https://kevesko.vn/20250301/thu-tuong-hun-manet-quyet-dep-nan-lua-dao-34766276.html
Thủ tướng Hun Manet quyết dẹp nạn lừa đảo
Thủ tướng Hun Manet quyết dẹp nạn lừa đảo
Sputnik Việt Nam
Thủ tướng Campuchia Hun Manet trực tiếp làm Chủ tịch Ủy ban chống lừa đảo trực tuyến, tuyên chiến với vấn nạn đang biến Campuchia thành “điểm nóng” khu vực... 01.03.2025, Sputnik Việt Nam
2025-03-01T21:36+0700
2025-03-01T21:36+0700
2025-03-01T21:36+0700
việt nam
lừa đảo
campuchia
chính trị
thế giới
https://cdn.img.kevesko.vn/img/07e7/0c/07/26908058_0:0:3072:1728_1920x0_80_0_0_55bdc470c14f841febf5f2c8d8b99ac5.jpg
Nhiều ổ lừa đảo trực tuyến tập trung ở “Tam Thái Tử”, tức những khu vực phức tạp sát biên giới, đang là tâm điểm chú ý của dư luận trong thời gian qua. Cảnh sát Campuchia, Việt Nam và Thái Lan đã tổ chức nhiều đợt đột kích, giải cứu nạn nhân, triệt phá các băng nhóm lừa đảo tại những khu vực này.Thủ tướng Campuchia đích thân chỉ đạo xử lý lừa đảo trực tuyếnCác trung tâm lừa đảo trực tuyến đã hoành hành ở Đông Nam Á trong suốt nhiều năm. Kể từ khi đại dịch COVID-19 bùng phát, các khu phức hợp này chuyển sang hình thức hoạt động trực tuyến, ngày càng trở nên tinh vi hơn và đi kèm với khoản lợi nhuận khổng lồ.Ngày 25/2, Chính phủ Hoàng gia Campuchia đã công bố thành lập Ủy ban chống lừa đảo trực tuyến. Thủ tướng Hun Manet đích thân làm Chủ tịch Ủy ban.Theo sắc lệnh mới công bố, Ủy ban quy tụ các lãnh đạo cấp cao của Chính phủ Hoàng gia Campuchia để cùng ngăn chặn, trấn áp và xử lý các vụ lừa đảo trực tuyến, đặc biệt là hoạt động lừa đảo xuyên quốc gia.Không chỉ tập trung điều tra truy quét các đối tượng lừa đảo, Ủy ban còn ban hành các chiến lược tổng thể, phối hợp với các cơ quan chức năng liên quan nhằm tăng cường hiệu quả thực thi pháp luật.Ủy ban cũng đồng thời giám sát, đánh giá và hợp tác chặt chẽ với các đối tác quốc tế nhằm ngăn chặn các tổ chức tội phạm mạng từ gốc rễ, Khmer Times cho biết.Điểm nóng lừa đảo trực tuyếnỦy ban chống lừa đảo trực tuyến được thành lập trong bối cảnh Campuchia, cùng với Myanmar, đang trở thành điểm nóng của các hoạt động lừa đảo trực tuyến tại khu vực Đông Nam Á. Trong đó, cái tên “Tam Thái Tử” liên tục được nhắc đến thời gian qua.Ở Campuchia, “Tam Thái Tử” là những khu vực phức tạp, thường ở sát biên giới, có nhiều doanh nghiệp và cộng đồng người Trung Quốc sinh sống. Những khu vực này trở thành tâm điểm chú ý đối với cảnh sát Việt Nam và Thái Lan.Ngày 24/2, cảnh sát Campuchia thông báo đã phát hiện chừng 230 người nước ngoài (trong đó có 68 phụ nữ) sau khi đột kích vào 2 khu phức hợp ở TP. Poipet, nằm ở phía Tây Bắc nước này.Ngày 23/2, cảnh sát Campuchia và Thái Lan đã tổ chức chiến dịch chung giải cứu 215 người nước ngoài, trong đó có 109 công dân Thái Lan, liên quan vụ lừa đảo qua điện thoại ở Poipet – cửa khẩu biên giới quan trọng giáp Thái Lan.Ngày 22/1, Công an tỉnh Bắc Ninh đã chủ trì, phối hợp với các đơn vị chức năng triệt phá đường dây lừa đảo khoảng 60 người hoạt động ở khu Tam Thái Tử, tại