Cuộc chiến thương mại Mỹ -Trung vào “hiệp mới”. Việt Nam chuẩn bị đối phó rủi ro

Cuộc chiến thương mại Mỹ -Trung
Cuộc chiến thương mại Mỹ -Trung - Sputnik Việt Nam, 1920, 10.02.2025
Đăng ký
Một “hiệp mới” trong cuộc chiến thương mại Mỹ - Trung bắt đầu. Nền kinh tế Việt Nam đang đứng trước những nguy cơ và rủi ro gì, khi nó có liên hệ chặt chẽ với hai nền kinh tế lớn nhất thế giới này?

Một “hiệp mới” trong cuộc chiến thương mại bắt đầu

Đầu tháng 2, Donald Trump đã ký sắc lệnh áp thuế 10% đối với tất cả hàng hóa nhập khẩu từ Trung Quốc. Sắc lệnh có hiệu lực từ ngày 4/2/2025. Đáp trả, Trung Quốc đã mở cuộc điều tra chống độc quyền đối với Google và Nvidia và áp mức thuế 15% đối với than và khí đốt tự nhiên hóa lỏng của Hoa Kỳ, cũng như mức thuế 10% đối với dầu thô và máy móc nông nghiệp. Quyết định của Trung Quốc có hiệu lực kể từ ngày 10/2/2025.
“Những động thái của Hoa Kỳ và Trung Quốc cho thấy một “hiệp mới” trong cuộc chiến thương mại bắt đầu. Thuế quan thương mại trả đũa từ Bắc Kinh khi có hiệu lực sẽ ảnh hưởng đến hàng hóa của Mỹ có tổng giá trị 14 tỷ đô la. Đó là 8,5% tổng lượng hàng nhập khẩu của Hoa Kỳ vào Trung Quốc”, - TS kinh tế Lê Xuân Hòa nói với Sputnik.
Theo đánh giá chung của các chuyên gia, cuộc chiến thương mại giữa Trung Quốc và Hoa Kỳ diễn ra kịch liệt trong nhiệm kỳ đầu tiên của Donald Trump, đã tiếp tục vào thứ Hai 10/2/2025, hiện là giai đoạn đầu. Để ngăn chặn xung đột leo thang hơn nữa, các bên cần đàm phán trên cơ sở bình đẳng. Khác với giai đoạn trước của cuộc chiến thương mại, Bắc Kinh hiện đã chuẩn bị tốt hơn để áp thuế. Hơn nữa, Trung Quốc quan tâm nhiều hơn đến những hạn chế mà Hoa Kỳ áp đặt đối với xuất khẩu công nghệ hơn là thuế quan thương mại.
"Chiến thuật gây sốc" mà Trump rất ưa thích sử dụng, nhằm buộc đối thủ phải phản ứng nhanh chóng và thực hiện các bước đi cần thiết đã dẫn đến hậu quả nghiêm trọng cho mối quan hệ giữa hai bên. Trung Quốc bây giờ sẵn sàng đáp trả và chủ động “cuộc chơi. Phản ứng của họ có vẻ thận trọng, cho thấy họ không muốn một cuộc chiến thương mại leo thang”, - PGS-TS quan hệ quốc tế Hoàng Giang bình luận với Sputnik.
Việt Nam thặng dư thương mại 3,39 tỷ USD trong 4 tháng đầu năm - Sputnik Việt Nam, 1920, 08.02.2025
Việt Nam chuẩn bị kịch bản cho chiến tranh thương mại thế giới

