https://kevesko.vn/20250221/doanh-nghiep-fdi-o-viet-nam-con-lo-me-lai-34630217.html
Doanh nghiệp FDI ở Việt Nam: “con lỗ”, “mẹ lãi”
Doanh nghiệp FDI ở Việt Nam: “con lỗ”, “mẹ lãi”
Sputnik Việt Nam
Các doanh nghiệp FDI ở Việt Nam dùng những thủ đoạn “lách luật” để trốn thuế, tình hình làm liên tưởng tới vụ “Hồ sơ Panama”. Việt Nam không nên quên câu tục... 21.02.2025, Sputnik Việt Nam
2025-02-21T16:43+0700
2025-02-21T16:43+0700
2025-02-21T16:43+0700
fdi
kinh tế
thuế
hàn quốc
quan điểm-ý kiến
tác giả
bộ tài chính vn
doanh nghiệp
việt nam
đầu tư
https://cdn.img.kevesko.vn/img/07e9/02/15/34633179_0:0:1280:720_1920x0_80_0_0_5a5305a2bd5c80d699b3c345b526eb7f.jpg
Theo báo cáo của Bộ Tài chính vừa gửi Chính phủ Việt Nam về tình hình hoạt động của các doanh nghiệp, số doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài (FDI) báo lỗ, lỗ lũy kế hoặc mất vốn chủ sở hữu tăng đáng kể về lượng và giá trị.Tính đến cuối 2023 có khoảng 29.000 doanh nghiệp FDI hoạt động tại Việt Nam, trong đó 16.292 công ty báo lỗ, chiếm hơn 56%. Số đơn vị kinh doanh sa sút tăng hơn 21% so với cùng kỳ năm trước đó. Tức là, trung bình cứ hai doanh nghiệp FDI thì một công ty báo lỗ.Sputnik đã có cuộc phỏng vấn nhà nghiên cứu, chuyên gia về chính sách của Việt Nam – ông Nguyễn Hồng Long về tình trạng gây liên tưởng tới “hồ sơ Panama” này.Những thủ đoạn “lách luật” để trốn thuế của các doanh nghiệp FDI tại Việt NamSputnik: Kính chào ông Nguyễn Hồng Long! Chắc ông cũng bị “sốc” trước những con số mà Bộ Tài chính đưa ra được đề cập tới ở trên. “Sốc” hơn nữa là cùng với đó, Bộ Tài chính còn cho biết, trên 18.140 doanh nghiệp lỗ lũy kế, trong khi số bị lỗ mất vốn chủ sở hữu là 5.091 đơn vị. Số này đều tăng khoảng 15% so với cùng kỳ. Xét về giá trị, các doanh nghiệp FDI lỗ khoảng 217.464 tỷ đồng trong 2023, tăng 32%. Các công ty FDI lỗ lũy kế 908.211 tỷ đồng, âm vốn chủ sở hữu 241.560 tỷ. Cùng với kết quả kinh doanh này, tiền nộp ngân sách của các doanh nghiệp cũng giảm 2%.Điều này được giải thích do khả năng sinh lời của khối ngoại giảm sút. Cụ thể, doanh thu của gần 29.000 doanh nghiệp FDI chỉ đạt 9,41 triệu tỷ đồng, thấp hơn 4,3% so với cùng kỳ năm trước. Lợi nhuận sau thuế hơn 337.000 tỷ đồng, giảm gần 16%.Nhưng cũng theo BTC, không ít doanh nghiệp báo lỗ liên tục nhiều năm nhưng vẫn mở rộng quy mô đầu tư. Bên cạnh đó, nhiều bên có vốn lớn, doanh thu và lợi nhuận trước thuế cao nhưng mức nộp ngân sách lại khiêm tốn.Ông có bình luận gì về tình trạng này? Theo ông nguyên nhân chính dẫn tới tình trạng này nằm ở đâu?Ông Nguyễn Hồng Long, nhà nghiên cứu, chuyên gia về chính sách của Việt Nam:Ở thủ đoạn chuyển lãi của các doanh nghiệp FDI.