Việt Nam: Vì sao phản đối đánh thuế tiền lãi tiết kiệm gửi ngân hàng?

© Depositphotos.com / PhuongphotoĐồng Việt Nam.
Đồng Việt Nam. - Sputnik Việt Nam, 1920, 19.02.2025
Đăng ký
Nhiều người bày tỏ không đồng tình với đề xuất của Bộ Tài chính là đánh thuế thu nhập tiền lãi tiết kiệm gửi ngân hàng.
Có ý kiến lo đánh thuế tiền lãi gửi tiết kiệm có thể khiến tiền chạy khỏi ngân hàng, người dân tăng giữ USD hoặc vàng.
Đa số ý kiến phản đối hoặc chưa đồng tình với đánh thuế tiền gửi tiết kiệm tại Việt Nam lúc này. Đặc biệt trong bối cảnh mức chiết trừ gia cảnh của luật Thuế Thu nhập cá nhân đã lạc hậu rất lâu vẫn chậm trễ sửa đổi thì các đề xuất đánh thuế khiến người nộp thuế cảm thấy bị vắt kiệt.

Tranh cãi

Bộ Tài chính Việt Nam mới đây vừa tổng hợp ý kiến các bộ, ngành, địa phương... đóng góp cho dự thảo Luật Thuế thu nhập cá nhân (thay thế).
Góp ý, UBND TP Cần Thơ đè xuất nên nghiên cứu, mở rộng cơ sở thuếvà kiến nghị chỉ nên miễn thuế thu nhập cá nhân với các khoản lãi tiền gửi có quy mô nhỏ, còn lãi suất tiền gửi lớn thì cần đưa vào diện chịu thuế.
Đề xuất đánh thuế thu nhập cá nhân với các khoản lãi tiền gửi này của UBND TP. Cần Thơ đối với Bộ Tài chính khiến nhiều người cảm thấy bất ngờ, có người còn cho rằng “họ bị sốc” bởi theo quy định hiện nay tại Việt Nam, lãi từ các khoản tiền gửi tại tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài được miễn thuế.
Thêm vào đó, nếu đánh thuế như vậy sẽ khiến nhiều người không còn muốn gửi chút tiền dành giụm được vào ngân hàng nữa bởi “được tí tiền lãi thì lại phải đóng thuế, không lời lãi gì”.
 Giấy tờ. - Sputnik Việt Nam, 1920, 26.01.2025
Việt Nam cắt giảm bộ máy: Bỏ đi và giữ lại gì?
Theo TS. Cấn Văn Lực, nếu áp dụng thuế này có thể gây ra tác động tiêu cực đến nền kinh tế.
Chỉ ra thực tế ở Việt Nam rằng tiền gửi tiết kiệm là nguồn thu nhập quan trọng của người dân, đa số ở mức trung bình và thấp, lãi tiền gửi tiết kiệm nếu bị đánh thuế có thể khiến lượng tiền gửi vào ngân hàng giảm. Khi đó, lãi suất cho vay có thể sẽ bị đẩy lên, tác động tới doanh nghiệp.
“Việc đánh thuế lãi tiền gửi ở các nước phát triển là bình thường nhưng Việt Nam hiện tại thì chưa nên đặt ra”, - TS. Cấn Văn Lực chia sẻ trên báo Người lao động.
Dẫn kinh nghiệm của các nước, Bộ Tài chính có phản hồi cho rằng, Thái Lan đánh thuế lãi tiền gửi ngân hàng, Trung Quốc áp thuế với thu nhập từ lãi suất. Hay tại Hàn Quốc, tiền lãi cũng là thu nhập phải nộp thuế thu nhập cá nhân.
Bộ Tài chính cũng lập luận, rằng ngân sách Nhà nước định hướng cơ cấu lại để đảm bảo nền tài chính quốc gia an toàn, bền vững, trong đó mở rộng cơ sở thuế, hạn chế tối đa lồng ghép chính sách xã hội trong các sắc thuế. Cùng với đó, chính sách miễn, giảm, giãn thuế đảm bảo tính trung lập. Việc này được thực hiện theo Nghị quyết 07/2016 của Bộ Chính trị.
Thực tế, đây không phải là lần đầu đề xuất này xuất hiện mà đã có từ hơn 10 năm trước và bị người dân cùng nhiều chuyên gia kinh tế bày tỏ phản đối.
Đồng Việt Nam - Sputnik Việt Nam, 1920, 20.12.2024
10 triệu quá ít, đề xuất nợ thuế trên 50 triệu mới bị tạm hoãn xuất cảnh
Bày tỏ ngạc nhiên khi đến nay lại đề xuất đánh thuế tiền lãi gửi tiết kiệm, PGS.TS Đinh Trọng Thịnh, giảng viên cao cấp Đại học Tài chính ngân hàng chỉ ra rằng, năm 2011 cũng đã có một số ý kiến đề xuất đánh thuế đối với tiền gửi tiết kiệm của các cá nhân tại ngân hàng và cũng đã có phản hồi thực tế việc này là chưa cần thiết và cũng không thúc đẩy được tăng trưởng kinh tế của Việt Nam.
Vị chuyên gia phân tích, tiền của dân mang đi gửi tiết kiệm là tiền họ kiếm được sau khi đã đóng rất nhiều loại thuế như thuế thu nhập cá nhân, thuế thu nhập doanh nghiệp…
“Sau khi gửi, thu được lợi nhuận dựa vào lãi suất. Mặc dù gửi tiết kiệm cũng là một hình thức đầu tư, có lợi nhuận thì phải đóng thuế nhưng nếu thu phần thuế này thì người gửi tiền sẽ phải đóng thuế chồng thuế. Đây là điểm bất hợp lý”, - VTC News dẫn ý kiến của PGS.TS Đinh TrọngThịnh.

