https://kevesko.vn/20250205/chinh-phu-se-thanh-lap-6-bo-moi-giu-nguyen-8-bo-hien-tai-34355412.html
Chính phủ sẽ thành lập 6 bộ mới, giữ nguyên 8 bộ hiện tại
Chính phủ sẽ thành lập 6 bộ mới, giữ nguyên 8 bộ hiện tại
Sputnik Việt Nam
Sáng 5/2, trong khuôn khổ phiên họp thứ 42, Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã xem xét và cho ý kiến về dự thảo Nghị quyết của Quốc hội liên quan đến cơ cấu tổ chức... 05.02.2025, Sputnik Việt Nam
2025-02-05T12:02+0700
2025-02-05T12:02+0700
2025-02-05T12:12+0700
việt nam
thông tin
quốc hội
chính phủ
bộ máy
làm trong sạch bộ máy
https://cdn.img.kevesko.vn/img/07e9/01/1d/34257143_0:193:2955:1855_1920x0_80_0_0_cb581eb70f6e7964f6a3dc5c02673842.jpg
Bộ trưởng Nội vụ Phạm Thị Thanh Trà trình bày tờ trình của Chính phủ, trong đó nêu rõ việc sắp xếp lại bộ máy nhằm đáp ứng yêu cầu phát triển đất nước trong giai đoạn mới. Theo Bộ trưởng, ngày 23/7/2021, Quốc hội đã thông qua Nghị quyết số 08/2021, quy định Chính phủ nhiệm kỳ XV giữ nguyên 22 cơ quan gồm 18 bộ và 4 cơ quan ngang bộ như khóa XIV. Tuy nhiên, trong bối cảnh hiện nay, công tác quản lý nhà nước đòi hỏi mô hình tinh gọn, hiệu quả hơn.Chính phủ đề xuất phương án tái cơ cấu, giảm số lượng bộ, cơ quan ngang bộ xuống còn 14 bộ và 3 cơ quan ngang bộ. Theo đó, một số bộ sẽ được hợp nhất để tăng cường hiệu quả quản lý.Bộ Tài chính sẽ được thành lập trên cơ sở sáp nhập Bộ Kế hoạch và Đầu tư với Bộ Tài chính, đồng thời tiếp nhận quản lý Bảo hiểm xã hội Việt Nam và quyền sở hữu đối với 18 tập đoàn, tổng công ty nhà nước từ Ủy ban Quản lý vốn Nhà nước. Bộ Xây dựng sẽ được hình thành từ việc sáp nhập Bộ Xây dựng và Bộ Giao thông vận tải, đồng thời chức năng quản lý sát hạch, cấp giấy phép lái xe sẽ được chuyển sang Bộ Công an.Bộ Nông nghiệp và Môi trường sẽ hợp nhất Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn với Bộ Tài nguyên và Môi trường, đồng thời tiếp nhận nhiệm vụ quản lý nhà nước về giảm nghèo từ Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội. Bộ Khoa học và Công nghệ sẽ được sáp nhập với Bộ Thông tin và Truyền thông, trong khi công tác quản lý báo chí, xuất bản sẽ chuyển sang Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch.Bộ Nội vụ sẽ được thành lập trên cơ sở sáp nhập Bộ Nội vụ với Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội, đảm nhận thêm các chức năng quản lý lao động, tiền lương, việc làm, người có công, an toàn lao động và bảo hiểm xã hội. Đồng thời, chức năng quản lý giáo dục nghề nghiệp sẽ chuyển sang Bộ Giáo dục và Đào tạo, trong khi lĩnh vực bảo trợ xã hội, trẻ em và phòng chống tệ nạn xã hội sẽ được giao cho Bộ Y tế.Chính phủ cũng đề xuất thành lập Bộ Dân tộc và Tôn giáo bằng cách sáp nhập Ủy ban Dân tộc với