Đây là điều không mới trong hoạt động của các công ty có 100% vốn nước ngoài tại Việt Nam. Trong đó, tổng lợi nhuận của một tập đoàn tư bản, một đại công ty đa ngành hoặc đơn ngành thì luôn luôn là dương (+); nhưng lợi nhuận của một số công ty con, chi nhánh công ty hoặc công ty liên kết, công ty phụ thuộc với “công ty mẹ” có thể âm (-); tùy theo từng quốc gia, từng ngành nghề, từng lĩnh vực, từng quốc gia, từng địa bàn.Từ cuối những năm 90 của thế kỷ trước đến đầu những năm 2000 của thế kỷ này, tại Việt Nam đã chứng kiến một trường hợp điển hình. Đó là doanh nghiệp CocaCola Việt Nam, nơi có 75% vốn đầu tư từ phía Mỹ và 25% vốn đối ứng của phía Việt Nam đã liên tục báo lỗ; mặc dù doanh số bán ra của họ tại thị trường Việt Nam vẫn tăng lên đều đặn. Và một dấu hỏi được đặt ra: “Tiền lãi đó đi đâu?”.Với sự trợ giúp của các cơ quan điều tra tội phạm về kinh tế, Thanh tra Chính phủ Việt Nam đã đi đến kết luận rằng phần lớn các khoản lãi của CocaCola Việt Nam đã được chuyển về cho tập đoàn công ty mẹ ở Mỹ hoặc cho các tập đoàn khu vực có đại diện ở Bangkok, Thái Lan.Theo thông lệ quốc tế được quy định tại Hiệp ước WTO và các thỏa thuận phụ lục kèm theo thì điều đó không bị cấm. Nhưng đối với một số quốc gia có “thâm niên làm ăn” với CocaCola ở Đài Loan, ở Trung Quốc, ở Thái Lan thì điều này bị cấm. Cuối cùng thì người Việt Nam chỉ còn cách tự trách mình khi không đưa những điều quy định “cấm chuyển giá, cấm chuyển lãi” vào nội dung của các thỏa thuận song phương. Và điều đau đớn nhất là Tổng công ty Rượu-Bia-Nước giải khát của Việt Nam cũng mất nốt toàn bộ 25% vốn góp ban đầu của mình khi thành lập Công ty CocaCola Việt Nam.Nhắc lại sự kiện này để thấy rằng trong quá trình gọi vốn đầu tư FDI vào Việt Nam, dù là 100% vốn FDI hay với tỷ lệ “áp đảo” của đối tác, cần đặc biệt chú ý đến điều này.Thứ hai, mọi người chắc chắn chưa thể quên vụ “Hồ sơ Panama”. Trong vụ này, rất nhiều công ty có vốn FDI ở các quốc gia ở nhiều quốc gia trên toàn cầu đã sử dụng thủ đoạn chuyển giá, chuyển lãi về các chi nhánh đặt ở các quốc gia có mức thuế bằng không hoặc rất thấp đối với như một số sản phẩm nhất định tùy theo quy định của pháp luật của từng nước. Bằng thủ đoạn này, các doanh nghiệp FDI sẽ “đàng hoàng” báo lỗ tại quốc gia nơi họ đặt cơ sở sản xuất; nhưng thực chất, sẽ nhận được số lãi tương ứng từ công ty mẹ mà không phải nộp thuế; hoặc chỉ phải nộp khoản thuế thấp hơn nhiều so với mức thuế cao ở nước sở tại.Nói trắng ra, đây là những thủ đoạn “lách luật” để trốn thuế!“Đã yêu nhau thì rào giậu cho chặt”Sputnik: Theo thông tin từ báo chí, Bộ Tài chính kiến nghị Thủ tướng Việt Nam chỉ đạo rà soát các chính sách về đầu tư để có cơ chế mới thu hút vốn ngoại hiệu quả hơn. BTC cũng cho rằng, Việt Nam cần tăng đối chiếu thông tin chống chuyển giá, trốn thuế, quản lý hiệu quả các nguồn thu phát sinh từ sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp FDI.