Vì sao không nên đánh thuế tiền lãi tiết kiệm gửi ngân hàng?

Báo Thanh Niên dẫn nhận định của TS. Nguyễn Ngọc Tú, giảng viên Trường Đại học Kinh doanh và Công nghệ Hà Nội cho rằng, khi xây dựng luật Thuế TNCN, thu nhập từ tiền lãi ngân hàng vào đối tượng chịu thuế đã nhận không ít ý kiến trái chiều.
Về bản chất, tiền gửi tiết kiệm là kênh đầu tư thì chịu thuế cũng là chuyện bình thường. Tuy nhiên, với tình hình thực tế của VN, theo ông Tú, không nên áp dụng vì sẽ lợi bất cập hại.
Chuyên gia lý giải, Việt Nam hiện nay đang phát triển, tăng trưởng kinh tế nhanh đòi hỏi nguồn vốn nói chung ở mức cao, trong đó nền kinh tế phụ thuộc nhiều vào tín dụng ngân hàng. Nhu cầu về vốn được đặt lên hàng đầu. Chính vì vậy, khi áp thuế đối với tiền gửi tiết kiệm sẽ tác động đến huy động vốn của hệ thống ngân hàng. Dòng tiền có thể tìm kiếm kênh sinh lời khác.
Trả lời VietnamNet, PGS.TS Đinh Trọng Thịnh nêu nhiều lý do không nên đánh thuế thu nhập cá nhân từ tiền lãi do ngân hàng trả cho người gửi tiền.
Theo ông, đầu tiên, lãi suất tiền gửi ngân hàng đang rất thấp. Nếu gửi tiết kiệm 100 triệu đồng vào ngân hàng, mỗi năm người gửi sẽ nhận được khoảng 6 triệu đồng tiền lãi. Với mức lãi suất như vậy, nguồn thu thuế từ lãi tiền gửi không quá lớn.
Quốc hội phê chuẩn bổ nhiệm Bộ trưởng Bộ Tài chính và Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải - Sputnik Việt Nam, 1920, 19.12.2024
Mô hình thuế của Việt Nam sẽ giống Trung Quốc, Nhật Bản
Thứ hai, để có được 100 triệu đồng gửi ngân hàng, người dân đã phải hoàn thành đầy đủ nghĩa vụ thuế với Nhà nước. Với số tiền tích luỹ được để gửi vào ngân hàng như hiện nay, nếu tính đến yếu tố lạm phát, số tiền lãi nhận được của người gửi thực chất không còn được bao nhiêu.
Trên VTC News, ông cho rằng, tiền gửi tiết kiệm là kênh chủ đạo giúp ngân hàng tạo ra nguồn lực tài chính, hỗ trợ phát triển nền kinh tế bằng việc cho vay tín dụng, kinh doanh.
Nếu phải đóng thuế tiền gửi ngân hàng, kênh huy động vốn này sẽ mất đi lợi thế hút khách, gây tổn thất về nguồn lực phát triển kinh tế. Hiện giá cả hàng hóa liên tục lên giá. Bất chấp việc khoản tiền gửi tiết kiệm vẫn sinh lời hàng tháng, hàng năm nhưng khoản tiền tăng thêm không theo kịp sự tăng giá của hàng hóa, đặc biệt là sự tăng giá của bất động sản và vàng. Do đó, chuyên gia nhấn mạnh, việc đánh thuế tiền gửi tiết kiệm là không đáng.
“Việc người dân gửi tiền là yếu tố quan trọng giúp các ngân hàng huy động nguồn lực để cho vay đối với nền kinh tế. Nếu người dân không gửi tiền thì ngân hàng lấy đâu ra tiền để cho vay? Rõ ràng việc đánh thuế tiền gửi của người dân là không “bõ” và cũng không đáng”, - PGS.TS Đinh Trọng Thịnh thẳng thắn.
PGS-TS Nguyễn Hữu Huân, Đại học Kinh tế TP.HCM cũng cho rằng, Việt Nam chưa nên tính thuế tiền lãi tiết kiệm thời điểm này. Bởi việc áp thuế tiền gửi tiết kiệm chắc chắn sẽ tác động đến nguồn vốn huy động của các ngân hàng.
Trong khi đó, các doanh nghiệp đang phụ thuộc vào tín dụng ngân hàng khá nhiều. Để có vốn cho vay, các ngân hàng phải thực hiện huy động vốn từ tổ chức, cá nhân. Mức độ tác động của thuế lên vốn huy động như thế nào phụ thuộc vào thuế suất cũng như cách tính thuế.
“Nếu tính thuế trên số tiền gửi tiết kiệm thì chẳng khác nào đánh thuế 2 lần trên một khoản thu nhập. Bởi người làm công ăn lương sau khi trừ đi thuế, còn dư một phần tiền gửi tiết kiệm mà số tiền này lại tính thuế lần nữa thì không hợp lý”, - báo Thanh Niên dẫn quan điểm của PGS.TS Nguyễn Hữu Huân.