chức năng quản lý tôn giáo hiện nay thuộc Bộ Nội vụ, nhằm hoàn thiện hệ thống chính sách liên quan đến dân tộc và tôn giáo.Bên cạnh đó, các bộ Quốc phòng, Công an, Tư pháp, Công Thương, Văn hóa - Thể thao - Du lịch, Ngoại giao, Giáo dục - Đào tạo, Y tế, Văn phòng Chính phủ, Thanh tra Chính phủ và Ngân hàng Nhà nước Việt Nam sẽ được giữ nguyên.Bộ trưởng Nội vụ nhấn mạnh, sau khi Quốc hội xem xét và ban hành nghị quyết về cơ cấu tổ chức Chính phủ nhiệm kỳ XV, Chính phủ sẽ chỉ đạo sửa đổi Quy chế làm việc, phân định rõ thẩm quyền giữa Thủ tướng, Phó Thủ tướng và các bộ trưởng, đồng thời thúc đẩy phân cấp, phân quyền và tăng cường kiểm soát quyền lực để nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước.Thẩm tra nội dung này, Chủ nhiệm Ủy ban Pháp luật của Quốc hội Hoàng Thanh Tùng cho biết Thường trực Ủy ban Pháp luật đồng tình với phương án tái cơ cấu bộ máy Chính phủ do Chính phủ đề xuất. Tuy nhiên, để đảm bảo tính khả thi, Thường trực Ủy ban đề nghị Chính phủ xây dựng lộ trình triển khai hợp lý, đồng thời có thời gian chuyển tiếp trước khi bộ máy mới chính thức đi vào hoạt động.
https://kevesko.vn/20250205/hom-nay-uy-ban-thuong-vu-quoc-hoi-cho-y-kien-ve-cong-tac-nhan-su-34354273.html
https://kevesko.vn/20250122/bo-noi-vu-huong-den-chinh-quyen-dia-phuong-tinh-gon-34146652.html
Sputnik Việt Nam
moderator.vn@sputniknews.com
+74956456601
MIA „Rossiya Segodnya“
2025
Sputnik Việt Nam
moderator.vn@sputniknews.com
+74956456601
MIA „Rossiya Segodnya“
tin thời sự
vn_VN
Sputnik Việt Nam
moderator.vn@sputniknews.com
+74956456601
MIA „Rossiya Segodnya“
https://cdn.img.kevesko.vn/img/07e9/01/1d/34257143_113:0:2842:2047_1920x0_80_0_0_14fd200cef68672b4c6aae94ac6ab0dc.jpgSputnik Việt Nam
moderator.vn@sputniknews.com
+74956456601
MIA „Rossiya Segodnya“
việt nam, thông tin, quốc hội, chính phủ, bộ máy, làm trong sạch bộ máy
việt nam, thông tin, quốc hội, chính phủ, bộ máy, làm trong sạch bộ máy
Chính phủ sẽ thành lập 6 bộ mới, giữ nguyên 8 bộ hiện tại
12:02 05.02.2025 (Đã cập nhật: 12:12 05.02.2025) Sáng 5/2, trong khuôn khổ phiên họp thứ 42, Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã xem xét và cho ý kiến về dự thảo Nghị quyết của Quốc hội liên quan đến cơ cấu tổ chức của Chính phủ nhiệm kỳ Quốc hội khóa XV.
Bộ trưởng Nội vụ Phạm Thị Thanh Trà trình bày tờ trình của Chính phủ, trong đó nêu rõ việc sắp xếp lại bộ máy nhằm đáp ứng yêu cầu phát triển đất nước trong giai đoạn mới. Theo Bộ trưởng, ngày 23/7/2021, Quốc hội đã thông qua Nghị quyết số 08/2021, quy định Chính phủ nhiệm kỳ XV giữ nguyên 22 cơ quan gồm 18 bộ và 4 cơ quan ngang bộ như khóa XIV. Tuy nhiên, trong bối cảnh hiện nay, công tác quản lý nhà nước đòi hỏi mô hình tinh gọn, hiệu quả hơn.
