Việt Nam công bố bản đồ đường cơ sở Vịnh Bắc Bộ: Tuyên bố có ý nghĩa gì?

© SputnikĐịa lý
Địa lý - Sputnik Việt Nam, 1920, 21.02.2025
Đăng ký
Việt Nam vừa công bố bản đồ đường cơ sở Vịnh Bắc Bộ và phát đi Tuyên bố về đường cơ sở để tính chiều rộng lãnh hải trong Vịnh Bắc Bộ.
Tuyên bố xác định đường cơ sở trong Vịnh Bắc Bộ sẽ giúp củng cố thêm cơ sở pháp lý để thực thi chủ quyền, quyền chủ quyền và quyền tài phán của Việt Nam

Tuyên bố của Chính phủ Việt Nam về bản đồ đường cơ sở Vịnh Bắc Bộ

Ngày 21/2, thông cáo báo chí của Bộ Ngoại giao đã nêu toàn bộ Tuyên bố của Chính phủ Việt Nam về đường cơ sở dùng để tính chiều rộng lãnh hải Việt Nam trong Vịnh Bắc Bộ.
“Ngày 21/2/2025, căn cứ Nghị quyết số 68/NQ-UBTVQH15 ngày 14/2/2025 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Chính phủ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam đã ra Tuyên bố về đường cơ sở dùng để tính chiều rộng lãnh hải Việt Nam trong Vịnh Bắc Bộ”, Bộ Ngoại giao cho biết.
Theo Bộ Ngoại giao, việc xác định đường cơ sở trong Vịnh Bắc Bộ là nhằm thực hiện quyền và nghĩa vụ của Việt Nam theo các quy định của Công ước của Liên Hợp Quốc về Luật Biển năm 1982 (UNCLOS) và phù hợp với Luật Biển Việt Nam năm 2012.
© Ảnh : TTXVN - Nguyễn Việt ĐứcSơ đồ minh họa đường cơ sở dùng để tính chiều rộng lãnh hải Việt Nam trong Vịnh Bắc Bộ. Nguồn: Bộ Ngoại giao.
Sơ đồ minh họa đường cơ sở dùng để tính chiều rộng lãnh hải Việt Nam trong Vịnh Bắc Bộ. Nguồn: Bộ Ngoại giao. - Sputnik Việt Nam, 1920, 21.02.2025
Sơ đồ minh họa đường cơ sở dùng để tính chiều rộng lãnh hải Việt Nam trong Vịnh Bắc Bộ. Nguồn: Bộ Ngoại giao.
Việt Nam cũng khẳng định: “Đường cơ sở dùng để tính chiều rộng lãnh hải Việt Nam trong Vịnh Bắc Bộ được xác định trên cơ sở các quy định của UNCLOS, phù hợp với đặc điểm địa lý và tự nhiên của Vịnh Bắc Bộ và không ảnh hưởng đến các điều ước quốc tế mà Việt Nam tham gia hoặc là thành viên”.
Đường cơ sở dùng để tính chiều rộng lãnh hải Việt Nam trong Vịnh Bắc Bộ là căn cứ để xác định ranh giới và phạm vi các vùng biển của Việt Nam theo các quy định của UNCLOS và Hiệp định Phân định Vịnh Bắc Bộ giữa Việt Nam và Trung Quốc ký năm 2000.
Đồng thời, tạo thêm cơ sở pháp lý để bảo vệ và thực thi chủ quyền, quyền chủ quyền, quyền tài phán của Việt Nam, phục vụ phát triển kinh tế, quản lý biển và thúc đẩy hợp tác quốc tế.