TP. Bavet (Campuchia), chiếm đoạt hơn 1.000 tỷ đồng của hơn 13.000 bị hại.Người Việt bị lừa vì thích "việc nhẹ lương cao"Đáng chú ý, nhiều nạn nhân trong các ổ lừa đảo trực tuyến ở Campuchia l người Việt Nam. Một trong những nguyên nhân dẫn đến tình trạng này được cho là do tâm lý thích "việc nhẹ lương cao".Báo Tuổi Trẻ cho biết, cửa khẩu quốc tế Hà Tiên ở Kiên Giang là nơi tiếp nhận công dân Việt Nam do phía Campuchia trao trả nhiều nhất khu vực ĐBSCL.Chỉ trong vòng 2 tháng đầu năm 2025, Campuchia đã 4 lần trao trả các nạn nhân, trong đó có 83 công dân Việt Nam được về nước, chủ yếu là những người đi làm theo lời dụ dỗ "việc nhẹ lương cao".Theo một lãnh đạo Đồn biên phòng cửa khẩu quốc tế Hà Tiên, nhiều nạn nhân xuất cảnh bằng hộ chiếu hợp pháp, nhưng vi phạm pháp luật ở nước sở tại như về lao động, cư trú...Hôm 24/2, tại mốc chủ quyền 313, Ban chỉ huy Đồn biên phòng cửa khẩu quốc tế Hà Tiên, Bộ chỉ huy Bộ đội biên phòng tỉnh Kiên Giang đã phối hợp tổ chức tiếp nhận 40 công dân Việt Nam (2 nữ, 38 nam) do Campuchia trao trả.Họ xuất cảnh sang Campuchia vào nhiều thời điểm khác nhau, có hộ khẩu thường trú chủ yếu ở các tỉnh miền Bắc, miền Trung, Tây Nguyên và Tây Nam Bộ.Hãy trình báo công an nếu người nhà bị lừaBáo Tuổi trẻ dẫn lời Đại tá Vũ Thế Phấn - Trưởng Phòng phòng chống ma túy và tội phạm thuộc Bộ đội biên phòng tỉnh Kiên Giang cho biết, lực lượng biên phòng đã phối hợp với Campuchia tiếp nhận hơn 770 người Việt về nước năm 2024.Năm 2025, số lượng công dân được phía Campuchia trao trả cho Việt Nam có xu hướng tăng, do Campuchia siết chặt quản lý tình trạng cư trú bất hợp pháp.Đại tá Vũ Thế Phấn cho hay, nhà chức trách Campuchia chủ yếu bắt giữ những người cư trú trái phép, xuất nhập cảnh trái phép... sau đó trao trả lại cho phía Việt Nam. Lực lượng biên phòng Kiên Giang đang đẩy mạnh tuyên truyền, vận động quần chúng không tiếp tay các nhóm lừa đảo, không tổ chức xuất cảnh trái phép.Đại tá Phấn phân tích, từ Kiên Giang đi sang Campuchia rất khó, vì đường xa. Khai báo với cơ quan chức năng, các nạn nhân được trao trả hầu hết đều cho biết họ đi từ Tây Ninh, Long An, An Giang...Theo ông, người xuất cảnh đi làm "việc nhẹ lương cao" chủ yếu là thanh niên ở độ tuổi 21 - 35. Hồi cuối năm 2024, lực lượng Biên phòng Hà Tiên đã giải cứu 2 trường hợp xuất cảnh trái phép đường Tây Ninh nhưng không làm được việc, bị đánh đập, đe dọa rồi bán vào một casino ở tỉnh Kampot (Campuchia).Ban đầu, các đối tượng liên hệ với người nhà của 2 nạn nhân, ra giá tiền chuộc là 180 triệu đồng. Sau đó, khi người nhà nói không có tiền thì nhóm này hạ giá từ từ xuống còn 60 triệu đồng.Lực lượng biên phòng Kiên Giang đã vào cuộc và sang Campuchia đàm phán với phía bạn nên không mất tiền.Trưởng Phòng phòng chống ma túy và tội phạm - Bộ đội biên phòng tỉnh Kiên Giang cũng đưa ra dự báo, trong năm 2025, lượng người Việt từ Campuchia sẽ về nhiều hơn năm 2024. Nguyên nhân là vì phía Campuchia đang càn quét, xử lý mạnh tay nhóm ổ tệ nạn, tội phạm lừa đảo.