Ông có đánh giá và ý kiến gì về kiến nghị trên của Bộ Tài chính?Ông Nguyễn Hồng Long, nhà nghiên cứu, chuyên gia về chính sách của Việt Nam:Tục ngữ Việt Nam khi xưa đã có câu “đã yêu nhau thì rào giậu cho chặt”. Cũng chính vì vậy mà rất nhiều lần, người đứng đầu Chính phủ Việt Nam tuyên bố rằng Việt Nam sẵn sàng “làm tổ để đón đại bàng”, sẵn sàng trải thảm đỏ để đón các doanh nghiệp FDI đầu tư vào Việt Nam; nhưng với một điều kiện là “lợi nhuận cùng hưởng, rủi ro chia sẻ”.Để đạt được yêu cầu này thì ngay từ bước đầu tiên, khi đón nhận các doanh nghiệp đầu tư FDI vào Việt Nam, tất cả các dự thảo thỏa thuận, hợp đồng, bản ghi nhớ, hiệp định.v.v… cần được rà soát kỹ lưỡng, loại bỏ những sơ hở, những điều còn mập mờ, những điều mà đối tác có thể gài vào các thỏa thuận đó để sau này, họ sẽ sử dụng để đem lại lợi thế cho họ. Về kinh nghiệm này, rất nhiều cơ quan, doanh nghiệp Việt Nam trong quá khứ và hiện tại đã bỏ qua, buông lỏng các khâu kiểm tra, rà soát trước khi ký kết các thỏa thuận. Họ sợ rằng nếu “làm chặt quá”, doanh nghiệp nước ngoài sẽ “bỏ đi”. Tuy nhiên, đến khi hậu quả xảy ra thì việc thanh tra, kiểm tra, phân định trách nhiệm sẽ vô cùng phức tạp. Ngay cả khi phía Việt Nam có thắng kiện đi nữa thì cũng rất tốn kém công sức và tiền bạc.Tôi hoàn toàn đồng tình với Bộ Tài chính Việt Nam khi họ kiến nghị Thủ tướng chỉ đạo rà soát các chính sách về đầu tư để có cơ chế mới thu hút vốn ngoại hiệu quả hơn. Để từ đó, các cơ quan, doanh nghiệp Việt Nam cần tăng cường đối chiếu thông tin chống chuyển giá, trốn thuế, quản lý hiệu quả các nguồn thu phát sinh từ sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp FDI. Việt Nam nên “chịu đau một lần” để không mắc lại sai lầm cũ, để làm lành mạnh hơn thị trường đầu tư của mình và cũng để cho thế giới tin tưởng vào sự minh bạch, nghiêm túc của phía Việt Nam khi “làm sạch” môi trường đầu tư trực tiếp FDI.Vận dụng các quy định của “luật chơi” về “Thuế tối thiểu toàn cầu”Sputnik: Từ tháng 1 năm 2024, Tổ chức Hợp tác và Phát triển kinh tế (OECD) dự tính sẽ áp dụng “Trụ cột thứ 2” về chính sách thuế thu nhập doanh nghiệp tối thiểu toàn cầu (gọi tắt là “Thuế tối thiểu toàn cầu”) theo Chương trình chống xói mòn cơ sở thuế và chuyển dịch lợi ích (BEPS) nhằm mục tiêu cân bằng lợi ích.Ông có quan điểm như thế nào về việc vận dụng các quy định của “luật chơi” về “Thuế tối thiểu toàn cầu”?