https://kevesko.vn/20250324/thai-do-cua-lula-da-silva-doi-voi-viet-nam-35180710.html
Thái độ của Lula da Silva đối với Việt Nam
Thái độ của Lula da Silva đối với Việt Nam
Sputnik Việt Nam
Như Sputnik đã thông tin, Bộ Ngoại giao Việt Nam ngày 23/3 xác nhận, Tổng thống Brazil Lula da Silva sẽ thăm cấp nhà nước đến Việt Nam từ ngày 27-29/3 theo lời... 24.03.2025, Sputnik Việt Nam
2025-03-24T16:56+0700
2025-03-24T16:56+0700
2025-03-24T16:56+0700
brazil
việt nam
luiz inacio lula da silva
chính trị
thế giới
quan hệ
phạm minh chính
https://cdn.img.kevesko.vn/img/07e9/03/18/35180436_0:66:1280:786_1920x0_80_0_0_6d3a1899273ee8ab0f36fe1402f94a6d.jpg
Theo Ngoại trưởng Brazil Mauro Vieira, Tổng thống Lula đã nhắc về chuyến năm 2008 tới Việt Nam với tư cách là Tổng thống Brazil đầu tiên đến Hà Nội, sự yêu mến và mong muốn được chứng kiến tận mắt những thành tựu kinh tế-xã hội ấn tượng của Việt Nam.Sự yêu mếnChuyến thăm cấp Nhà nước của Tổng thống Brazil Lula da Silva tới Việt Nam đánh dấu một bước tiến quan trọng trong quan hệ đối tác chiến lược giữa hai nước. Brazil và Việt Nam đang mở rộng hợp tác trên nhiều lĩnh vực, từ thương mại, công nghệ đến phát triển bền vững, phản ánh mối quan hệ hữu nghị và tin cậy lâu dài.Trả lời TTXVN nhân chuyến thăm cấp Nhà nước của Tổng thống Brazil Lula da Silva đến Việt Nam, Ngoại trưởng Brazil Mauro Vieira cho biết, mối quan hệ hai nước được xây dựng trên nền tảng hữu nghị, hợp tác và tôn trọng lẫn nhau.Việt Nam là đối tác quan trọng của Brazil tại Đông Nam Á, với kim ngạch thương mại kỷ lục 7,7 tỷ USD vào năm ngoái. Đối với Brazil, Việt Nam là người bạn đáng tin cậy.Từ khi Tổng thống Lula trở lại nắm quyền tháng 1/2023, quan hệ với Việt Nam đã đạt được động lực đáng kể. Chuyến thăm lịch sử của Thủ tướng Phạm Minh Chính tới Brazil vào tháng 9/2023, chuyến thăm đầu tiên của một Thủ tướng Việt Nam, là cột mốc quan trọng trong mối quan hệ hợp tác đổi mới Brazil - Việt Nam.Theo ông, tại cuộc gặp bên lề Hội nghị thượng đỉnh G20 tại Rio de Janeiro tháng 11/2024, Tổng thống Lula và Thủ tướng Phạm Minh Chính đã có bước đi lịch sử khi nâng cấp mối quan hệ hai nước lên Đối tác chiến lược. Cột mốc phản ánh sức mạnh của quan hệ ngoại giao và tình hữu nghị lâu dài giữa hai quốc gia.Theo ông, cả Việt Nam và Brazil đều cam kết theo đuổi chủ nghĩa đa phương, pháp quyền và giải quyết các tranh chấp bằng biện pháp hòa bình, với Liên hợp quốc là cốt lõi của hệ thống quốc tế. Hai bên chia sẻ khát vọng về ổn định, thịnh vượng và phát triển bền vững.Các lĩnh vực này có tiềm năng to lớn để tăng cường hợp tác và chúng tôi tin tưởng rằng các lĩnh vực hợp tác mới sẽ xuất hiện khi quan hệ đối tác của chúng ta tiếp tục phát triển.Triển vọng hợp tác với MERCOSURNgoại trưởng Mauro Vieira cho biết thêm, Brazil đánh giá cao quan hệ đối tác kinh tế với Việt Nam, thể hiện qua cam kết mở rộng thương mại song phương.Brazil là thành viên của Thị trường chung Nam Mỹ (MERCOSUR), do đó mọi cuộc đàm phán thương mại liên quan đến thuế quan đều cần có sự quyết định của các nước thành viên.Dưới sự lãnh đạo của Tổng thống Lula, Brazil đang thực hiện các chính sách tái công nghiệp hóa nền kinh tế, tăng cường khả năng cạnh tranh trong ngành công nghiệp, bảo vệ việc làm chất lượng cao. Brazil cũng ưu tiên đầu tư vào đổi mới sáng tạo và các giải pháp bền vững.Cũng theo ông Mauro Vieira, việc tăng cường quan hệ kinh tế giữa hai bên cũng phụ thuộc vào việc thúc đẩy chương trình nghị sự song phương về các chủ đề cùng quan tâm, như đầu tư, các biện pháp vệ sinh và kiểm dịch thực vật.