https://kevesko.vn/20250225/su-that-khu-tam-thai-tu-o-campuchia-la-gi-34693796.html
https://kevesko.vn/20250216/cong-an-viet-nam-bat-duoc-ke-cam-dau-duong-day-lua-dao-o-campuchia-34538681.html
https://kevesko.vn/20241228/cong-an-viet-nam-sang-tan-campuchia-truy-bat-nhom-lua-dao-33823201.html
https://kevesko.vn/20220922/den-ngay-219-viet-nam-da-giai-cuu-hon-1000-cong-dan-bi-lua-dao-sang-campuchia-18020541.html
campuchia
Sputnik Việt Nam
moderator.vn@sputniknews.com
+74956456601
MIA „Rossiya Segodnya“
2025
Sputnik Việt Nam
moderator.vn@sputniknews.com
+74956456601
MIA „Rossiya Segodnya“
tin thời sự
vn_VN
Sputnik Việt Nam
moderator.vn@sputniknews.com
+74956456601
MIA „Rossiya Segodnya“
https://cdn.img.kevesko.vn/img/07e7/0c/07/26908058_165:0:2896:2048_1920x0_80_0_0_bbfdf227954f870eec3eef9e97524244.jpgSputnik Việt Nam
moderator.vn@sputniknews.com
+74956456601
MIA „Rossiya Segodnya“
việt nam, lừa đảo, campuchia, chính trị, thế giới
việt nam, lừa đảo, campuchia, chính trị, thế giới
Nhiều ổ lừa đảo trực tuyến tập trung ở “Tam Thái Tử”, tức những khu vực phức tạp sát biên giới, đang là tâm điểm chú ý của dư luận trong thời gian qua. Cảnh sát Campuchia, Việt Nam và Thái Lan đã tổ chức nhiều đợt đột kích, giải cứu nạn nhân, triệt phá các băng nhóm lừa đảo tại những khu vực này.
Thủ tướng Campuchia đích thân chỉ đạo xử lý lừa đảo trực tuyến
Các trung tâm lừa đảo trực tuyến đã hoành hành ở Đông Nam Á trong suốt nhiều năm. Kể từ khi đại dịch COVID-19 bùng phát, các khu phức hợp này chuyển sang hình thức hoạt động trực tuyến, ngày càng trở nên tinh vi hơn và đi kèm với khoản lợi nhuận khổng lồ.
Ngày 25/2, Chính phủ Hoàng gia Campuchia đã công bố thành lập Ủy ban chống lừa đảo trực tuyến. Thủ tướng Hun Manet đích thân làm Chủ tịch Ủy ban.
Theo sắc lệnh mới công bố, Ủy ban quy tụ các lãnh đạo cấp cao của Chính phủ Hoàng gia Campuchia để cùng ngăn chặn, trấn áp và xử lý các vụ lừa đảo trực tuyến, đặc biệt là hoạt động lừa đảo xuyên quốc gia.
Không chỉ tập trung điều tra truy quét các đối tượng lừa đảo, Ủy ban còn ban hành các chiến lược tổng thể, phối hợp với các cơ quan chức năng liên quan nhằm tăng cường hiệu quả thực thi pháp luật.
Ủy ban cũng đồng thời giám sát, đánh giá và hợp tác chặt chẽ với các đối tác quốc tế nhằm ngăn chặn các tổ chức tội phạm mạng từ gốc rễ, Khmer Times cho biết.
Điểm nóng lừa đảo trực tuyến
Ủy ban chống lừa đảo trực tuyến được thành lập trong bối cảnh
Campuchia, cùng với Myanmar, đang trở thành điểm nóng của các hoạt động lừa đảo trực tuyến tại khu vực Đông Nam Á. Trong đó, cái tên “Tam Thái Tử” liên tục được nhắc đến thời gian qua.
Ở Campuchia, “Tam Thái Tử” là những khu vực phức tạp, thường ở sát biên giới, có nhiều doanh nghiệp và cộng đồng người Trung Quốc sinh sống. Những khu vực này trở thành tâm điểm chú ý đối với cảnh sát Việt Nam và Thái Lan.
Ngày 24/2, cảnh sát Campuchia thông báo đã phát hiện chừng 230 người nước ngoài (trong đó có 68 phụ nữ) sau khi đột kích vào 2 khu phức hợp ở TP. Poipet, nằm ở phía Tây Bắc nước này.
Ngày 23/2, cảnh sát Campuchia và Thái Lan đã tổ chức chiến dịch chung giải cứu 215 người nước ngoài, trong đó có 109 công dân Thái Lan, liên quan vụ lừa đảo qua điện thoại ở Poipet – cửa khẩu biên giới quan trọng giáp Thái Lan.
Ngày 22/1, Công an tỉnh Bắc Ninh đã chủ trì, phối hợp với các đơn vị chức năng triệt phá đường dây lừa đảo khoảng 60 người hoạt động ở khu Tam Thái Tử, tại TP. Bavet (Campuchia), chiếm đoạt hơn 1.000 tỷ đồng của hơn 13.000 bị hại.
Người Việt bị lừa vì thích "việc nhẹ lương cao"
Đáng chú ý, nhiều nạn nhân trong các ổ lừa đảo trực tuyến ở Campuchia l người Việt Nam. Một trong những nguyên nhân dẫn đến tình trạng này được cho là do tâm lý thích "việc nhẹ lương cao".
Báo Tuổi Trẻ cho biết, cửa khẩu quốc tế Hà Tiên ở Kiên Giang là nơi tiếp nhận công dân Việt Nam do phía Campuchia trao trả nhiều nhất khu vực ĐBSCL.
