https://kevesko.vn/20250211/sac-lenh-cua-trump-anh-huong-the-nao-den-mat-hang-quan-trong-cua-viet-nam-34464790.html
Sắc lệnh của Trump ảnh hưởng thế nào đến mặt hàng quan trọng của Việt Nam?
Sắc lệnh của Trump ảnh hưởng thế nào đến mặt hàng quan trọng của Việt Nam?
Sputnik Việt Nam
Sáng 11/2 (giờ Việt Nam), Tổng thống Mỹ Donald Trump đã chính thức ký sắc lệnh áp thuế 25% lên mặt hàng hàng thép và nhôm nhập khẩu vào Hoa Kỳ, không có ngoại... 11.02.2025, Sputnik Việt Nam
2025-02-11T18:28+0700
2025-02-11T18:28+0700
2025-02-11T18:28+0700
việt nam
hoa kỳ
donald trump
thương mại
kinh tế
thế giới
chính trị
thông tin
xuất khẩu
thép hòa phát
https://cdn.img.kevesko.vn/img/07e6/0b/1e/19642403_0:0:2048:1153_1920x0_80_0_0_50f06309bd348e9ec3a3f66a5203c1c3.jpg
Liên quan đến vấn đề này, nhiều ý kiến lo ngại về việc ngành thép và nhôm Việt Nam sẽ bị ảnh hưởng lớn. Tuy nhiên, theo ý kiến của nhiều chuyên gia và doanh nghiệp, tác động của lệnh áp thuế là không đáng kể.Thêm vào đó, tác động đến các doanh nghiệp thép như Hòa Phát là nhỏ, còn các đơn vị như Hoa Sen, Nam Kim thì ở mức trung bình.“Phải đánh giá tình hình”Theo ông Đỗ Ngọc Hưng, Tham tán thương mại, trưởng Cơ quan Thương vụ Việt Nam tại Mỹ thông tin, hiện nay, mặt hàng nhôm và thép của Việt Nam vẫn đang phải chịu mức thuế lần lượt là 10% và 25% theo Mục 232 mà Mỹ áp dụng từ năm 2018 với hầu hết các nước.Sản phẩm nhôm thép của Việt Nam cũng là đối tượng thường xuyên trong các vụ kiện phòng vệ thương mại.Trưởng Cơ quan Thương vụ Việt Nam tại Mỹ nhận định, việc áp dụng bổ sung thuế 25% với nhôm và thép nhập khẩu sẽ ảnh hưởng tiêu cực tới các nước xuất khẩu nhôm thép vào Mỹ.Đặc biệt, từ sau năm 2018, nhiều quốc gia, vùng lãnh thổ đã thay thế vị trí của Trung Quốc trong xuất khẩu mặt hàng này sang Mỹ, như Canada, Mexico, EU, Nhật Bản, Hàn Quốc, Đài Loan, Brazil.Ông Hưng nhìn nhận, việc Mỹ áp dụng thuế 25% với toàn bộ hàng nhập khẩu, sản phẩm thép Việt Nam vẫn có cơ hội tiếp tục xuất khẩu khi năng lực của các nhà sản xuất thép, nhôm của Mỹ chưa thể đáp ứng ngay.Chuyên gia phân tích, hệ lụy từ việc áp thuế sẽ khiến chuỗi cung ứng bị ảnh hưởng, khi các nước tìm đường xuất khẩu sang các nước khác, trong đó có Việt Nam.Nhiều nhà sản xuất, xuất khẩu thép quay lại thị trường nội địa khiến các nước tăng cường bảo hộ, cũng gây ảnh hưởng tới các quốc gia xuất khẩu thép như Việt Nam.Trước động thái của Trump, Cơ quan Thương vụ Việt Nam tại Mỹ đề nghị các doanh nghiệp Việt Nam cần đánh giá tình hình để có chiến lược kinh