Thặng dư với Mỹ cao kỷ lục, Việt Nam lo vào tầm ngắm của Trump

© SputnikThương mại của Việt Nam với Hoa Kỳ
Thương mại của Việt Nam với Hoa Kỳ - Sputnik Việt Nam, 1920, 06.02.2025
Đăng ký
Thặng dư thương mại giữa Việt Nam và Mỹ năm 2024 đạt 123,5 tỷ USD, tăng 18,1% so với năm 2023, mức cao kỷ lục.
Phương Tây cũng lưu ý, cách Việt Nam điều tiết quan hệ với Mỹ sẽ đóng vai trò quan trọng trong việc duy trì ổn định xuất khẩu và tránh nguy cơ thuế quan bất lợi nhằm vào Hà Nội.

Việt Nam có thặng dư thương mại với Mỹ cao kỷ lục

Theo Bloomberg dẫn số liệu từ Cục Phân tích kinh tế của Bộ Thương mại Mỹ công bố ngày 5/2, thặng dư thương mại của Việt Nam với Hoa Kỳ tăng gần 20% vào năm 2024, đạt mức kỷ lục lên 123,5 tỷ đô la.
Đáng lưu ý, mặc dù xét xề quy mô, thặng dư thương mại của Việt Nam đối với Mỹ xếp thứ 4, sau Trung Quốc, Liên minh châu Âu (EU) và Mexico, nhưng tốc độ tăng lại cao hơn hẳn so với Trung Quốc (5,8%), EU (12,9%) và Mexico (12,7%).
Donald Trump  - Sputnik Việt Nam, 1920, 05.02.2025
Trump đóng cửa phái bộ USAID toàn thế giới, Việt Nam bị ảnh hưởng
Báo chí phương Tây lưu ý, mức chênh lệch thương mại này có thể khiến Việt Nam trở thành mục tiêu tiềm năng của các biện pháp thuế quan từ chính quyền Tổng thống Donald Trump.
Đồng thời, mức thặng dư cao có thể làm phức tạp thêm nỗ lực của Hà Nội trong việc tránh thuế thương mại từ chính quyền Trump mới.
Trong quá khứ, Tổng thống Donald Trump đã nhiều lần nhắm vào các quốc gia có thặng dư thương mại lớn với Mỹ, áp thuế lên Trung Quốc và đe dọa đánh thuế Mexico, Canada.
Dữ liệu mà phía Mỹ công bố cũng cho thấy Việt Nam chỉ đứng sau Trung Quốc, Liên minh châu Âu và Mexico về mức độ mất cân bằng thương mại với Mỹ nhưng các nhà phân tích cho rằng cam kết của Hà Nội trong việc nhập khẩu nhiều hàng hóa từ Mỹ cùng các biện pháp điều chỉnh khác có thể giúp Việt Nam tránh được các biện pháp trừng phạt.
Việt Nam hiện là một trong những nền kinh tế phụ thuộc nhiều nhất vào thương mại, với kim ngạch xuất khẩu chiếm khoảng 90% GDP đất nước.
Trong đó, Mỹ là thị trường xuất khẩu quan trọng nhất, đặc biệt sau khi căng thẳng thương mại Mỹ - Trung bùng nổ trong nhiệm kỳ đầu của Tổng thống Donald Trump, dẫn đến làn sóng dịch chuyển sản xuất từ Trung Quốc sang Việt Nam.
Thủ tướng Phạm Minh Chính tại phiên họp thường kỳ Chính phủ cũng đã phải lên tiếng cảnh báo rằng xuất khẩu của Việt Nam có thể đối mặt với những thách thức lớn từ các chính sách bảo hộ thương mại và thuế quan của Mỹ.
Tổng thống Hoa Kỳ Donald Trump - Sputnik Việt Nam, 1920, 04.02.2025
Các sắc lệnh hành pháp đầu tiên của Tổng thống Trump có thể tác động đến Việt Nam như thế nào?
Nhà lãnh đạo Việt Nam nhấn mạnh nguy cơ gia tăng căng thẳng thương mại toàn cầu do các biện pháp trả đũa thuế quan, điều có thể ảnh hưởng tiêu cực đến hoạt động xuất khẩu của Việt Nam.
Tại cuộc họp, Thủ tướng Phạm Minh Chính cũng lưu ý, tình hình thế giới và khu vực đang diễn biến rất khó lường, tác động trực tiếp tới Việt Nam, nhất là tới xuất khẩu, sản xuất kinh doanh, kinh tế vĩ mô.
Do đó, ông yêu cầu dự báo, phân tích thật sát tình hình tháng 2 và thời gian tới, nhất là những vấn đề mới, những vấn đề nổi lên, như khả năng xảy ra chiến tranh thương mại trên thế giới, nếu có sẽ làm đứt gãy các chuỗi cung ứng, thu hẹp các thị trường xuất khẩu.
“Từ đó đề xuất giải pháp của chúng ta để phản ứng nhanh nhạy, kịp thời, không bị động, bất ngờ, không để lỡ thời cơ và giữ đà, giữ nhịp, giữ khí thế đang có để tiếp tục phát triển”, người đứng đầu Chính phủ bày tỏ.
Cùng với đó là tiếp tục mở rộng, đa dạng hóa thị trường, đa dạng hóa sản phẩm, đa dạng hóa chuỗi cung ứng, nhất là các thị trường mới như Trung Đông, Nam Mỹ…

