnh vực quản lý của nhiều bộ, ngành, địa phương, có ảnh hưởng lớn đến tiến độ và các yêu cầu để triển khai thực hiện dự án.Do đó, ở thời điểm hiện tại, Bộ GTVT đang tích cực xây dựng các văn bản quy phạm pháp luật và một lộ trình thực hiện cụ thể để triển khai dự án đường sắt cao tốc Bắc - Nam.Lựa chọn nhà thầu và khẩn trương thực hiện giải phóng mặt bằngĐể có thể triển khai 19 cơ chế, chính sách đặc thù, đặc biệt được Quốc hội cho phép áp dụng, một số chính sách quan trọng cần được quy định chi tiết và hướng dẫn để có đủ cơ sở, hành lang pháp lý triển khai thực hiện.Trong đó đáng chú ý, Bộ GTVT sẽ tổ chức lựa chọn nhà thầu, thực hiện công tác giải phóng mặt bằng, di dời công trình hạ tầng kỹ thuật và chuẩn bị nguồn vật liệu để đủ điều kiện khởi công dự án vào cuối năm 2027.Bộ GTVT và các bộ, ngành, địa phương tập trung thực hiện các công việc chính với các mốc tiến độ từ năm 2025, tổ chức lựa chọn các nhà thầu tư vấn để thực hiện công tác khảo sát, lập báo cáo nghiên cứu khả thi và thực hiện các công việc liên quan.Trình Thủ tướng Chính phủ báo cáo nghiên cứu khả thi trong quý 4/2026. Sau đó, Hội đồng thẩm định Nhà nước tổ chức thẩm định, trình Thủ tướng Chính phủ quyết định phê duyệt báo cáo nghiên cứu khả thi dự án cuối quý 1/2027.Từ năm 2025, các địa phương, Tập đoàn Điện lực Việt Nam thực hiện công tác bồi thường, hỗ trợ, tái định cư, di dời công trình đường điện bị ảnh hưởng bởi dự án, cơ bản hoàn thành trong năm 2027 để bàn giao mặt bằng cho nhà thầu thi công xây dựng.Dự án đường sắt tốc độ cao Bắc - Nam có quy mô, nhu cầu nguồn lực về vốn và tài nguyên rất lớn. Dự án dài khoảng 1.541 km, đi qua 20 tỉnh, thành phố, với điểm đầu tại ga Ngọc Hồi (Hà Nội), điểm cuối tại ga Thủ Thiêm (TP.HCM). Nguồn vốn dự kiến 67,3 tỷ USD, tiến độ phấn đấu hoàn thành vào 2030.Trước đó, cũng như Sputnik đã đề cập, Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà đã giao Bộ GTVT phối hợp với Bộ Tài Nguyên và Môi trường cùng các địa phương tiến hành trước công tác giải phóng mặt bằng.Dự kiến sơ bộ tổng nhu cầu sử dụng đất của dự án khoảng 10.827 ha, số dân tái định cư khoảng 120.836 người.
https://kevesko.vn/20241130/viet-nam-chot-sieu-du-an-duong-sat-cao-toc-bac-nam-hon-67-ty-usd-33236899.html
https://kevesko.vn/20241010/viet-nam-se-can-10827-ha-dat-de-lam-duong-sat-cao-toc-bac-nam-32315845.html
Sputnik Việt Nam
moderator.vn@sputniknews.com
+74956456601
MIA „Rossiya Segodnya“
2025
Sputnik Việt Nam
moderator.vn@sputniknews.com
+74956456601
MIA „Rossiya Segodnya“
tin thời sự
vn_VN
Sputnik Việt Nam
moderator.vn@sputniknews.com
+74956456601
MIA „Rossiya Segodnya“
https://cdn.img.kevesko.vn/img/07e8/02/05/28006229_56:0:767:533_1920x0_80_0_0_4649e3bde0f047158834b0e2084f1ef1.jpgSputnik Việt Nam
moderator.vn@sputniknews.com
+74956456601
MIA „Rossiya Segodnya“
việt nam, cao tốc bắc – nam, đường sắt, dự án, bộ giao thông vận tải
việt nam, cao tốc bắc – nam, đường sắt, dự án, bộ giao thông vận tải
Khi nào Việt Nam làm đường sắt cao tốc Bắc-Nam?
Bộ GTVT đang lập các mốc cụ thể để sớm khởi công làm đường sắt tốc độ cao Bắc Nam.
Bộ GTVT sẽ tổ chức lựa chọn nhà thầu giai đoạn thực hiện dự án, ký kết hợp đồng và đảm bảo các điều kiện để khởi công xây dựng trong quý 4/2027.
Theo TTXVN, Bộ GTVT đang xây dựng để trình Chính phủ ban hành nghị quyết chỉ đạo các bộ, ngành, địa phương triển khai nhiệm vụ với các mốc thời gian hoàn thành cụ thể, phấn đấu khởi công
dự án đường sắt tốc độ cao Bắc - Nam vào cuối năm 2027.