doanh phù hợp, mở rộng xuất khẩu sang các thị trường có FTA với Việt Nam, tránh phụ thuộc vào một thị trường.Cùng đó, doanh nghiệp cần phối hợp chặt chẽ với Cục Phòng vệ thương mại của Bộ Công Thương và cơ quan đại diện ngoại giao ở nước ngoài theo dõi sát tình hình để có phản ứng phù hợp.Mức thuế mới không có ảnh hưởng đáng kể?Số liệu của Hiệp hội Thép Việt Nam (VSA) ghi nhận, năm vừa qua 2024, Việt Nam xuất khẩu 12,62 triệu tấn thép, tăng 13,47% so với năm 2023, với giá trị xuất khẩu là 9,08 tỷ USD, tăng 8,78%.Trong đó, Hoa Kỳ chiếm 13% thị phần, là thị trường xuất khẩu lớn thứ ba, sau ASEAN (26%) và EU (23%).Như vậy, ảnh hưởng trực tiếp của chính sách thuế quan mới tới các doanh nghiệp sản xuất trong nước là không đáng kể. Ví dụ, Tập đoàn Hòa Phát có tỷ trọng xuất khẩu chỉ chiếm 30% tổng doanh thu; trong đó thị trường Mỹ đóng góp 5-10%, tương đương 2-3% doanh thu.Từ đó, VSA nhận định, dù với mức áp thuế cao, nhưng vì tính trên tỷ trọng nhỏ, tác động của mức thuế 25% do ông Trump đưa ra là không lớn.TTXVN dẫn ý kiến chuyên gia kinh tế Ngô Trí Long cho hay, việc Nhà Trắng quyết định áp thuế 25% cho tất cả sản phẩm thép và nhôm nhập khẩu vào nước này sẽ ảnh hưởng đến ngành thép thế giới và cả Việt Nam.Mức thuế này là khá cao do Mỹ muốn bảo hộ ngành thép nội địa, buộc các nước xuất khẩu lớn phải đàm phán.Ông Long phân tích, tác động đầu tiên là sẽ làm tăng giá bán của sản phẩm này tại Mỹ, từ đó làm giảm nhu cầu của người tiêu dùng nước sở tại. Bài toán quay về vấn đề sản phẩm nhập khẩu có cạnh tranh được với hàng của các công ty Mỹ hay không. Nếu vẫn cạnh tranh được thì thép từ các nước vẫn có thể bán được ở Mỹ.Chuyên gia Nguyễn Văn Sưa nhận định, tác động tới những doanh nghiệp sản xuất như Hòa Phát là nhỏ, nhưng với các công ty như Hoa Sen, Nam Kim lại ở mức trung bình. Lý do, đây là 2 đơn vị tiêu thụ lượng lớn thép cuộn cán nóng của Hòa Phát để sản xuất tôn, xuất khẩu sang Mỹ.Có thể là cơ hội cho Việt NamTừ một góc độ khác, việc áp thuế gia tăng này không có sự phân biệt giữa các quốc gia xuất khẩu thép vào Mỹ, tức là sự cạnh tranh nói chung chưa trở nên gay gắt hơn hiện tại.Bản thân các doanh nghiệp Việt Nam chỉ còn cách tiết giảm chi phí hơn để gia tăng sức cạnh tranh, đặc biệt là về giá bán. Lý do, tùy theo mỗi đơn vị mà giá bán sẽ được điều chỉnh khác nhau, phụ thuộc nhiều yếu tố khác nhau chứ không nhất định sẽ tăng đúng bằng thuế nhập khẩu vào Mỹ.Việc áp thuế, phòng vệ thương mại gia tăng đã được tính toán, dự báo từ trước và nhiều doanh