Ông Nguyễn Hồng Long, nhà nghiên cứu, chuyên gia về chính sách của Việt Nam:Xét về tổng thể thì “luật chơi” này hoàn toàn có lợi cho Việt Nam trong việc kiểm soát thuế thu nhập của các doanh nghiệp FDI nhưng lại ảnh hưởng tiêu cực đến việc thu hút vốn đầu tư FDI.Tại Việt Nam hiện có trên dưới 100 doanh nghiệp FDI có quy mô lớn và rất lớn, có khả năng chịu ảnh hưởng của thuế thu nhập toàn cầu nếu được áp dụng. Từ tình hình này, có một bài toán cần giải đối với lĩnh vực tài chính và đầu tư ở Việt Nam là làm thế nào vừa thu hút được đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) đang đóng góp phần “sư tử” vào tăng trưởng kinh tế của Việt Nam, đồng thời khắc phục được tình trạng các doanh nghiệp FDI chuyển dịch lợi nhuận ra ngoài lãnh thổ Việt Nam rồi báo lỗ để trốn thuế.Hiện nay, Việt Nam không còn áp dụng chính sách ưu đãi thuế khác biệt giữa doanh nghiệp trong nước và doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài. Nhưng ưu đãi thuế của Việt Nam còn ở mức hấp dẫn đối với đầu tư mới theo địa bàn hoặc lĩnh vực đầu tư, gồm ưu đãi về thuế suất và ưu đãi về thời gian miễn, giảm thuế. Cụ thể: thuế suất đánh vào thu nhập doanh nghiệp mức phổ thông là 20% nhưng thuế suất ưu đãi là 10%, ưu đãi miễn 4 năm, giảm 50% đến 9 năm; ngoài ra còn ưu đãi miễn giảm thuế đối với đầu tư mở rộng…Riêng đối với dự án đầu tư đặc biệt còn được áp dụng thuế suất thuế thu nhập doanh nghiệp ưu đãi 9% trong thời gian 30 năm; 7% trong thời gian 33 năm; 5% trong thời gian 37 năm. Ngoài ra, dự án đầu tư đặc biệt còn được miễn thuế thu nhập doanh nghiệp từ 5 - 6 năm, giảm 50% số thuế thu nhập doanh nghiệp phải nộp từ 10 - 13 năm.Tại Việt Nam hiện có 140 quốc gia, vùng lãnh thổ có dự án đầu tư còn hiệu lực tại Việt Nam, trong đó, Hàn Quốc dẫn đầu, tiếp theo là Singapore, Nhật Bản, Đài Loan. Ngày 23/12/2022, Quốc hội Hàn Quốc đã thông qua Đạo luật Điều chỉnh thuế quốc tế, áp dụng mức thuế doanh nghiệp tối thiểu toàn cầu từ ngày 1/1/2024. Do đó, nếu Việt Nam không ban hành mức thuế tối thiểu, vẫn để ưu đãi thuế thu nhập doanh nghiệp như hiện hành thu thì các doanh nghiệp Hàn Quốc đang đầu tư ở Việt Nam thuộc đối tượng phải áp dụng thuế này, vẫn phải nộp bổ sung phần chênh lệch thuế suất thấp tại Việt Nam và thuế suất 15% về Hàn Quốc.Vì vậy, Việt Nam cần thực hiện sớm thuế tối thiểu nhưng cũng phải tìm cách điều chỉnh chính sách ưu đãi khác tương thích để vừa đảm bảo quyền đánh thuế, vừa ít tác động nhất đến các doanh nghiệp đầu tư nước ngoài đang, sẽ kinh doanh tại Việt Nam. Ngoài ra, Việt Nam cũng có thể cân nhắc giải pháp áp dụng cơ chế thuế tối thiểu nội địa đạt tiêu chuẩn để giành quyền thu phần thuế bổ sung trước các quốc gia khác như một số nước trong khu vực đang áp dụng.Và tất nhiên, các điều chỉnh về chính sách thuế cần đi đôi với các hoạt động thanh kiểm tra định kỳ và đột xuất. Và điều đặc biệt quan trọng là phải rà soát thật kỹ lưỡng các thỏa thuận đầu tư trước khi ký kết để tránh tình trạng “bút sa gà chết”.Sputnik: Xin cảm ơn ông vì những thông tin quan trọng và bổ ích.