Bộ trưởng Bộ GTVT Trần Hồng Minh cho biết, dự án đường sắt cao tốc Bắc - Nam là một công trình giao thông trọng điểm quốc gia, có quy mô lớn, đòi hỏi nguồn lực đầu tư và kỹ thuật cao.
Dự án đi qua nhiều địa phương, liên quan đến nhiều lĩnh vực và là dự án đầu tiên của loại hình này tại Việt Nam nên sẽ gặp phải nhiều thách thức.
Thêm vào đó, đây là dự án đường sắt tốc độ cao đầu tiên triển khai tại Việt Nam trong điều kiện, bối cảnh nguồn nhân lực, trình độ phát triển công nghiệp đường sắt trong nước chưa cao.
![Quốc hội biểu quyết thông qua các luật và nghị quyết Quốc hội biểu quyết thông qua các luật và nghị quyết - Sputnik Việt Nam, 1920, 30.11.2024](https://cdn.img.kevesko.vn/img/07e8/0b/1e/33238159_0:234:1418:801_1920x0_80_0_0_c1d6edac397bd899b351c5cb7a43cc74.jpg)
30 Tháng Mười Một 2024, 21:28
Đặc biệt, hệ thống văn bản quy phạm pháp luật hiện hành liên quan để triển khai thực hiện dự án còn chưa đầy đủ.
Các cơ chế, chính sách đặc thù, đặc biệt được Quốc hội cho phép thực hiện dự án liên quan đến lĩnh vực quản lý của nhiều bộ, ngành, địa phương, có ảnh hưởng lớn đến tiến độ và các yêu cầu để triển khai thực hiện dự án.
Do đó, ở thời điểm hiện tại, Bộ GTVT đang tích cực xây dựng các văn bản quy phạm pháp luật và một lộ trình thực hiện cụ thể để triển khai dự án đường sắt cao tốc Bắc - Nam.
“Mục tiêu là tạo hành lang pháp lý thuận lợi và phấn đấu khởi công dự án vào cuối năm 2027”, - Bộ GTVT cho biết.
Lựa chọn nhà thầu và khẩn trương thực hiện giải phóng mặt bằng
Để có thể triển khai 19 cơ chế, chính sách đặc thù, đặc biệt được Quốc hội cho phép áp dụng, một số chính sách quan trọng cần được quy định chi tiết và hướng dẫn để có đủ cơ sở, hành lang pháp lý triển khai thực hiện.
Trong đó đáng chú ý, Bộ GTVT sẽ tổ chức lựa chọn nhà thầu, thực hiện công tác giải phóng mặt bằng, di dời công trình hạ tầng kỹ thuật và chuẩn bị nguồn vật liệu để đủ điều kiện khởi công dự án vào cuối năm 2027.
Bộ GTVT và các bộ, ngành, địa phương tập trung thực hiện các công việc chính với các mốc tiến độ từ năm 2025, tổ chức lựa chọn các nhà thầu tư vấn để thực hiện công tác khảo sát, lập báo cáo nghiên cứu khả thi và thực hiện các công việc liên quan.
Trình Thủ tướng Chính phủ báo cáo nghiên cứu khả thi trong quý 4/2026. Sau đó, Hội đồng thẩm định Nhà nước tổ chức thẩm định, trình Thủ tướng Chính phủ quyết định phê duyệt báo cáo nghiên cứu khả thi dự án cuối quý 1/2027.
![UBTV Quốc hội cho ý kiến về chủ trương điều chỉnh quy hoạch sử dụng đất thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050 UBTV Quốc hội cho ý kiến về chủ trương điều chỉnh quy hoạch sử dụng đất thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050 - Sputnik Việt Nam, 1920, 10.10.2024](https://cdn.img.kevesko.vn/img/07e8/0a/0a/32315551_0:683:3072:1912_1920x0_80_0_0_8818413db2a92dda778605bb1eee1ef3.jpg)
10 Tháng Mười 2024, 21:17
Từ năm 2025, các địa phương, Tập đoàn Điện lực Việt Nam thực hiện công tác bồi thường, hỗ trợ, tái định cư, di dời công trình đường điện bị ảnh hưởng bởi dự án, cơ bản hoàn thành trong năm 2027 để bàn giao mặt bằng cho nhà thầu thi công xây dựng.
Dự án đường sắt tốc độ cao Bắc - Nam có quy mô, nhu cầu nguồn lực về vốn và tài nguyên rất lớn. Dự án dài khoảng 1.541 km, đi qua 20 tỉnh, thành phố, với điểm đầu tại ga Ngọc Hồi (Hà Nội), điểm cuối tại ga Thủ Thiêm (TP.HCM). Nguồn vốn dự kiến 67,3 tỷ USD, tiến độ phấn đấu hoàn thành vào 2030.
Trước đó, cũng như Sputnik đã đề cập, Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà đã giao Bộ GTVT phối hợp với Bộ Tài Nguyên và Môi trường cùng các địa phương tiến hành trước công tác giải phóng mặt bằng.
Dự kiến sơ bộ tổng nhu cầu sử dụng đất của dự án khoảng 10.827 ha, số dân tái định cư khoảng 120.836 người.