nghiệp đã sẵn sàng phương án chuẩn bị ứng phó. Từ vài năm trước, khi các sản phẩm thép liên tục bị kiện phòng vệ thương mại, vấn đề đa dạng hóa thị trường đã được nhiều chuyên gia và doanh nghiệp nói đến.Theo Tập đoàn Hòa Phát, doanh nghiệp hiện nay không chỉ đa dạng hóa các sản phẩm, đạt tới các sản phẩm thép chất lượng cao, mà còn hướng tới nhiều quốc gia và vùng lãnh thổ.Sản phẩm thép Hòa Phát đã có mặt ở 30 quốc gia và vùng lãnh thổ khác nhau, ở khắp các châu lục, như Nhật Bản, Canada, Australia, Bỉ, Singapore, Trung Quốc, Hàn Quốc, Tây Ban Nha, Bồ Đào Nha... Vì thế, việc áp thuế của Mỹ lên các sản phẩm thép và nhôm là có tác động nhưng không đáng kể với doanh nghiệp.Theo ông Nguyễn Văn Sưa, bản thân các doanh nghiệp đã đánh giá tình hình và đưa ra chiến lược kinh doanh phù hợp.Trong đó, có việc mở rộng xuất khẩu sang các thị trường có hiệp định thương mại tự do với Việt Nam, tránh phụ thuộc vào một thị trường. Hàng Việt Nam giá cạnh tranh, chất lượng tốt, nên Mỹ tăng thuế với tất cả các sản phẩm thép, có thể lại là cơ hội cho thép Việt chứ không hẳn là khó khăn.Đại diện Tổng công ty Thép Việt Nam cho rằng, một số mặt hàng thép Việt Nam thậm chí còn có thể tận dụng cơ hội này để đẩy mạnh xuất khẩu sang Mỹ, nhờ lợi thế thuế suất thấp hơn. Các doanh nghiệp sản xuất thép có chứng nhận xuất xứ rõ ràng sẽ có cơ hội chiếm lĩnh thị phần tại Mỹ.Song, bản thân doanh nghiệp Việt phải tự thân vận động nhằm tiếp tục nâng cao năng lực sản xuất, giảm chi phí sản xuất và nâng cao chất lượng sản phẩm để cạnh tranh với nguồn cung từ Trung Quốc.Trong bối cảnh hiện nay, Việt Nam cần tăng cường kiểm soát nguồn gốc xuất xứ để tránh rủi ro bị Mỹ điều tra. Cần theo dõi sát chính sách thương mại của Mỹ và Trung Quốc, nhằm giúp các doanh nghiệp Việt kịp thời điều chỉnh chiến lược để tận dụng cơ hội, giảm thiểu rủi ro.Hiện Tổng công ty Thép đang nỗ lực nâng cao chất lượng, đa dạng hóa và hạ giá thành sản phẩm bằng cách giảm chi phí sản xuất, linh hoạt và tối ưu sử dụng nguyên liệu đầu vào từ các nguồn phế và phôi. Bên cạnh đó, áp dụng công nghệ cao, công nghệ sản xuất thép xanh (green steel) để giảm thiểu tác động môi trường, cũng như nâng cao hiệu quả sản xuất.Việc áp dụng công nghệ thân thiện với môi trường sẽ giúp doanh nghiệp nâng cao năng lực cạnh tranh, đồng thời đảm bảo đáp ứng các tiêu chuẩn quốc tế.Các doanh nghiệp trong Tổng công ty sẽ nỗ lực tìm kiếm thêm thị trường xuất khẩu thép thành phẩm và phôi thép mới, giảm phụ thuộc vào các thị trường truyền thống.
