- Sputnik Việt Nam, 1920
Chiến dịch quân sự đặc biệt tại Ukraina
Sau khi Kiev tăng cường tấn công DNR và LNR, theo yêu cầu của các nước cộng hòa này, Nga đã công nhận nền độc lập của họ. Lực lượng an ninh Ukraina tiếp tục tấn công Donbass. Ngày 24/2, Tổng thống Nga Vladimir Putin thông báo rằng ông đã quyết định về một chiến dịch quân sự đặc biệt.

Tuyên bố mới của Việt Nam về khả năng tổ chức hòa giải xung đột Nga – Ukraina

© Ảnh : TTXVN - Vũ Minh ĐứcNgười phát ngôn Bộ Ngoại giao Phạm Thu Hằng chủ trì họp báo.
Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Phạm Thu Hằng chủ trì họp báo. - Sputnik Việt Nam, 1920, 14.02.2025
Đăng ký
Bộ Ngoại giao bình luận về khả năng Việt Nam có thể trở thành địa điểm đàm phán hòa giải xung đột Nga – Ukraina.
Trong đó, người phát ngôn Bộ Ngoại giao Phạm Thu Hằng khẳng định, Việt Nam sẵn sàng tham gia nỗ lực quốc tế giải quyết xung đột giữa Nga và Ukraina, với sự tham gia của tất cả bên liên quan, phù hợp luật pháp quốc tế và Hiến chương Liên hợp quốc.

Việt Nam nói về khả năng tổ chức hòa giải xung đột Nga - Ukraina

Tại cuộc họp báo thường kỳ của Bộ Ngoại giao chiều 13/2, Việt Nam đã lên tiếng về khả năng Việt Nam có thể trở thành địa điểm diễn ra cuộc đàm phán hòa bình giải quyết xung đột giữa Nga và Ukraina.
Theo đó, trả lời câu hỏi của phóng viên về bình luận việc Thủ tướng Phạm Minh Chính trong cuộc gặp với Tổng thống Ukraina Vladimir Zelensky tại Hội nghị Thường niên Diễn đàn Kinh tế Thế giới (WEF) lần thứ 55 ở Davos, Thụy Sĩ tháng trước đã đề xuất Việt Nam cung cấp địa điểm, nỗ lực tổ chức tốt nhất các hoạt động tìm giải pháp hòa bình cho các cuộc xung đột, người phát ngôn Bộ Ngoại giao Phạm Thu Hằng khẳng định:
“Việt Nam ủng hộ các nỗ lực trung gian hòa giải của cộng đồng quốc tế nhằm tìm kiếm giải pháp hòa bình lâu dài cho xung đột, với sự tham gia của tất cả bên liên quan, phù hợp luật pháp quốc tế và Hiến chương Liên hợp quốc”.
Như đã biết, Việt Nam, với nhiều thành tựu về đối ngoại và kinh tế, thương hiệu quốc gia và vị thế địa chính trị quan trọng ở khu vực Đông Nam Á, và ngày càng khẳng định tiếng nói trên trường quốc tế đã trở thành tâm điểm chú ý của thế giới khi đóng vai trò chủ nhà cuộc hòa giải giữa Hoa Kỳ và Triều Tiên, thể hiện mình một thành viên có trách nhiệm trong cộng đồng quốc tế và Liên hợp quốc.
Tổng thống Hoa Kỳ Donald Trump  - Sputnik Việt Nam, 1920, 14.02.2025
Chiến dịch quân sự đặc biệt tại Ukraina
Tổng thống Mỹ Trump cắt đứt liên lạc với EU trong bối cảnh đàm phán về Ukraina
Cuối tháng 2/2019, Việt Nam đã được chọn là nơi tổ chức cuộc gặp thượng đỉnh Mỹ - Triều lần 2 giữa hai nhà lãnh đạo Donald Trump và Kim Jong-un.
Lãnh đạo Việt Nam trong các tuyên bố chính thức cũng khẳng định sẵn sàng cung cấp địa điểm và nỗ lực tổ chức tốt nhất các hoạt động tìm giải pháp hòa bình cho các cuộc xung đột trên thế giới.
Phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Phạm Thu Hằng tuyên bố: “Việt Nam cũng sẵn sàng tham gia nỗ lực của cộng đồng quốc tế, thúc đẩy đối thoại, tìm kiếm giải pháp hòa bình để có thể sớm chấm dứt xung đột”.

Lập trường nhất quán của Việt Nam

Lập trường của Việt Nam về vấn đề Nga-Ukraina đã được Hà Nội nói rõ nhiều lần.
Trong đó, Việt Nam ủng hộ giải quyết tranh chấp, bất đồng bằng các biện pháp hòa bình, phù hợp với luật pháp quốc tế và Hiến chương của Liên hợp quốc, có tính đến lợi ích chính đáng của tất cả các bên liên quan, vì hòa bình, ổn định, hợp tác và phát triển ở khu vực và trên thế giới.
Việt Nam cũng hoan nghênh và sẵn sàng tham gia các nỗ lực trung gian hòa giải quốc tế nhằm tìm kiếm giải pháp hòa bình, bền vững cho xung đột Nga-Ukraina, phù hợp với luật pháp quốc tế và Hiến chương Liên hợp quốc với sự tham gia của các bên liên quan.
Ông Lavrov: Việt Nam bày tỏ sẵn sàng đăng cai tổ chức đàm phán về Ukraina trên lãnh thổ nước mình - Sputnik Việt Nam, 1920, 14.01.2025
Chiến dịch quân sự đặc biệt tại Ukraina
Ông Lavrov: Việt Nam bày tỏ sẵn sàng đăng cai tổ chức đàm phán về Ukraina trên lãnh thổ nước mình

Việt Nam có thể trở thành trung tâm hòa giải xung đột quốc tế

Việt Nam được nhìn nhận như một trung tâm hòa giải xung đột quốc tế đáng chú ý tại khu vực Đông Nam Á và châu Á – Thái Bình Dương.
Đến nay Việt Nam đã thiết lập và duy trì quan hệ ngoại giao tốt đẹp với nhiều nước trên thế giới, đặc biệt là toàn bộ các nước thành viên Hội đồng Bảo an LHQ.
Việt Nam cũng là quốc gia có tính biểu tượng về hòa bình, tinh thần gác lại quá khứ và là một mô hình phát triển mạnh mẽ với tính kết nối cao, được dư luận quốc tế ngưỡng mộ.
Là một quốc gia thân thiện, đã từng nhiều lần tổ chức hội nghị quốc tế lớn, có kinh nghiệm đảm bảo các vấn đề hậu cần và an ninh cho cuộc họp thượng đỉnh Mỹ - Triều năm 2019, Việt Nam được đánh giá là địa điểm phù hợp cho các cuộc hòa giải xung đột quốc tế.
Ngoài các thành tựu đột phá về kinh tế, đường lối đối ngoại khéo léo, việc Việt Nam được lựa chọn làm địa điểm tổ chức đàm phán hòa giải tương tự như thượng đỉnh Mỹ - Triều lần hai cho thấy Việt Nam đã khẳng định được uy tín lớn trong mắt cộng đồng quốc tế, và là quốc gia có đóng góp tích cực cho an ninh khu vực và thế giới.
Tin thời sự
0
Để tham gia thảo luận
hãy kích hoạt hoặc đăng ký
loader
Phòng chat
Заголовок открываемого материала