Khi nào một đại biểu Quốc hội bị tạm đình chỉ?

© Ảnh : TTXVN - Phạm Trung KiênTổng Thư ký Quốc hội, Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội Lê Quang Tùng trình bày Tờ trình về dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Tổ chức Quốc hội
Tổng Thư ký Quốc hội, Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội Lê Quang Tùng trình bày Tờ trình về dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Tổ chức Quốc hội - Sputnik Việt Nam, 1920, 12.02.2025
Đăng ký
Dự thảo Luật sửa đổi, bổ sung một số điều Luật Tổ chức Quốc hội mới đây có nội dung đề xuất bổ sung trường hợp tạm đình chỉ nhiệm vụ đại biểu Quốc hội với trường hợp bị khởi tố bị can, hoặc có cơ sở xử lý kỷ luật cảnh cáo trở lên.
Theo quy định pháp luật hiện hành, Ủy ban Thường vụ Quốc hội chỉ quyết định tạm đình chỉ việc thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn của đại biểu Quốc hội khi người này bị khởi tố bị can.

Đề xuất bổ sung trường hợp tạm đình chỉ nhiệm vụ ĐBQH

Sáng nay 12/2, Quốc hội đã nghe tờ trình và báo cáo thẩm tra Dự thảo Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Tổ chức Quốc hội, trước khi bước vào thảo luận tại tổ về nội dung này.
Một điểm mới trong dự thảo là bổ sung quy định về trường hợp tạm đình chỉ việc thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn của đại biểu Quốc hội.
Theo ông Lê Quang Tùng – Tổng Thư ký Quốc hội, quy định về trường hợp tạm đình chỉ việc thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn của đại biểu Quốc hội được đề xuất bổ sung vào dự thảo luật nhằm cụ thể hóa Quy định số 148 ngày 23/5/2024 của Bộ Chính trị về thẩm quyền của người đứng đầu trong việc tạm đình chỉ công tác đối với cán bộ cấp dưới trong trường hợp cần thiết hoặc khi có dấu hiệu vi phạm nghiêm trọng quy định của Đảng, pháp luật của Nhà nước.
Quy định này còn nhằm bảo đảm phù hợp với Quy định số 41 ngày 3/11/2021 của Bộ Chính trị về việc miễn nhiệm, từ chức đối với cán bộ.
Theo nội dung dự thảo luật, Ủy ban Thường vụ Quốc hội là cơ quan xem xét, quyết định tạm đình chỉ việc thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn của đại biểu Quốc hội trong 2 trường hợp.
Khai mạc kỳ họp bất thường lần thứ 9, Quốc hội khoá XV - Sputnik Việt Nam, 1920, 12.02.2025
Quốc hội khai mạc kỳ họp bất thường lần thứ 9, quyết định công tác nhân sự
Đầu tiên là trường hợp đại biểu Quốc hội bị khởi tố bị can.
Thứ hai là trong quá trình xem xét, xử lý hành vi vi phạm của đại biểu Quốc hội, có cơ sở xác định phải xử lý kỷ luật từ mức Cảnh cáo trở lên đối với đại biểu Quốc hội là cán bộ, công chức, viên chức; hoặc xử lý bằng pháp luật hình sự mà cơ quan thanh tra, kiểm tra, kiểm toán, điều tra, truy tố, xét xử, thi hành án đã có văn bản đề nghị tạm đình chỉ việc thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn của đại biểu Quốc hội đối với đại biểu đó.
Đại biểu Quốc hội sẽ được trở lại thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn đại biểu và khôi phục các lợi ích hợp pháp trong trường hợp cơ quan có thẩm quyền ra quyết định, kết luận về việc không có vi phạm, không xử lý kỷ luật, quyết định đình chỉ điều tra, đình chỉ vụ án đối với đại biểu đó, hoặc kể từ ngày bản án, quyết định của tòa án có hiệu lực pháp luật tuyên đại biểu đó không có tội hoặc được miễn trách nhiệm hình sự.
Trong trường hợp đại biểu bị xử lý kỷ luật, thì tùy theo tính chất, mức độ mà cá nhân đó có thể xin thôi làm nhiệm vụ đại biểu, hoặc Ủy ban Thường vụ Quốc hội xem xét, quyết định cho trở lại thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn đại biểu hay đề nghị Quốc hội bãi nhiệm đại biểu.
Ngoài ra, theo dự thảo luật, "đại biểu Quốc hội bị kết tội bằng bản án, quyết định của tòa án thì đương nhiên mất quyền đại biểu Quốc hội kể từ ngày bản án, quyết định của tòa án có hiệu lực pháp luật".
Theo quy định pháp luật hiện hành, Ủy ban Thường vụ Quốc hội chỉ quyết định tạm đình chỉ việc thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn của đại biểu Quốc hội khi người này bị khởi tố bị can.

Tránh ảnh hưởng uy tín, quyền lợi của đại biểu Quốc hội

Về việc thẩm tra nội dung nói trên, Chủ nhiệm Ủy ban Pháp luật của Quốc hội Hoàng Thanh Tùng cho biết, có ý kiến đề nghị tiếp tục rà soát, thể chế hóa đầy đủ các quy định tại Quy định số 41 và Quy định số 148 nhằm quy định cụ thể các trường hợp tạm đình chỉ việc thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn của đại biểu Quốc hội, cũng như xử lý hệ quả của việc tạm đình chỉ.
Ông Hoàng Thanh Tùng cho rằng, việc này là để nhằm tránh tình trạng áp dụng tùy nghi, làm ảnh hưởng đến uy tín, quyền lợi của đại biểu Quốc hội và cán bộ công tác tại các cơ quan của Quốc hội.
Ngoài nội dung nói trên, dự thảo luật cũng đưa ra một số sửa đổi, bổ sung các quy định về cơ quan chuyên môn của Quốc hội; Tổng Thư ký Quốc hội, Văn phòng Quốc hội, cơ quan thuộc Ủy ban Thường vụ Quốc hội; phân định thẩm quyền của Quốc hội, Ủy ban Thường vụ Quốc hội với Chính phủ và cơ quan Nhà nước khác.
Quang cảnh hội nghị.  - Sputnik Việt Nam, 1920, 06.02.2025
Vì sao Quốc hội Việt Nam họp bất thường vào thời điểm này?
Theo báo Vietnamnet, Ủy ban Pháp luật đã tán thành việc sửa đổi, bổ sung quy định về Tổng Thư ký Quốc hội, Văn phòng Quốc hội, cơ quan thuộc Ủy ban Thường vụ Quốc hội như dự thảo luật.
Việc không quy định về Phó Tổng Thư ký, Ban Thư ký và cơ quan thuộc Ủy ban Thường vụ Quốc hội trong Luật Tổ chức Quốc hội là để thể chế hóa chủ trương về sắp xếp, tinh gọn tổ chức bộ máy nhà nư
Dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Tổ chức Quốc hội dự kiến được Quốc hội xem xét thông qua vào chiều ngày 17/2.
Tin thời sự
0
Để tham gia thảo luận
hãy kích hoạt hoặc đăng ký
loader
Phòng chat
Заголовок открываемого материала