https://kevesko.vn/20250210/neu-trump-giang-don-thue-quan-len-viet-nam-34433469.html
https://kevesko.vn/20250209/trump-kho-doan-lieu-my-co-nham-den-viet-nam-34426304.html
https://kevesko.vn/20250208/lanh-dao-lau-nam-goc-pete-hegseth-he-lo-thai-do-cua-chinh-quyen-trump-voi-viet-nam-34422743.html
https://kevesko.vn/20250207/chinh-quyen-trump-lai-phan-nan-ve-viet-nam-ha-noi-co-the-thanh-muc-tieu-34406943.html
Sputnik Việt Nam
moderator.vn@sputniknews.com
+74956456601
MIA „Rossiya Segodnya“
2025
Sputnik Việt Nam
moderator.vn@sputniknews.com
+74956456601
MIA „Rossiya Segodnya“
tin thời sự
vn_VN
Sputnik Việt Nam
moderator.vn@sputniknews.com
+74956456601
MIA „Rossiya Segodnya“
https://cdn.img.kevesko.vn/img/07e6/0b/1e/19642403_268:0:1999:1298_1920x0_80_0_0_0dff400c06573f9419117a7b1226646c.jpgSputnik Việt Nam
moderator.vn@sputniknews.com
+74956456601
MIA „Rossiya Segodnya“
việt nam, hoa kỳ, donald trump, thương mại, kinh tế, thế giới, chính trị, thông tin, xuất khẩu, thép hòa phát, doanh nghiệp
việt nam, hoa kỳ, donald trump, thương mại, kinh tế, thế giới, chính trị, thông tin, xuất khẩu, thép hòa phát, doanh nghiệp
Liên quan đến vấn đề này, nhiều ý kiến lo ngại về việc ngành thép và nhôm Việt Nam sẽ bị ảnh hưởng lớn. Tuy nhiên, theo ý kiến của nhiều chuyên gia và doanh nghiệp, tác động của lệnh áp thuế là không đáng kể.
Thêm vào đó, tác động đến các doanh nghiệp thép như Hòa Phát là nhỏ, còn các đơn vị như Hoa Sen, Nam Kim thì ở mức trung bình.
“Phải đánh giá tình hình”
Theo ông Đỗ Ngọc Hưng, Tham tán thương mại, trưởng Cơ quan Thương vụ Việt Nam tại Mỹ thông tin, hiện nay, mặt hàng nhôm và thép của
Việt Nam vẫn đang phải chịu mức thuế lần lượt là 10% và 25% theo Mục 232 mà Mỹ áp dụng từ năm 2018 với hầu hết các nước.
Sản phẩm nhôm thép của Việt Nam cũng là đối tượng thường xuyên trong các vụ kiện phòng vệ thương mại.
“Với sản phẩm thép, Mỹ đã điều tra hơn 34 vụ, chiếm hơn 50% tổng số vụ kiện mà Mỹ điều tra phòng vệ thương mại với Việt Nam còn với sản phẩm nhôm là 2 vụ việc”, báo Đầu tư dẫn lời ông Đỗ Ngọc Hưng cho biết.
Trưởng Cơ quan Thương vụ Việt Nam tại Mỹ nhận định, việc áp dụng bổ sung thuế 25% với nhôm và thép nhập khẩu sẽ ảnh hưởng tiêu cực tới các nước xuất khẩu nhôm thép vào Mỹ.
Đặc biệt, từ sau năm 2018, nhiều quốc gia, vùng lãnh thổ đã thay thế vị trí của Trung Quốc trong xuất khẩu mặt hàng này sang Mỹ, như Canada, Mexico, EU, Nhật Bản, Hàn Quốc, Đài Loan, Brazil.
Ông Hưng nhìn nhận, việc Mỹ áp dụng thuế 25% với toàn bộ hàng nhập khẩu, sản phẩm thép Việt Nam vẫn có cơ hội tiếp tục xuất khẩu khi năng lực của các nhà sản xuất thép, nhôm của Mỹ chưa thể đáp ứng ngay.
“Dù vậy, khó khăn tăng lên, biên độ lợi nhuận của doanh nghiệp sẽ giảm xuống”, ông Đỗ Ngọc Hưng thông tin.
Chuyên gia phân tích, hệ lụy từ việc áp thuế sẽ khiến chuỗi cung ứng bị ảnh hưởng, khi các nước tìm đường xuất khẩu sang các nước khác, trong đó có Việt Nam.
Nhiều nhà sản xuất, xuất khẩu thép quay lại thị trường nội địa khiến các nước tăng cường bảo hộ, cũng gây ảnh hưởng tới các quốc gia
xuất khẩu thép như Việt Nam.
