Một nhà khoa học đề xuất kích nổ một quả bom hạt nhân siêu lớn để cứu thiên nhiên

© Depositphotos.com / CurraheeshutterVụ nổ hạt nhân
Vụ nổ hạt nhân - Sputnik Việt Nam, 1920, 17.02.2025
Đăng ký
Việc kích nổ một đầu đạn hạt nhân lớn dưới đại dương có thể làm chậm quá trình biến đổi khí hậu, theo khẳng định của nhà khoa học Mỹ Andrew Haverly từ Viện Công nghệ Rochester trong một nghiên cứu được công bố trên nền tảng arXiv.

"Vụ nổ của vũ khí hạt nhân với sức công phá 81 gigaton có thể gây ra thảm họa toàn cầu nếu thực hiện không đúng cách. Nếu chỉ đơn giản chôn quả bom này dưới lớp đá bazan, nó cũng sẽ dẫn đến một thảm họa tương tự. Tuy nhiên, nước sâu có khả năng hấp thụ tốt các sóng xung kích. Chúng ta có thể chắc chắn nếu chôn một đầu đạn hạt nhân dưới hàng kilomet đất và hàng kilomet nước, vụ nổ sẽ nghiền nát đá trước khi bị chặn lại bởi nước", bài công bố cho biết.

Đại dương - Sputnik Việt Nam, 1920, 04.02.2025
Các nhà khoa học cảnh báo về mối đe dọa đang rình rập
Andrew Haverly cho việc nghiền nát đá bazan ở đáy cao nguyên Kerguelen bằng một đầu đạn hạt nhân có sức mạnh như vậy sẽ đẩy nhanh quá trình thu giữ carbon dioxide từ khí quyển.
Theo ông, chi phí chế tạo một quả bom như vậy sẽ vào khoảng mười tỷ đô la, nhưng điều này sẽ hiệu quả hơn nhiều so với thiệt hại hàng trăm nghìn tỷ đô la do biến đổi khí hậu gây ra.
Đại diện của Greenpeace* tại Đông Nam Á, Naderev Saño, tuyên bố vào năm ngoái cần gần năm nghìn tỷ đô la mỗi năm để chống biến đổi khí hậu một cách hiệu quả.
*Tổ chức được coi là không được chào đón tại Nga.
Tin thời sự
0
Để tham gia thảo luận
hãy kích hoạt hoặc đăng ký
loader
Phòng chat
Заголовок открываемого материала