Chính phủ đề xuất phương án tái cơ cấu, giảm số lượng bộ, cơ quan ngang bộ xuống còn 14 bộ và 3 cơ quan ngang bộ. Theo đó, một số bộ sẽ được hợp nhất để tăng cường hiệu quả quản lý.
Bộ Tài chính sẽ được thành lập trên cơ sở sáp nhập Bộ Kế hoạch và Đầu tư với Bộ Tài chính, đồng thời tiếp nhận quản lý Bảo hiểm xã hội Việt Nam và quyền sở hữu đối với 18 tập đoàn, tổng công ty nhà nước từ Ủy ban Quản lý vốn Nhà nước. Bộ Xây dựng sẽ được hình thành từ việc sáp nhập Bộ Xây dựng và Bộ Giao thông vận tải, đồng thời chức năng quản lý sát hạch, cấp giấy phép lái xe sẽ được chuyển sang
Bộ Công an.
Bộ Nông nghiệp và Môi trường sẽ hợp nhất Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn với Bộ Tài nguyên và Môi trường, đồng thời tiếp nhận nhiệm vụ quản lý nhà nước về giảm nghèo từ Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội. Bộ Khoa học và Công nghệ sẽ được sáp nhập với Bộ Thông tin và Truyền thông, trong khi công tác quản lý báo chí, xuất bản sẽ chuyển sang Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch.
Bộ Nội vụ sẽ được thành lập trên cơ sở sáp nhập Bộ Nội vụ với Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội, đảm nhận thêm các chức năng quản lý lao động, tiền lương, việc làm, người có công, an toàn lao động và bảo hiểm xã hội. Đồng thời, chức năng quản lý giáo dục nghề nghiệp sẽ chuyển sang Bộ Giáo dục và Đào tạo, trong khi lĩnh vực bảo trợ xã hội, trẻ em và phòng chống tệ nạn xã hội sẽ được giao cho Bộ Y tế.
Chính phủ cũng đề xuất thành lập Bộ Dân tộc và Tôn giáo bằng cách sáp nhập Ủy ban Dân tộc với chức năng quản lý tôn giáo hiện nay thuộc Bộ Nội vụ, nhằm hoàn thiện hệ thống chính sách liên quan đến dân tộc và tôn giáo.
Bên cạnh đó, các bộ Quốc phòng, Công an, Tư pháp, Công Thương, Văn hóa - Thể thao - Du lịch, Ngoại giao, Giáo dục - Đào tạo, Y tế, Văn phòng
Chính phủ, Thanh tra Chính phủ và Ngân hàng Nhà nước Việt Nam sẽ được giữ nguyên.
Bộ trưởng Nội vụ nhấn mạnh, sau khi Quốc hội xem xét và ban hành nghị quyết về cơ cấu tổ chức Chính phủ nhiệm kỳ XV, Chính phủ sẽ chỉ đạo sửa đổi Quy chế làm việc, phân định rõ thẩm quyền giữa Thủ tướng, Phó Thủ tướng và các bộ trưởng, đồng thời thúc đẩy phân cấp, phân quyền và tăng cường
kiểm soát quyền lực để nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước.
Thẩm tra nội dung này, Chủ nhiệm Ủy ban Pháp luật của Quốc hội Hoàng Thanh Tùng cho biết Thường trực Ủy ban Pháp luật đồng tình với phương án tái cơ cấu bộ máy Chính phủ do Chính phủ đề xuất. Tuy nhiên, để đảm bảo tính khả thi, Thường trực Ủy ban đề nghị Chính phủ xây dựng lộ trình triển khai hợp lý, đồng thời có thời gian chuyển tiếp trước khi bộ máy mới chính thức đi vào hoạt động.
"Việc sắp xếp lại bộ máy cần có giai đoạn chuyển đổi, dự kiến từ ngày 15/3/2025, nhằm đảm bảo sự chuẩn bị đầy đủ về nhân sự, cơ sở vật chất và pháp lý," Chủ nhiệm Ủy ban Pháp luật nhấn mạnh.