Tiền chạy khỏi ngân hàng

Chuyên gia kinh tế, TS Đinh Thế Hiển đánh giá, nguồn tiền gửi tiết kiệm là một trong những kênh huy động vốn chính của các ngân hàng và nền kinh tế, từ đó có nguồn vốn cho vay ra thị trường, thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, nhất là trong bối cảnh vốn tín dụng từ hệ thống ngân hàng vẫn đóng vai trò trụ cột.
“Do đó, đề xuất đánh thuế tiền lãi gửi tiết kiệm có thể khiến nhiều người giảm gửi tiền vào ngân hàng mà có xu hướng nắm giữ USD hoặc vàng. Khi đó, dòng vốn sẽ bị đọng thay vì luân chuyển ra nền kinh tế nên cần tính toán, cân nhắc rất kỹ đề xuất đánh thuế này”, - ông Hiển nhấn mạnh.
TS. Nguyễn Quốc Hùng, Phó Chủ tịch điều hành kiêm Tổng Thư ký Hiệp hội Ngân hàng Việt Nam đồng tình với việc Nhà nước đánh thuế các nguồn thu nhập để đảm bảo tính công bằng và đem lại nguồn thu cho ngân sách Nhà nước.
Thủ tướng trao quyết định cho Bộ trưởng Bộ Tài chính và Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải   - Sputnik Việt Nam, 1920, 30.11.2024
Vừa nhậm chức, tân Bộ trưởng Tài chính có phát biểu gây chú ý
Tuy nhiên, ông cho rằng, trong bối cảnh hiện nay mới chỉ một bộ phận người dân tiết kiệm tiền để gửi ngân hàng lấy lãi thì nếu đánh thuế, liệu người dân có tiếp tục gửi tiền ngân hàng nữa hay không, từ đó ngân hàng có dễ huy động được vốn không, hệ quả như thế nào.
“Nếu người dân hạn chế gửi tiền thì khi đó ngân hàng lấy tiền đâu để cho cá nhân, doanh nghiệp có nhu cầu vay? Theo tôi, không phải bất cứ nguồn thu nhập chính đáng nào cũng phải đánh thuế. Tất cả các nguồn thu phải nộp thuế là phù hợp, nhưng nếu thuế chồng thuế thì phải tính toán lại và đánh giá kỹ tác động của đề xuất đó”, - TS. Nguyễn Quốc Hùng lưu ý.
Tin thời sự
0
Để tham gia thảo luận
hãy kích hoạt hoặc đăng ký
loader
Phòng chat
Заголовок открываемого материала