Ý nghĩa của Tuyên bố

Việc Chính phủ ra Tuyên bố về đường cơ sở để tính chiều rộng lãnh hải Việt Nam trong Vịnh Bắc Bộ đánh dấu từ nay, đường cơ sở của Việt Nam được hoàn thiện toàn bộ từ Bắc xuống Nam, từ cửa sông Bắc Luân giáp với Trung Quốc đến Điểm 0 nằm trên ranh giới phía Tây Nam của vùng nước lịch sử Việt Nam - Campuchia.
Theo Báo điện tử Đài tiếng nói Việt Nam nhấn mạnh rằng, việc xác định và công bố đường cơ sở dùng để tính chiều rộng lãnh hải của Việt Nam trong Vịnh Bắc Bộ là việc làm cần thiết bởi Tuyên bố ngày 12/11/1982 của Chính phủ mới chỉ xác định đường cơ sở của Việt Nam xuất phát từ vùng nước lịch sử Việt Nam - Campuchia đến đảo Cồn Cỏ, chưa quy định đường cơ sở trong Vịnh Bắc Bộ do khi đó, Vịnh Bắc Bộ được coi là vùng nước lịch sử theo chế độ nội thủy của Việt Nam.
Quốc kỳ Việt Nam - Sputnik Việt Nam, 1920, 22.03.2024
Biển Đông
Liệu có cần phải lo ngại trước các hành động của Trung Quốc ở Vịnh Bắc Bộ hay không?
Tuy nhiên, ngày 25/12/2000, Việt Nam và Trung Quốc đã ký Hiệp định phân định lãnh hải, vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa trong Vịnh Bắc Bộ, trong đó hai bên thừa nhận Vịnh Bắc Bộ có đầy đủ các vùng biển (nội thủy, lãnh hải, vùng tiếp giáp lãnh hải, vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa) theo quy định của UNCLOS 1982.
Sau khi Hiệp định này có hiệu lực vào năm 2004, Vịnh Bắc Bộ không còn là vùng nước lịch sử theo chế độ nội thủy như Tuyên bố của Chính phủ về đường cơ sở dùng để tính chiều rộng lãnh hải năm 1982 nữa.
Do vậy, Việt Nam cần xác định đường cơ sở trong Vịnh Bắc Bộ để làm căn cứ xác định ranh giới ngoài của các vùng biển ở khu vực này, tạo cơ sở pháp lý cho việc triển khai các hoạt động trên biển của Việt Nam trong Vịnh Bắc Bộ.
Thông qua đó, việc Chính phủ Việt Nam xác định và công bố đường cơ sở dùng để tính chiều rộng lãnh hải Việt Nam trong Vịnh Bắc Bộ đã đáp ứng nhu cầu cần thiết này.
Đồng thời, đây là hoạt động bình thường nhằm thực thi quyền của quốc gia ven biển theo quy định của UNCLOS 1982 mà Việt Nam là thành viên.
Hoạt động này cũng căn cứ theo quy định của pháp luật Việt Nam nêu tại Điều 8 Luật Biển Việt Nam: “Chính phủ xác định và công bố đường cơ sở ở những khu vực chưa có đường cơ sở sau khi được Ủy ban thường vụ Quốc hội phê chuẩn”.
Bên cạnh đó, đối với Việt Nam, việc xác định và công bố đường cơ sở dùng để tính chiều rộng lãnh hải trong Vịnh Bắc Bộ mang ý nghĩa quan trọng.
Cảnh sát biển Việt Nam, Trung Quốc tuần tra chung  trên vùng biển phía Bắc Vịnh Bắc Bộ - Sputnik Việt Nam, 1920, 24.12.2024
Việt Nam-Trung Quốc tuần tra chung Vịnh Bắc Bộ
Đây là căn cứ để xác định ranh giới các vùng nội thủy, lãnh hải, vùng tiếp giáp lãnh hải, vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa của Việt Nam được hưởng theo quy định của luật pháp quốc tế, UNCLOS 1982.
Qua đó, giúp củng cố thêm cơ sở pháp lý để thực thi chủ quyền, quyền chủ quyền và quyền tài phán của Việt Nam; bảo đảm các quyền và lợi ích của Việt Nam và không ảnh hưởng đến Hiệp định phân định lãnh hải, vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa trong Vịnh Bắc Bộ giữa Việt Nam và Trung Quốc cũng như các điều ước quốc tế khác mà Việt Nam tham gia hoặc là thành viên.
Cũng cần nhấn mạnh rằng, việc công bố đường cơ sở trong Vịnh Bắc Bộ giúp hoàn thiện toàn bộ hệ thống đường cơ sở dùng để tính chiều rộng lãnh hải của lãnh thổ đất liền Việt Nam, tạo cơ sở pháp lý để các lực lượng chức năng của Việt Nam thực thi các nhiệm vụ quản lý vùng biển của Việt Nam, trong đó có khu vực Vịnh Bắc Bộ, góp phần phục vụ công tác phát triển kinh tế biển bền vững và thúc đẩy hợp tác quốc tế.
Việc Chính phủ Việt Nam xác định và công bố đường cơ sở dùng để tính chiều rộng lãnh hải trong Vịnh Bắc Bộ không chỉ là hoạt động thực thi quyền và nghĩa vụ của một quốc gia thành viên UNCLOS 1982 mà còn là căn cứ quan trọng để xây dựng và phát triển Vịnh Bắc Bộ thành vùng biển an toàn, hòa bình, hợp tác và phát triển.

Những thay đổi gì?