Chiến tranh thương mại Mỹ -Trung có thể tác động mạnh tới nền kinh tế Việt Nam

Nền kinh tế Việt Nam có quan hệ chặt chẽ với Hoa Kỳ và Trung Quốc. Đây là hai thị trường xuất khẩu lớn nhất của Việt Nam. Theo thống kê của Hải quan Việt Nam, năm 2024, tổng kim ngạch thương mại hai chiều giữa Việt Nam và Hoa Kỳ đạt hơn 132 tỷ USD; trong đó, xuất khẩu của Việt Nam sang Hoa Kỳ đạt gần 119 tỷ USD. Còn tổng kim ngạch xuất nhập khẩu Việt Nam - Trung Quốc đạt 205,2 tỷ USD năm 2024, trong đó, xuất khẩu sang Trung Quốc là 61, 2 tỷ USD, nhập khẩu từ Trung Quốc là 144 tỷ USD.
“Vấn đề cực kỳ đáng lo ngại cho hàng hóa Việt Nam vào Mỹ, đặc biệt với các nhóm hàng Việt Nam đang có lợi thế lớn tại Mỹ mà Trung Quốc từng có lợi thế xuất khẩu trước đây là sớm hay muộn Mỹ sẽ để ý tới các quốc gia mà Mỹ có thâm hụt thương mại lớn (năm 2024, Mỹ nhập siêu từ Việt Nam 106 tỷ USD)”, - PGS-TS Hoàng Giang bình luận với Sputnik.
Nền kinh tế Việt Nam có độ mở cao. Xuất khẩu lại phụ thuộc vào nhóm doanh nghiệp nước ngoài. Các doanh nghiệp FDI tại Việt Nam chiếm tới gần 70% xuất khẩu của cả nước. Trong bối cảnh chiến tranh thương mại, nguy cơ lớn nhất và đáng lo ngại nhất là các doanh nghiệp tại các quốc gia bị đánh thuế cao (trước hết là Trung Quốc) chuyển sản xuất sang Việt Nam, thực hiện các công đoạn cuối để mượn xuất xứ, xuất khẩu sang Mỹ.
“Chỉ cần nhìn vào danh mục các mặt hàng Trung Quốc xuất khẩu sang Việt Nam là có thể thấy rõ ngay điều này. Xuất khẩu của Trung Quốc sang Việt Nam tăng chủ yếu nhờ các linh kiện điện tử, bao gồm mô-đun màn hình, bộ nhớ máy tính và các sản phẩm công nghệ cao khác. Các linh kiện này được nhập khẩu để lắp ráp tại Việt Nam, sau đó tái xuất khẩu sang Hoa Kỳ và các thị trường khác. Theo số liệu của Hải quan Trung Quốc, tính đến tháng 11/2024, linh kiện điện tử chiếm 8 trong 10 mặt hàng xuất khẩu của Trung Quốc sang Việt Nam có tăng trưởng nhanh nhất”, - TS kinh tế Lê Xuân Hòa phát biểu với Sputnik.
TS Lê Xuân Hòa cũng lưu ý rằng, chiến tranh thương mại Mỹ - Trung càng căng thẳng thì càng tác động tới kinh tế Việt Nam, bởi vì Việt Nam có mối quan hệ kinh tế - thương mại sâu rộng với hai nước này. Cuộc chiến tranh thương mại này mang lại lợi ích cho Việt Nam như dòng vốn đầu tư từ các tập đoàn quốc tế đa quốc gia chảy vào Việt Nam không ngừng gia tăng, nhưng ảnh hưởng tiêu cực nằm ở chỗ Việt Nam có thể bị gộp với Trung Quốc, giống như khi Mỹ áp thuế chống bán phá giá lên thép Việt Nam. Và Mỹ vẫn có thể bị áp thuế đối với những hàng hóa khác nữa.
WTO - Sputnik Việt Nam, 1920, 06.02.2025
Trung Quốc cáo buộc Mỹ gây căng thẳng trong thương mại toàn cầu

Để ứng phó chiến tranh thương mại, Việt Nam cần khai thác hiệu quả các FTA đã ký kết

Trong phiên họp Chính phủ thường kỳ tháng 1/2025, Thủ tướng Phạm Minh Chính đã nhấn mạnh rằng, tình hình thế giới và khu vực đang diễn biến rất khó lường, tác động trực tiếp tới nước Việt Nam, nhất là tới xuất khẩu, sản xuất kinh doanh, kinh tế vĩ mô.
Thủ tướng Việt Nam cũng nói về sự cần thiết của việc phân tích thật sát tình hình tháng 2 và thời gian tới, nhất là những vấn đề mới, những vấn đề nổi lên, như khả năng xảy ra chiến tranh thương mại trên thế giới. Nếu chiến tranh thương mại sẽ làm đứt gãy các chuỗi cung ứng, thu hẹp các thị trường xuất khẩu; thì cần phải có giải pháp kịp thời, không để bị động và bất ngờ, nắm bắt cơ hội tiếp tục phát triển.
“Như Thủ tướng Việt Nam đã nói, tiếp tục mở rộng, đa dạng hóa thị trường, đa dạng hóa sản phẩm, đa dạng hóa chuỗi cung ứng, nhất là các thị trường mới như Trung Đông, Nam Mỹ là rất cần thiết. Để ứng phó chiến tranh thương mại, Việt Nam cần khai thác hiệu quả các FTA đã ký kết, khai thác các thị trường mới như Trung Đông, Châu Phi, Mỹ Latinh, Liên minh kinh tế Á-Âu là những thị trường tiềm năng. Cần chủ động, chuẩn bị trước cho mọi kịch bản”, - PGS-TS Hoàng Giang phát biểu với Sputnik.
Tin thời sự
0
Để tham gia thảo luận
hãy kích hoạt hoặc đăng ký
loader
Phòng chat
Заголовок открываемого материала