8 nơi ở Việt Nam có thể xây nhà máy điện hạt nhân

© SputnikAI đã mô tả nhà máy điện hạt nhân ở Việt Nam trông như thế nào trong tương lai
AI đã mô tả nhà máy điện hạt nhân ở Việt Nam trông như thế nào trong tương lai - Sputnik Việt Nam, 1920, 06.02.2025
Đăng ký
Bộ Công Thương vừa công bố thông tin đáng chú ý, theo đó, tại Việt Nam có 8 vị trí tiềm năng để phát triển điện hạt nhân, cụ thể là để xây nhà máy và trước mắt là đặt các lò phản ứng cỡ nhỏ (SMR).
Chính phủ Việt Nam đã đặt mục tiêu tăng trưởng kinh tế năm 2025 trên 8% và giai đoạn 2026 – 2030 phấn đấu ở mức hai con số. Đây là thách thức rất lớn kéo theo nhu cầu điện, năng lượng cho tăng trưởng kinh tế là vô cùng cao.

8 vị trí có thể xây nhà máy điện hạt nhân

Bộ Công Thương hiện đang lấy ý kiến về dự thảo điều chỉnh Quy hoạch phát triển điện lực quốc gia thời kỳ 2021-2030 (Quy hoạch điện 8 của Việt Nam).
Đáng chú ý, tại dự thảo điều chỉnh này có đề cập đến khả năng phát triển điện hạt nhân tại Việt Nam và thời gian vận hành dự kiến các nhà máy điện hạt nhân.
Bộ Công Thương xác định 8 vị trí tiềm năng tại 5 tỉnh của Việt Nam phù hợp để xây dựng nhà máy điện hạt nhân, dựa trên Quyết định 906 của Thủ tướng Chính phủ.
8 vị trí được Bộ Công Thương đánh giá có thể phát triển điện hạt nhân gồm có:
1.
Thôn Vĩnh Trường, xã Phước Dinh, huyện Thuận Nam, tỉnh Ninh Thuận
2.
Thôn Thái An, xã Vĩnh Hải, huyện Ninh Hải, tỉnh Ninh Thuận
3.
Thôn Lộ Liêu, xã Hoài Mỹ, huyện Hoài Nhơn, tỉnh Bình Định
4.
Vũng La, thôn Phú Hải, xã Xuân Phương, huyện Sông Cầu, tỉnh Phú Yên
5.
Thôn Sơn Tịnh, xã Kỳ Xuân, huyện Kỳ Anh, tỉnh Hà Tĩnh
6.
Bãi Chà Là, thôn Bình Tiên, xã Cống Hải, huyện Thuận Bắc, tỉnh Ninh Thuận
7.
Thôn Gia Hòa, xã Đức Thắng, huyện Mộ Đức, tỉnh Quảng Ngãi
8.
Thôn Văn Bân, xã Đức Chánh, huyện Mộ Đức, tỉnh Quảng Ngãi
Trong đó, như đã biết, 2 địa điểm Phước Dinh và Vĩnh Hải (Ninh Thuận) đã có quy hoạch xây dựng nhà máy điện hạt nhân. Ngoài ra, các vị trí khác tại Quảng Ngãi, Bình Định, Phú Yên và Hà Tĩnh cũng đang được xem xét.
Nhà máy điện hạt nhân - Sputnik Việt Nam, 1920, 02.01.2025
Việt Nam có thể phát triển các lò phản ứng hạt nhân cỡ nhỏ
Theo Bộ Công Thương, mỗi vị trí có thể phát triển nhà máy với công suất 4-6 GW. Tuy vậy, Bộ Công Thương lưu ý, do chưa có quy hoạch chính thức, sau hơn 10 năm, các địa điểm này cần được rà soát, đánh giá lại để phù hợp với tình hình kinh tế - xã hội và định hướng phát triển địa phương.
Thêm vào đó, các nhà máy điện hạt nhân, bao gồm lò phản ứng mô-đun nhỏ (SMR), phải được đặt tại các khu vực có địa chất phù hợp, đảm bảo an toàn và thuận lợi cho việc quản lý chất thải hạt nhân.
Hiện Việt Nam chưa có quy định cụ thể về địa điểm cho lò công nghệ SMR. Do đó, khi chưa có hướng dẫn chi tiết, việc lựa chọn địa điểm sẽ tuân theo các tiêu chuẩn áp dụng cho nhà máy điện hạt nhân quy mô lớn, Bộ Công Thương lưu ý.

Bao giờ Việt Nam có điện hạt nhân?