https://kevesko.vn/20250206/bac-ninh-dan-dau-ca-nuoc-ve-thu-hut-fdi-34377121.html
https://kevesko.vn/20250110/doanh-nghiep-viet-lao-hop-tac-trien-khai-loat-du-an-ty-usd-33959854.html
https://kevesko.vn/20250216/my-trung-an-mieng-tra-mieng-viet-nam-co-the-bi-loi-dung-34545409.html
hàn quốc
singapore
Sputnik Việt Nam
moderator.vn@sputniknews.com
+74956456601
MIA „Rossiya Segodnya“
2025
Hoàng Hoa
https://cdn.img.kevesko.vn/img/592/84/5928448_0:0:959:959_100x100_80_0_0_34c9391189769b2e23a9a6c64a303c8f.jpg
Hoàng Hoa
https://cdn.img.kevesko.vn/img/592/84/5928448_0:0:959:959_100x100_80_0_0_34c9391189769b2e23a9a6c64a303c8f.jpg
tin thời sự
vn_VN
Sputnik Việt Nam
moderator.vn@sputniknews.com
+74956456601
MIA „Rossiya Segodnya“
https://cdn.img.kevesko.vn/img/07e9/02/15/34633179_161:0:1121:720_1920x0_80_0_0_7d43f5b3c647284319f3f03e87e8d640.jpgSputnik Việt Nam
moderator.vn@sputniknews.com
+74956456601
MIA „Rossiya Segodnya“
Hoàng Hoa
https://cdn.img.kevesko.vn/img/592/84/5928448_0:0:959:959_100x100_80_0_0_34c9391189769b2e23a9a6c64a303c8f.jpg
fdi, kinh tế, thuế, hàn quốc, quan điểm-ý kiến, tác giả, bộ tài chính vn, doanh nghiệp, việt nam, đầu tư, đầu tư nước ngoài, wto, kinh doanh, chính trị, singapore
fdi, kinh tế, thuế, hàn quốc, quan điểm-ý kiến, tác giả, bộ tài chính vn, doanh nghiệp, việt nam, đầu tư, đầu tư nước ngoài, wto, kinh doanh, chính trị, singapore
Theo báo cáo của Bộ Tài chính vừa gửi Chính phủ Việt Nam về tình hình hoạt động của các doanh nghiệp, số doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài (FDI) báo lỗ, lỗ lũy kế hoặc mất vốn chủ sở hữu tăng đáng kể về lượng và giá trị.
Tính đến cuối 2023 có khoảng 29.000 doanh nghiệp FDI hoạt động tại Việt Nam, trong đó 16.292 công ty báo lỗ, chiếm hơn 56%. Số đơn vị kinh doanh sa sút tăng hơn 21% so với cùng kỳ năm trước đó. Tức là, trung bình cứ hai
doanh nghiệp FDI thì một công ty báo lỗ.
Sputnik đã có cuộc phỏng vấn nhà nghiên cứu, chuyên gia về chính sách của Việt Nam – ông Nguyễn Hồng Long về tình trạng gây liên tưởng tới “hồ sơ Panama” này.
Những thủ đoạn “lách luật” để trốn thuế của các doanh nghiệp FDI tại Việt Nam
Sputnik: Kính chào ông Nguyễn Hồng Long! Chắc ông cũng bị “sốc” trước những con số mà Bộ Tài chính đưa ra được đề cập tới ở trên. “Sốc” hơn nữa là cùng với đó, Bộ Tài chính còn cho biết, trên 18.140 doanh nghiệp lỗ lũy kế, trong khi số bị lỗ mất vốn chủ sở hữu là 5.091 đơn vị. Số này đều tăng khoảng 15% so với cùng kỳ. Xét về giá trị, các doanh nghiệp FDI lỗ khoảng 217.464 tỷ đồng trong 2023, tăng 32%. Các công ty FDI lỗ lũy kế 908.211 tỷ đồng, âm vốn chủ sở hữu 241.560 tỷ. Cùng với kết quả kinh doanh này, tiền nộp ngân sách của các doanh nghiệp cũng giảm 2%.
Điều này được giải thích do khả năng sinh lời của khối ngoại giảm sút. Cụ thể, doanh thu của gần 29.000 doanh nghiệp FDI chỉ đạt 9,41 triệu tỷ đồng, thấp hơn 4,3% so với cùng kỳ năm trước. Lợi nhuận sau thuế hơn 337.000 tỷ đồng, giảm gần 16%.
Nhưng cũng theo BTC, không ít doanh nghiệp báo lỗ liên tục nhiều năm nhưng vẫn mở rộng quy mô đầu tư. Bên cạnh đó, nhiều bên có vốn lớn, doanh thu và lợi nhuận trước thuế cao nhưng mức nộp ngân sách lại khiêm tốn.