Trước động thái của Trump, Cơ quan Thương vụ Việt Nam tại Mỹ đề nghị các doanh nghiệp Việt Nam cần đánh giá tình hình để có chiến lược kinh doanh phù hợp, mở rộng xuất khẩu sang các thị trường có FTA với Việt Nam, tránh phụ thuộc vào một thị trường.
Cùng đó, doanh nghiệp cần phối hợp chặt chẽ với Cục Phòng vệ thương mại của Bộ Công Thương và cơ quan đại diện ngoại giao ở nước ngoài theo dõi sát tình hình để có phản ứng phù hợp.
Mức thuế mới không có ảnh hưởng đáng kể?
Số liệu của Hiệp hội Thép Việt Nam (VSA) ghi nhận, năm vừa qua 2024, Việt Nam xuất khẩu 12,62 triệu tấn thép, tăng 13,47% so với năm 2023, với giá trị xuất khẩu là 9,08 tỷ USD, tăng 8,78%.
Trong đó, Hoa Kỳ chiếm 13% thị phần, là thị trường xuất khẩu lớn thứ ba, sau ASEAN (26%) và EU (23%).
Như vậy, ảnh hưởng trực tiếp của chính sách thuế quan mới tới các doanh nghiệp sản xuất trong nước là không đáng kể. Ví dụ, Tập đoàn Hòa Phát có tỷ trọng xuất khẩu chỉ chiếm 30% tổng doanh thu; trong đó thị trường Mỹ đóng góp 5-10%, tương đương 2-3% doanh thu.
Từ đó, VSA nhận định, dù với mức áp thuế cao, nhưng vì tính trên tỷ trọng nhỏ, tác động của mức thuế 25% do ông Trump đưa ra là không lớn.
“Tác động có chăng sẽ chỉ thấy rõ với một số doanh nghiệp xuất khẩu tôn mạ sang Mỹ”, theo Hiệp hội Thép Việt Nam.
TTXVN dẫn ý kiến chuyên gia kinh tế Ngô Trí Long cho hay, việc Nhà Trắng quyết định áp thuế 25% cho tất cả sản phẩm thép và nhôm nhập khẩu vào nước này sẽ ảnh hưởng đến ngành thép thế giới và cả Việt Nam.
Mức thuế này là khá cao do Mỹ muốn bảo hộ ngành thép nội địa, buộc các nước xuất khẩu lớn phải đàm phán.
Ông Long phân tích, tác động đầu tiên là sẽ làm tăng giá bán của sản phẩm này tại Mỹ, từ đó làm giảm nhu cầu của người tiêu dùng nước sở tại. Bài toán quay về vấn đề sản phẩm nhập khẩu có cạnh tranh được với hàng của các công ty Mỹ hay không. Nếu vẫn
cạnh tranh được thì thép từ các nước vẫn có thể bán được ở Mỹ.
Chuyên gia Nguyễn Văn Sưa nhận định, tác động tới những doanh nghiệp sản xuất như Hòa Phát là nhỏ, nhưng với các công ty như Hoa Sen, Nam Kim lại ở mức trung bình. Lý do, đây là 2 đơn vị tiêu thụ lượng lớn thép cuộn cán nóng của Hòa Phát để sản xuất tôn, xuất khẩu sang Mỹ.
Có thể là cơ hội cho Việt Nam
Từ một góc độ khác, việc áp thuế gia tăng này không có sự phân biệt giữa các quốc gia xuất khẩu thép vào Mỹ, tức là sự cạnh tranh nói chung chưa trở nên gay gắt hơn hiện tại.
Bản thân các doanh nghiệp Việt Nam chỉ còn cách tiết giảm chi phí hơn để gia tăng sức cạnh tranh, đặc biệt là về giá bán. Lý do, tùy theo mỗi đơn vị mà giá bán sẽ được điều chỉnh khác nhau, phụ thuộc nhiều yếu tố khác nhau chứ không nhất định sẽ tăng đúng bằng thuế nhập khẩu vào Mỹ.