Đường cơ sở dùng để tính chiều rộng lãnh hải của Việt Nam lần đầu tiên được công bố tại Tuyên bố ngày 12/11/1982 của Chính phủ.
Tổng thống Hoa Kỳ Joe Biden - Sputnik Việt Nam, 1920, 13.09.2024
Chiến dịch quân sự đặc biệt tại Ukraina
“Vịnh Bắc Bộ 2.0”: Liệu Biden có châm ngòi Thế chiến III trước cuộc bầu cử tháng 11?
Khi đó, đường cơ sở ven bờ lục địa Việt Nam là đường cơ sở thẳng gồm 11 đoạn, nối liền từ Điểm 0 là điểm tiếp giáp của hai đường cơ sở Việt Nam và Campuchia ở giữa đoạn thẳng nối liền quần đảo Thổ Chu của Việt Nam và đảo Wai của Campuchia, đi qua các điểm cơ sở tại các điểm nhô ra xa nhất của các đảo ven bờ và bờ biển Việt Nam kéo đến điểm A11 ở đảo Cồn Cỏ, tỉnh Quảng Trị.
Trong khi đó, tại Tuyên bố ngày 21/2/2025, Chính phủ đã công bố phần còn lại của đường cơ sở là đoạn nằm trong Vịnh Bắc Bộ.
Theo đó, đường cơ sở tiếp tục được nối từ Điểm A11 tại đảo Cồn Cỏ qua các điểm Hòn Gió Lớn (Điểm A12), Hòn Chim (Điểm A13), Hòn Mắt Con (Điểm A14), Đảo Hòn Mê (Điểm A15), Đảo Long Châu Đông (Điểm A16), Đảo Hạ Mai (Điểm A17, Điểm A18), Đảo Thanh Lam (Điểm A19, Điểm A20), Hòn Bồ Cát (Điểm A21, Điểm A22), Đảo Trà Cổ (Điểm A23) đến Điểm A24 là Điểm số 1 của đường phân định Vịnh Bắc Bộ giữa Việt Nam và Trung Quốc.
Đường cơ sở dùng để tính chiều rộng lãnh hải của đảo Bạch Long Vĩ là đường cơ sở thông thường theo ngấn nước triều thấp nhất dọc theo bờ biển của đảo; ranh giới ngoài lãnh hải tại khu vực cửa sông Bắc Luân là đường nối 9 điểm theo đường phân định lãnh hải trong Vịnh Bắc Bộ giữa Việt Nam và Trung Quốc và điểm 10 có tọa độ xác định trên vùng biển Việt Nam.
Vịnh Bắc Bộ là vùng biển nửa kín, có nhiều nơi bị chia cắt, nhiều khu vực với nền địa chất không ổn định, thường xuyên bị bồi lắng, thay đổi theo mùa.
Khu vực Vịnh Hạ Long với 1.969 hòn đảo lớn nhỏ đan xen, trải rộng trên vùng biển khoảng 1.600km2 đã tạo ra hoàn cảnh địa lý đặc biệt, rất phức tạp.
Ven bờ biển Vịnh Bắc Bộ phía Việt Nam có các đảo chạy dọc theo bờ biển (Hòn Ông, Hòn Chim, Hòn Mê…), khoảng cách từ các đảo này đến bờ biển nhỏ hơn 12 hải lý và khoảng cách liên tiếp giữa các đảo này không quá lớn, cùng với các đảo, đá nhỏ phía ngoài cùng của Vịnh Hạ Long tạo thành một chuỗi đảo.
Vùng nước phía trong Vịnh Hạ Long và các đảo ven bờ biển Vịnh Bắc Bộ có độ gắn bó mật thiết đủ để tạo thành nội thủy của Việt Nam. Điều kiện tự nhiên này của Vịnh Bắc Bộ đáp ứng các tiêu chí được nêu tại Điều 7 Công ước của Liên hợp quốc về Luật Biển (UNCLOS) 1982 về việc vạch đường cơ sở thẳng dùng để tính chiều rộng lãnh hải.
Biển Đông - Sputnik Việt Nam, 1920, 14.03.2024
Biển Đông
Trung Quốc công bố Đường cơ sở trên Vịnh Bắc Bộ: Việt Nam có phản ứng
Vận dụng các quy định của Điều 5, Điều 7, Điều 14 UNCLOS 1982, xét trên hoàn cảnh địa lý thực tế của Vịnh Bắc Bộ, Chính phủ Việt Nam đã xác định và công bố đường cơ sở dùng để tính chiều rộng lãnh hải của Việt Nam trong Vịnh Bắc Bộ.
Theo cách xác định ở trên, đường cơ sở này với các điểm cơ sở được xác định tại các đảo ngoài cùng, chạy dọc theo bờ biển và cách bờ biển không quá 12 hải lý đã bám sát theo hình dạng chung của bờ biển Vịnh Bắc Bộ và đường cơ sở đảo Bạch Long Vĩ theo ngấn nước thủy triều thấp nhất quanh đảo. Về cơ bản, đường cơ sở này được xác lập phù hợp với các quy định của UNCLOS 1982.
Trước đó, ngày 01/3/2024, Trung Quốc cũng đã ra “Tuyên bố về đường cơ sở lãnh hải phía Bắc Vịnh Bắc Bộ” theo “Luật Lãnh hải và vùng tiếp giáp” của nước này ban hành ngày 25/02/1992, trong đó có 7 “điểm cơ sở” khi nối với nhau tạo thành một đường cơ sở mới nhằm tuyên bố “lãnh hải” ở Vịnh Bắc Bộ.
Tin thời sự
0
Để tham gia thảo luận
hãy kích hoạt hoặc đăng ký
loader
Phòng chat
Заголовок открываемого материала