Ông có bình luận gì về tình trạng này? Theo ông nguyên nhân chính dẫn tới tình trạng này nằm ở đâu?
Ông Nguyễn Hồng Long, nhà nghiên cứu, chuyên gia về chính sách của Việt Nam:
Ở thủ đoạn chuyển lãi của các doanh nghiệp FDI.
Đây là điều không mới trong hoạt động của các công ty có 100% vốn nước ngoài tại Việt Nam. Trong đó, tổng lợi nhuận của một tập đoàn tư bản, một đại công ty đa ngành hoặc đơn ngành thì luôn luôn là dương (+); nhưng lợi nhuận của một số công ty con, chi nhánh công ty hoặc công ty liên kết, công ty phụ thuộc với “công ty mẹ” có thể âm (-); tùy theo từng quốc gia, từng ngành nghề, từng lĩnh vực, từng quốc gia, từng địa bàn.
Từ cuối những năm 90 của thế kỷ trước đến đầu những năm 2000 của thế kỷ này, tại Việt Nam đã chứng kiến một trường hợp điển hình. Đó là doanh nghiệp CocaCola Việt Nam, nơi có 75% vốn đầu tư từ phía Mỹ và 25% vốn đối ứng của phía Việt Nam đã liên tục báo lỗ; mặc dù doanh số bán ra của họ tại thị trường Việt Nam vẫn tăng lên đều đặn. Và một dấu hỏi được đặt ra: “Tiền lãi đó đi đâu?”.
Với sự trợ giúp của các cơ quan điều tra tội phạm về
kinh tế, Thanh tra Chính phủ Việt Nam đã đi đến kết luận rằng phần lớn các khoản lãi của CocaCola Việt Nam đã được chuyển về cho tập đoàn công ty mẹ ở Mỹ hoặc cho các tập đoàn khu vực có đại diện ở Bangkok, Thái Lan.
Theo thông lệ quốc tế được quy định tại Hiệp ước WTO và các thỏa thuận phụ lục kèm theo thì điều đó không bị cấm. Nhưng đối với một số quốc gia có “thâm niên làm ăn” với CocaCola ở Đài Loan, ở Trung Quốc, ở Thái Lan thì điều này bị cấm. Cuối cùng thì người Việt Nam chỉ còn cách tự trách mình khi không đưa những điều quy định “cấm chuyển giá, cấm chuyển lãi” vào nội dung của các thỏa thuận song phương. Và điều đau đớn nhất là Tổng công ty Rượu-Bia-Nước giải khát của Việt Nam cũng mất nốt toàn bộ 25% vốn góp ban đầu của mình khi thành lập Công ty CocaCola Việt Nam.
Nhắc lại sự kiện này để thấy rằng trong quá trình gọi vốn đầu tư FDI vào Việt Nam, dù là 100% vốn FDI hay với tỷ lệ “áp đảo” của đối tác, cần đặc biệt chú ý đến điều này.
Thứ hai, mọi người chắc chắn chưa thể quên vụ “Hồ sơ Panama”. Trong vụ này, rất nhiều công ty có vốn FDI ở các quốc gia ở nhiều quốc gia trên toàn cầu đã sử dụng thủ đoạn chuyển giá, chuyển lãi về các chi nhánh đặt ở các quốc gia có mức thuế bằng không hoặc rất thấp đối với như một số sản phẩm nhất định tùy theo quy định của pháp luật của từng nước. Bằng thủ đoạn này, các doanh nghiệp FDI sẽ “đàng hoàng” báo lỗ tại quốc gia nơi họ đặt cơ sở sản xuất; nhưng thực chất, sẽ nhận được số lãi tương ứng từ công ty mẹ mà không phải nộp thuế; hoặc chỉ phải nộp khoản thuế thấp hơn nhiều so với mức thuế cao ở nước sở tại.
Nói trắng ra, đây là những thủ đoạn “lách luật” để trốn thuế!