Tăng mua hàng của Mỹ

Trước sức ép này, Việt Nam đã có động thái tìm cách cân bằng quan hệ thương mại với Hoa Kỳ.
Tại Diễn đàn Kinh tế Thế giới ở Davos vào tháng trước, Thủ tướng Phạm Minh Chính nhấn mạnh rằng Việt Nam đang “tìm giải pháp” để điều chỉnh thặng dư thương mại, trong đó có việc tăng cường nhập khẩu các sản phẩm từ Hoa Kỳ, bao gồm máy bay Boeing và khí đốt tự nhiên hóa lỏng (LNG).
Dù vậy, các nhà phân tích cảnh báo rằng Việt Nam vẫn có nguy cơ bị áp thuế, đặc biệt trong một số ngành nhạy cảm như chất bán dẫn – lĩnh vực mà Việt Nam hiện là một trong những nhà cung cấp hàng đầu cho Hoa Kỳ.
Tuy nhiên, theo chuyên gia Sayaka Shiba của công ty nghiên cứu BMI được Reuters trích dẫn: “Việt Nam có lợi thế hơn so với Trung Quốc hay Mexico vì không gây ra mối đe dọa an ninh đối với Washington, điều từng là lý do khiến Trump áp thuế lên hai quốc gia này theo Đạo luật Quyền hạn Kinh tế Khẩn cấp Quốc tế (IEEPA)”.
Đô la Mỹ, đồng nhân dân tệ - Sputnik Việt Nam, 1920, 04.02.2025
Trump gây kinh hãi cho Trung Quốc, Việt Nam không thể chủ quan
Do đó, việc tăng cường nhập khẩu từ Mỹ được đánh giá là một chiến lược khả thi để giảm nguy cơ thuế quan.
Bởi xuất khẩu sang Mỹ của Việt Nam chủ yếu là các mặt hàng do các doanh nghiệp đa quốc gia như Điện tử Samsung hay Intel sản xuất, nên sẽ khó cắt giảm.
Bên cạnh đó, Việt Nam có thể mở rộng nhập khẩu nông sản như đậu nành, bông, thịt và tiếp tục đẩy mạnh nhập LNG từ Mỹ.
Điều này không chỉ giúp cân bằng cán cân thương mại mà còn thể hiện thiện chí hợp tác với Washington.
“Hứa hẹn tăng cường nhập khẩu là chiến lược tốt nhất cho Việt Nam. Dù hiệu quả có thể không thấy ngay lập tức, nhưng đây là cách tiếp cận giúp nước này tránh được các biện pháp trừng phạt thương mại”, Deborah Elms – chuyên gia về chính sách thương mại của Hinrich Foundation lưu ý.
Tổng thống Donald Trump tại Circa Resort and Casino ở Las Vegas, Hoa Kỳ - Sputnik Việt Nam, 1920, 01.02.2025
Quyết định của Trump có thể là nguy cơ dẫn đến tử vong ở Việt Nam
Việt Nam và Mexico là hai quốc gia hưởng lợi lớn từ chiến tranh thương mại Mỹ - Trung, nhưng sự gia tăng mạnh mẽ trong thặng dư thương mại cũng đặt Việt Nam vào tầm ngắm của chính quyền Tổng thống Donald Trump.
Trong bối cảnh thương mại toàn cầu đối mặt với nhiều biến động, cách Việt Nam điều tiết quan hệ với Hoa Kỳ sẽ đóng vai trò quan trọng trong việc duy trì ổn định xuất khẩu và tránh nguy cơ thuế quan bất lợi.
Tin thời sự
0
Để tham gia thảo luận
hãy kích hoạt hoặc đăng ký
loader
Phòng chat
Заголовок открываемого материала