Philippines buộc phải lựa chọn giữa Trung Quốc và Hoa Kỳ

© Sputnik / Grigory Sysoev / Chuyển đến kho ảnhHội nghị thượng đỉnh BRICS ngày thứ nhất
Hội nghị thượng đỉnh BRICS ngày thứ nhất
 - Sputnik Việt Nam, 1920, 17.02.2025
Đăng ký
Gần đây, Thượng nghị sĩ Philippines Aquilino Pimentel III đề xuất để Philippines nộp đơn xin gia nhập Nhóm các nền kinh tế mới nổi hàng đầu thế giới (BRICS).

Lý do nào khiến Philippines muốn gia nhập BRICS?

Phát biểu tại Thượng Philippines, thượng nghị sĩ Aquilino Pimentel III, người lãnh đạo phe thiểu số tại Thượng viện và cựu Chủ tịch Ủy ban Đối ngoại, đã nói: “Hãy để Philippines nộp đơn xin gia nhập BRICS”.
Theo thượng nghị sĩ, BRICS đưa ra "một giải pháp thay thế khả thi" cho trật tự thế giới hiện do phương Tây thống trị, và tư cách thành viên BRICS có thể giúp Philippines theo đuổi chính sách đối ngoại cân bằng.

“Sự chuyển đổi sang thế giới đa cực là điều không thể tránh khỏi vì nó phù hợp với bản chất con người. Chúng ta phải ủng hộ ý tưởng về một thế giới đa cực”, ông Aquilino Pimentel III nói.

Trump và BRICS - Sputnik Việt Nam, 1920, 14.02.2025
Tổng thống Trump đưa ra tuyên bố ngang ngược về BRICS
Ý kiến ​​của thượng nghị sĩ Philippines phản ánh xu hướng hiện nay - ngày càng nhiều nước bày tỏ quan tâm đến việc gia nhập BRICS. Hai năm trước, chỉ có năm quốc gia là thành viên của câu lạc bộ này, và hiện nay có 10 quốc gia thành viên. Đặc biệt, các quốc gia thành viên ASEAN cũng muốn tham gia các hoạt động của BRICS. Vào tháng 1, Indonesia đã trở thành thành viên chính thức và Malaysia và Thái Lan chính thức trở thành đối tác của BRICS.

Có lẽ ông Trump phải chịu trách nhiệm?

Những người phản đối việc Philippines gia nhập BRICS nói rằng, động thái này sẽ gây tổn hại đến liên minh truyền thống của Manila với Hoa Kỳ, vì Washington coi BRICS là đối thủ của mình trong thương mại và chính trị toàn cầu. Tuy nhiên, những người ủng hộ quan điểm này không chú ý đến thực tế là Ả Rập Xê Út - quốc gia đã gia nhập BRICS vào tháng 1 năm 2024 - cũng duy trì quan hệ chặt chẽ với Hoa Kỳ, và trên lãnh thổ của quốc gia Ả Rập này, cũng như tại Philippines, có các căn cứ quân sự của Hoa Kỳ.
Liên minh Mỹ-Philippines hiện đang bị đe dọa nghiêm trọng. Tổng thống Trump đã ban hành lệnh hành pháp đóng băng 500 triệu USD viện trợ quân sự cho Philippines được cung cấp thông qua USAID. Chính quyền Mỹ nói rằng, biện pháp này chỉ là tạm thời, nhưng như người ta thường nói, không có gì lâu dài hơn sự tạm thời. Liệu Trump có muốn tiếp tục chi tiền cho hợp tác quốc phòng với Manila vốn nhằm mục đích chống lại Trung Quốc, hay ông sẽ quyết định đàm phán trực tiếp với Bắc Kinh và tiết kiệm đô la?
Tàu Hải quân Philippines BRP Gregorio del Pilar trên Biển Đông. - Sputnik Việt Nam, 1920, 25.01.2025
Biển Đông
Trung Quốc trục xuất tàu Philippines khỏi vùng biển tranh chấp ở Biển Đông
Gần đây, quan chức của Nhà Trắng ông John Byers đã gợi ý rằng, "Hoa Kỳ có thể khởi đầu hợp tác mới với Trung Quốc bằng cách đề nghị rút quân đội hoặc các hệ thống vũ khí của Hoa Kỳ khỏi Philippines để đổi lấy việc Lực lượng bảo vệ bờ biển Trung Quốc giảm tuần tra xung quanh các bãi cạn ở Biển Đông".

Bắc Kinh sẵn sàng thỏa hiệp

Các phương tiện truyền thông ở khu vực Châu Á - Thái Bình Dương đưa tin về những vụ đối đầu hàng hải giữa Trung Quốc và Philippines ở Biển Đông. Báo chí đưa tin, tại bất kỳ thời điểm nào cũng có 195 tàu chiến Trung Quốc gần bãi cạn Scarborough và Bãi Cỏ Mây (Bãi cạn Second Thomas) mà Manila coi là lãnh thổ của mình, và những con tàu này đang cản trở sự di chuyển của tàu Philippines. Nói chung, Bắc Kinh tuyên bố có chủ quyền đối với 80% diện tích Biển Đông.
Tuy nhiên, điều gần như không được chú ý là việc cách đây một tháng Trung Quốc và Philippines đã ký kết thỏa thuận cho phép Philippines tiếp tế nước và thực phẩm cho quân đội Philippines đồn trú trên xác tàu chiến Sierra Madre mắc cạn ở bãi Cỏ Mây. Mà đây là bằng chứng cho thấy Trung Quốc sẵn sàng thỏa hiệp vì Bắc Kinh muốn duy trì quan hệ hữu nghị với các nước láng giềng.
Hội nghị thượng đỉnh BRICS lần thứ XVI ở Kazan - Sputnik Việt Nam, 1920, 23.10.2024
Philippines đang nghiên cứu công việc của BRICS và quan sát hội nghị thượng đỉnh ở Kazan
Và ở Philippines cũng có nhiều người thích hòa bình hơn là xung đột vũ trang. Cũng chính ông Aquilino Pimentel III khi phát biểu tại Thượng viện đã kêu gọi “tiến hành đàm phán, chứ không phải tạo ra căn cứ”.
Manila đang phải “chọn phe” giữa hai gã khổng lồ – Hoa Kỳ và Trung Quốc. Hiện vẫn chưa rõ Philippines sẽ lựa chọn phe nào.
Tin thời sự
0
Để tham gia thảo luận
hãy kích hoạt hoặc đăng ký
loader
Phòng chat
Заголовок открываемого материала