“Đã yêu nhau thì rào giậu cho chặt”
Sputnik: Theo thông tin từ báo chí, Bộ Tài chính kiến nghị Thủ tướng Việt Nam chỉ đạo rà soát các chính sách về đầu tư để có cơ chế mới thu hút vốn ngoại hiệu quả hơn. BTC cũng cho rằng, Việt Nam cần tăng đối chiếu thông tin chống chuyển giá, trốn thuế, quản lý hiệu quả các nguồn thu phát sinh từ sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp FDI.
Ông có đánh giá và ý kiến gì về kiến nghị trên của Bộ Tài chính?
Ông Nguyễn Hồng Long, nhà nghiên cứu, chuyên gia về chính sách của Việt Nam:
Tục ngữ Việt Nam khi xưa đã có câu “đã yêu nhau thì rào giậu cho chặt”. Cũng chính vì vậy mà rất nhiều lần, người đứng đầu Chính phủ Việt Nam tuyên bố rằng Việt Nam sẵn sàng “làm tổ để đón đại bàng”, sẵn sàng trải thảm đỏ để đón các doanh nghiệp FDI đầu tư vào Việt Nam; nhưng với một điều kiện là “lợi nhuận cùng hưởng, rủi ro chia sẻ”.
Để đạt được yêu cầu này thì ngay từ bước đầu tiên, khi đón nhận các doanh nghiệp đầu tư FDI vào Việt Nam, tất cả các dự thảo thỏa thuận, hợp đồng, bản ghi nhớ, hiệp định.v.v… cần được rà soát kỹ lưỡng, loại bỏ những sơ hở, những điều còn mập mờ, những điều mà đối tác có thể gài vào các thỏa thuận đó để sau này, họ sẽ sử dụng để đem lại lợi thế cho họ. Về kinh nghiệm này, rất nhiều cơ quan, doanh nghiệp Việt Nam trong quá khứ và hiện tại đã bỏ qua, buông lỏng các khâu kiểm tra, rà soát trước khi ký kết các thỏa thuận. Họ sợ rằng nếu “làm chặt quá”, doanh nghiệp nước ngoài sẽ “bỏ đi”. Tuy nhiên, đến khi hậu quả xảy ra thì việc thanh tra, kiểm tra, phân định trách nhiệm sẽ vô cùng phức tạp. Ngay cả khi phía Việt Nam có thắng kiện đi nữa thì cũng rất tốn kém công sức và tiền bạc.
Tôi hoàn toàn đồng tình với
Bộ Tài chính Việt Nam khi họ kiến nghị Thủ tướng chỉ đạo rà soát các chính sách về đầu tư để có cơ chế mới thu hút vốn ngoại hiệu quả hơn. Để từ đó, các cơ quan, doanh nghiệp Việt Nam cần tăng cường đối chiếu thông tin chống chuyển giá, trốn thuế, quản lý hiệu quả các nguồn thu phát sinh từ sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp FDI. Việt Nam nên “chịu đau một lần” để không mắc lại sai lầm cũ, để làm lành mạnh hơn thị trường đầu tư của mình và cũng để cho thế giới tin tưởng vào sự minh bạch, nghiêm túc của phía Việt Nam khi “làm sạch” môi trường đầu tư trực tiếp FDI.
Vận dụng các quy định của “luật chơi” về “Thuế tối thiểu toàn cầu”
Sputnik: Từ tháng 1 năm 2024, Tổ chức Hợp tác và Phát triển kinh tế (OECD) dự tính sẽ áp dụng “Trụ cột thứ 2” về chính sách thuế thu nhập doanh nghiệp tối thiểu toàn cầu (gọi tắt là “Thuế tối thiểu toàn cầu”) theo Chương trình chống xói mòn cơ sở thuế và chuyển dịch lợi ích (BEPS) nhằm mục tiêu cân bằng lợi ích.
Ông có quan điểm như thế nào về việc vận dụng các quy định của “luật chơi” về “Thuế tối thiểu toàn cầu”?
Ông Nguyễn Hồng Long, nhà nghiên cứu, chuyên gia về chính sách của Việt Nam:
Xét về tổng thể thì “luật chơi” này hoàn toàn có lợi cho Việt Nam trong việc kiểm soát thuế thu nhập của các doanh nghiệp FDI nhưng lại ảnh hưởng tiêu cực đến việc thu hút vốn đầu tư FDI.