Chỉ trong vòng 2 tháng đầu năm 2025, Campuchia đã 4 lần trao trả các nạn nhân, trong đó có 83 công dân Việt Nam được về nước, chủ yếu là những người đi làm theo lời dụ dỗ "việc nhẹ lương cao".
Theo một lãnh đạo Đồn biên phòng cửa khẩu quốc tế Hà Tiên, nhiều nạn nhân xuất cảnh bằng hộ chiếu hợp pháp, nhưng vi phạm pháp luật ở nước sở tại như về lao động, cư trú...

28 Tháng Mười Hai 2024, 14:42
“Đa số là thanh niên, người trẻ qua Campuchia làm việc. Có người vào làm casino, phục vụ, làm bếp, bồi bàn cũng có... Đặc biệt họ tham gia vào nhóm lừa đảo trên mạng rất nhiều”, - vị này nói.
Hôm 24/2, tại mốc chủ quyền 313, Ban chỉ huy Đồn biên phòng cửa khẩu quốc tế Hà Tiên, Bộ chỉ huy Bộ đội biên phòng tỉnh Kiên Giang đã phối hợp tổ chức tiếp nhận 40 công dân Việt Nam (2 nữ, 38 nam) do Campuchia trao trả.
Họ xuất cảnh sang Campuchia vào nhiều thời điểm khác nhau, có hộ khẩu thường trú chủ yếu ở các tỉnh miền Bắc, miền Trung, Tây Nguyên và Tây Nam Bộ.
Hãy trình báo công an nếu người nhà bị lừa
Báo Tuổi trẻ dẫn lời Đại tá Vũ Thế Phấn - Trưởng Phòng phòng chống ma túy và tội phạm thuộc Bộ đội biên phòng tỉnh Kiên Giang cho biết, lực lượng biên phòng đã phối hợp với Campuchia tiếp nhận hơn 770 người Việt về nước năm 2024.
Năm 2025, số lượng công dân được phía Campuchia trao trả cho Việt Nam có xu hướng tăng, do Campuchia siết chặt quản lý tình trạng cư trú bất hợp pháp.
Đại tá Vũ Thế Phấn cho hay, nhà chức trách Campuchia chủ yếu bắt giữ những người cư trú trái phép, xuất nhập cảnh trái phép... sau đó trao trả lại cho phía Việt Nam. Lực lượng biên phòng Kiên Giang đang đẩy mạnh tuyên truyền, vận động quần chúng không tiếp tay các nhóm lừa đảo, không tổ chức xuất cảnh trái phép.
Đại tá Phấn phân tích, từ Kiên Giang đi sang Campuchia rất khó, vì đường xa. Khai báo với cơ quan chức năng, các nạn nhân được trao trả hầu hết đều cho biết họ đi từ Tây Ninh, Long An, An Giang...
“Trong số nạn nhân đưa về thì có hơn 50% làm việc trong nhóm lừa đảo người Việt ở các app (ứng dụng) trên môi trường mạng. Hầu như nạn nhân nào về cũng không có tiền bạc gì trong người”, - Đại tá Vũ Thế Phấn kể.
Theo ông, người xuất cảnh đi làm "việc nhẹ lương cao" chủ yếu là thanh niên ở độ tuổi 21 - 35. Hồi cuối năm 2024, lực lượng Biên phòng Hà Tiên đã giải cứu 2 trường hợp xuất cảnh trái phép đường Tây Ninh nhưng không làm được việc, bị đánh đập, đe dọa rồi bán vào một casino ở tỉnh Kampot (Campuchia).

22 Tháng Chín 2022, 15:47
Ban đầu, các đối tượng liên hệ với người nhà của 2 nạn nhân, ra giá tiền chuộc là 180 triệu đồng. Sau đó, khi người nhà nói không có tiền thì nhóm này hạ giá từ từ xuống còn 60 triệu đồng.
Lực lượng biên phòng Kiên Giang đã vào cuộc và sang Campuchia đàm phán với phía bạn nên không mất tiền.
"Do đó người dân cần bình tĩnh. Nếu có người nhà lỡ đi làm 'việc nhẹ lương cao' thì nên trình báo công an hay biên phòng gần nhất, tránh tiền mất oan uổng”, - ông Phấn khuyên.
Trưởng Phòng phòng chống ma túy và tội phạm - Bộ đội biên phòng tỉnh Kiên Giang cũng đưa ra dự báo, trong năm 2025, lượng người Việt từ Campuchia sẽ về nhiều hơn năm 2024. Nguyên nhân là vì phía Campuchia đang càn quét, xử lý mạnh tay nhóm ổ tệ nạn, tội phạm lừa đảo.