Tại dự thảo điều chỉnh lần này, Bộ Công Thương Việt Nam đưa ra 3 kịch bản về nhu cầu điện tương ứng với các kịch bản tăng trưởng kinh tế.
Kịch bản thấp: Nhu cầu điện đến năm 2030 là 452 tỷ kWh; năm 2035 là 611,2 tỷ kWh.
Kịch bản cơ sở: Đến năm 2030 là 500,3 tỷ kWh; năm 2035 là 711,1 tỷ kWh.
Kịch bản cao: Đến năm 2030 là 557,7 tỷ kWh, năm 2035 là 856,2 tỷ kWh.
Bộ trưởng Bộ Công Thương Nguyễn Hồng Điền (phải) và Bộ trưởng Bộ Kinh tế, Thương mại và Công nghiệp Nhật Bản (METI) Muto Yoji - Sputnik Việt Nam, 1920, 21.12.2024
Nhật Bản sẽ quay lại dự án nhà máy điện hạt nhân Ninh Thuận 2 của Việt Nam?
Từ đó, Bộ Công Thương cũng đề xuất hai kịch bản vận hành nhà máy điện hạt nhân.
Cụ thể, theo kịch bản cơ sở, nhà máy điện hạt nhân Ninh Thuận 1 (2x1.200 MW) sẽ vận hành giai đoạn 2031-2035 còn nhà máy thứ 2 (2×1.200 MW) sẽ vận hành giai đoạn 2036-2040.
Cùng với đó, 3 nhà máy LNG chưa xác định chủ đầu tư vận hành sau năm 2030, khí Cá Voi Xanh dự kiến đưa vào bờ giai đoạn 2031-2035, không phát triển mới nguồn LNG, nhập khẩu điện từ Trung Quốc tăng thêm 300 MW.
Với kịch bản này, Bộ Công Thương đánh giá do các nguồn điện tua bin khí hỗn hợp vào vận hành ở các năm cuối giai đoạn và nhiều nguồn bị chậm nên để cấp điện cho các năm 2026-2029, cần đẩy sớm đầu tư thủy điện nhỏ, điện gió, điện mặt trời, pin tích năng và nguồn nhiệt điện linh hoạt so với Quy hoạch điện 8.
Quy mô nguồn điện nhập khẩu Lào sẽ tăng từ 4 GW lên 6 GW năm 2030, chủ yếu nằm ở các dự án nhập khẩu về Bắc Bộ và Bắc Trung Bộ.
Ngoài ra, trong giai đoạn 2031-2050, dự báo suất đầu tư các nguồn điện gió, điện mặt trời, pin lưu trữ có xu hướng giảm mạnh, việc phát triển nguồn năng lượng tái tạo kết hợp pin tích năng kinh tế hơn nên hệ thống điện phụ thuộc rất lớn vào nguồn năng lượng tái tạo. Tỷ trọng điện năng năng lượng tái tạo (gồm cả thủy điện) tăng từ 50% năm 2035 lên 83% năm 2050.
Đối với kịch bản cao hơn thì cả hai nhà máy tại tỉnh Ninh Thuận sẽ cùng vận hành giai đoạn 2031-2035. Tổng công suất hai nhà máy dự kiến đạt 4.800 MW, cao hơn 800 MW so với kế hoạch năm 2009.
Quốc hội thảo luận về dự án Luật Việc làm (sửa đổi) - Sputnik Việt Nam, 1920, 27.11.2024
Trình Quốc hội chủ trương đầu tư dự án điện hạt nhân Ninh Thuận
Đồng thời toàn bộ 14 nhà máy LNG vận hành giai đoạn 2026-2030, khí Cá Voi Xanh dự kiến đưa vào bờ giai đoạn 2031-2035, cho phép phát triển mới nguồn LNG từ năm 2030 và nhập khẩu Trung Quốc tương tự kịch bản 1.
Trong trường hợp này, Bộ Công Thương ước tính, Việt Nam sẽ cần đầu tư thêm 30 GW điện mặt trời, 5,7 GW thủy điện vừa và nhỏ, 6 GW điện gió trên bờ, 12,5 GW nguồn pin tích năng, 2,7 GW nguồn nhiệt điện linh hoạt, 1,4 GW nguồn sinh khối, rác và năng lượng tái tạo khác.
Bên cạnh đó, việc nhập khẩu điện từ Trung Quốc cũng dự báo sẽ tăng 3 GW, quy mô nguồn điện nhập khẩu Lào sẽ tăng từ 4,3 GW lên 6,8 GW năm 2030.
Năm 2035, nhu cầu phụ tải tăng thêm 24 GW so với Quy hoạch điện VIII, đồng thời nguồn tua bin khí hỗn hợp LNG mới tăng thêm 7 GW trong giai đoạn 2031- 2035 tại Bắc Bộ. Nguồn nhiệt điện linh hoạt tăng 3 GW so với Quy hoạch điện VIII.
Năm 2050, ngoài 4.800 MW nguồn điện hạt nhân tại Ninh Thuận, Việt Nam sẽ xuất hiện thêm 5 GW điện hạt nhân tại Bắc Trung Bộ, 8,4 GW nguồn tua bin khí hỗn hợp - LNG tại Bắc Bộ. Các nguồn điện gió, điện mặt trời và pin lưu trữ tiếp tục tăng cao so với Quy hoạch điện VIII. Sau 2030, hệ thống lưới điện sẽ được phát triển để đấu nối và giải tỏa công suất.

EVN và PVN được giao xây nhà máy điện hạt nhân

Trước đó, như Sputnik cũng đã đưa tin, tại phiên họp thứ 2 của Ban Chỉ đạo xây dựng nhà máy điện hạt nhân, Thủ tướng Phạm Minh Chính đã giao nhiệm vụ cho 2 tập đoàn năng lượng hàng đầu của Việt Nam phụ trách trực tiếp việc xây dựng nhà máy điện hạt nhân ở Ninh Thuận.
Cụ thể, Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) sẽ là chủ đầu tư nhà máy điện hạt nhân Ninh Thuận 1.
Trong khi Tập đoàn Dầu khí Việt Nam (Petrovietnam) phát triển nhà máy điện hạt nhân Ninh Thuận 2.
Theo chỉ đạo của Thủ tướng, nhà máy điện hạt nhân đầu tiên có thể vận hành sớm nhất vào 2031, muộn nhất vào 2035.
Hoạt động của Trung tâm giám sát an toàn, an ninh gắn với điều hành đô thị thông minh tại Ninh Thuận. - Sputnik Việt Nam, 1920, 06.01.2025
Thoát lỗ, EVN muốn làm điện hạt nhân Ninh Thuận
Tin thời sự
0
Để tham gia thảo luận
hãy kích hoạt hoặc đăng ký
loader
Phòng chat
Заголовок открываемого материала