Tại Việt Nam hiện có trên dưới 100 doanh nghiệp FDI có quy mô lớn và rất lớn, có khả năng chịu ảnh hưởng của thuế thu nhập toàn cầu nếu được áp dụng. Từ tình hình này, có một bài toán cần giải đối với lĩnh vực tài chính và đầu tư ở Việt Nam là làm thế nào vừa thu hút được đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) đang đóng góp phần “sư tử” vào tăng trưởng kinh tế của Việt Nam, đồng thời khắc phục được tình trạng các doanh nghiệp FDI chuyển dịch lợi nhuận ra ngoài lãnh thổ Việt Nam rồi báo lỗ để trốn thuế.
Hiện nay, Việt Nam không còn áp dụng chính sách ưu đãi thuế khác biệt giữa doanh nghiệp trong nước và doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài. Nhưng ưu đãi thuế của Việt Nam còn ở mức hấp dẫn đối với đầu tư mới theo địa bàn hoặc lĩnh vực đầu tư, gồm ưu đãi về thuế suất và ưu đãi về thời gian miễn, giảm thuế. Cụ thể: thuế suất đánh vào thu nhập doanh nghiệp mức phổ thông là 20% nhưng thuế suất ưu đãi là 10%, ưu đãi miễn 4 năm, giảm 50% đến 9 năm; ngoài ra còn ưu đãi miễn giảm thuế đối với đầu tư mở rộng…
Riêng đối với dự án đầu tư đặc biệt còn được áp dụng thuế suất thuế thu nhập doanh nghiệp ưu đãi 9% trong thời gian 30 năm; 7% trong thời gian 33 năm; 5% trong thời gian 37 năm. Ngoài ra, dự án đầu tư đặc biệt còn được miễn thuế thu nhập doanh nghiệp từ 5 - 6 năm, giảm 50% số thuế thu nhập doanh nghiệp phải nộp từ 10 - 13 năm.
Tại Việt Nam hiện có 140 quốc gia, vùng lãnh thổ có dự án đầu tư còn hiệu lực tại Việt Nam, trong đó, Hàn Quốc dẫn đầu, tiếp theo là Singapore, Nhật Bản, Đài Loan. Ngày 23/12/2022, Quốc hội Hàn Quốc đã thông qua Đạo luật Điều chỉnh thuế quốc tế, áp dụng mức thuế doanh nghiệp tối thiểu toàn cầu từ ngày 1/1/2024. Do đó, nếu Việt Nam không ban hành mức thuế tối thiểu, vẫn để ưu đãi thuế thu nhập doanh nghiệp như hiện hành thu thì các doanh nghiệp Hàn Quốc đang đầu tư ở Việt Nam thuộc đối tượng phải áp dụng thuế này, vẫn phải nộp bổ sung phần chênh lệch thuế suất thấp tại Việt Nam và thuế suất 15% về Hàn Quốc.
Vì vậy, Việt Nam cần thực hiện sớm thuế tối thiểu nhưng cũng phải tìm cách điều chỉnh chính sách ưu đãi khác tương thích để vừa đảm bảo
quyền đánh thuế, vừa ít tác động nhất đến các doanh nghiệp đầu tư nước ngoài đang, sẽ kinh doanh tại Việt Nam. Ngoài ra, Việt Nam cũng có thể cân nhắc giải pháp áp dụng cơ chế thuế tối thiểu nội địa đạt tiêu chuẩn để giành quyền thu phần thuế bổ sung trước các quốc gia khác như một số nước trong khu vực đang áp dụng.
Và tất nhiên, các điều chỉnh về chính sách thuế cần đi đôi với các hoạt động thanh kiểm tra định kỳ và đột xuất. Và điều đặc biệt quan trọng là phải rà soát thật kỹ lưỡng các thỏa thuận đầu tư trước khi ký kết để tránh tình trạng “bút sa gà chết”.
Sputnik: Xin cảm ơn ông vì những thông tin quan trọng và bổ ích.