Việc áp thuế, phòng vệ thương mại gia tăng đã được tính toán, dự báo từ trước và nhiều doanh nghiệp đã sẵn sàng phương án chuẩn bị ứng phó. Từ vài năm trước, khi các sản phẩm thép liên tục bị kiện phòng vệ thương mại, vấn đề đa dạng hóa thị trường đã được nhiều chuyên gia và doanh nghiệp nói đến.
Theo Tập đoàn Hòa Phát, doanh nghiệp hiện nay không chỉ đa dạng hóa các sản phẩm, đạt tới các sản phẩm thép chất lượng cao, mà còn hướng tới nhiều quốc gia và vùng lãnh thổ.
Sản phẩm thép Hòa Phát đã có mặt ở 30 quốc gia và vùng lãnh thổ khác nhau, ở khắp các châu lục, như Nhật Bản, Canada, Australia, Bỉ, Singapore, Trung Quốc, Hàn Quốc, Tây Ban Nha, Bồ Đào Nha... Vì thế, việc áp thuế của Mỹ lên các sản phẩm thép và nhôm là có tác động nhưng không đáng kể với doanh nghiệp.
Theo ông Nguyễn Văn Sưa, bản thân các doanh nghiệp đã đánh giá tình hình và đưa ra chiến lược kinh doanh phù hợp.
Trong đó, có việc mở rộng xuất khẩu sang các thị trường có hiệp định thương mại tự do với Việt Nam, tránh phụ thuộc vào một thị trường. Hàng Việt Nam giá cạnh tranh, chất lượng tốt, nên Mỹ tăng thuế với tất cả các sản phẩm thép, có thể lại là cơ hội cho thép Việt chứ không hẳn là khó khăn.
Đại diện Tổng công ty Thép Việt Nam cho rằng, một số mặt hàng thép Việt Nam thậm chí còn có thể tận dụng cơ hội này để đẩy mạnh xuất khẩu sang Mỹ, nhờ lợi thế thuế suất thấp hơn. Các doanh nghiệp sản xuất thép có chứng nhận xuất xứ rõ ràng sẽ có cơ hội chiếm lĩnh thị phần tại Mỹ.
Song, bản thân doanh nghiệp Việt phải tự thân vận động nhằm tiếp tục nâng cao năng lực sản xuất, giảm chi phí sản xuất và nâng cao chất lượng sản phẩm để cạnh tranh với nguồn cung từ Trung Quốc.
Trong bối cảnh hiện nay, Việt Nam cần tăng cường kiểm soát nguồn gốc xuất xứ để tránh rủi ro bị Mỹ điều tra. Cần theo dõi sát chính sách
thương mại của Mỹ và Trung Quốc, nhằm giúp các doanh nghiệp Việt kịp thời điều chỉnh chiến lược để tận dụng cơ hội, giảm thiểu rủi ro.
Hiện Tổng công ty Thép đang nỗ lực nâng cao chất lượng, đa dạng hóa và hạ giá thành sản phẩm bằng cách giảm chi phí sản xuất, linh hoạt và tối ưu sử dụng nguyên liệu đầu vào từ các nguồn phế và phôi. Bên cạnh đó, áp dụng công nghệ cao, công nghệ sản xuất thép xanh (green steel) để giảm thiểu tác động môi trường, cũng như nâng cao hiệu quả sản xuất.
Việc áp dụng công nghệ thân thiện với môi trường sẽ giúp doanh nghiệp nâng cao năng lực cạnh tranh, đồng thời đảm bảo đáp ứng các tiêu chuẩn quốc tế.
Các doanh nghiệp trong Tổng công ty sẽ nỗ lực tìm kiếm thêm thị trường xuất khẩu thép thành phẩm và phôi thép mới, giảm phụ thuộc vào các thị trường truyền thống.