https://kevesko.vn/20241229/thanh-cong-ruc-ro-cua-ngoai-giao-cay-tre-viet-nam-nam-2024-33837526.html
https://kevesko.vn/20250318/viet-nam-nang-tam-quan-he-voi-singapore---nuoc-nho-nhung-co-vo-35068053.html
brazil
Sputnik Việt Nam
moderator.vn@sputniknews.com
+74956456601
MIA „Rossiya Segodnya“
2025
Sputnik Việt Nam
moderator.vn@sputniknews.com
+74956456601
MIA „Rossiya Segodnya“
tin thời sự
vn_VN
Sputnik Việt Nam
moderator.vn@sputniknews.com
+74956456601
MIA „Rossiya Segodnya“
https://cdn.img.kevesko.vn/img/07e9/03/18/35180436_73:0:1208:851_1920x0_80_0_0_17874ac72c6bcfe438b50796b46b98c7.jpgSputnik Việt Nam
moderator.vn@sputniknews.com
+74956456601
MIA „Rossiya Segodnya“
brazil, việt nam, luiz inacio lula da silva, chính trị, thế giới, quan hệ, phạm minh chính
brazil, việt nam, luiz inacio lula da silva, chính trị, thế giới, quan hệ, phạm minh chính
Thái độ của Lula da Silva đối với Việt Nam
Như Sputnik đã thông tin, Bộ Ngoại giao Việt Nam ngày 23/3 xác nhận, Tổng thống Brazil Lula da Silva sẽ thăm cấp nhà nước đến Việt Nam từ ngày 27-29/3 theo lời mời của Chủ tịch nước Lương Cường.
Theo Ngoại trưởng Brazil Mauro Vieira, Tổng thống Lula đã nhắc về chuyến năm 2008 tới Việt Nam với tư cách là Tổng thống Brazil đầu tiên đến Hà Nội, sự yêu mến và mong muốn được chứng kiến tận mắt những thành tựu kinh tế-xã hội ấn tượng của Việt Nam.
Chuyến thăm cấp Nhà nước của
Tổng thống Brazil Lula da Silva tới Việt Nam đánh dấu một bước tiến quan trọng trong quan hệ đối tác chiến lược giữa hai nước. Brazil và Việt Nam đang mở rộng hợp tác trên nhiều lĩnh vực, từ thương mại, công nghệ đến phát triển bền vững, phản ánh mối quan hệ hữu nghị và tin cậy lâu dài.
Trả lời TTXVN nhân chuyến thăm cấp Nhà nước của Tổng thống Brazil Lula da Silva đến Việt Nam, Ngoại trưởng Brazil Mauro Vieira cho biết, mối quan hệ hai nước được xây dựng trên nền tảng hữu nghị, hợp tác và tôn trọng lẫn nhau.
Việt Nam là đối tác quan trọng của Brazil tại Đông Nam Á, với kim ngạch thương mại kỷ lục 7,7 tỷ USD vào năm ngoái. Đối với Brazil, Việt Nam là người bạn đáng tin cậy.
Từ khi Tổng thống Lula trở lại nắm quyền tháng 1/2023, quan hệ với Việt Nam đã đạt được động lực đáng kể. Chuyến thăm lịch sử của
Thủ tướng Phạm Minh Chính tới Brazil vào tháng 9/2023, chuyến thăm đầu tiên của một Thủ tướng Việt Nam, là cột mốc quan trọng trong mối quan hệ hợp tác đổi mới Brazil - Việt Nam.
“Chuyến thăm sắp tới của Tổng thống Lula đánh dấu một chương mới trong quan hệ đối tác này. Tổng thống Lula luôn nhắc tới với sự yêu mến chuyến năm 2008 tới Việt Nam với tư cách là Tổng thống Brazil đầu tiên đến thăm Hà Nội và mong muốn được chứng kiến tận mắt những thành tựu kinh tế và xã hội ấn tượng của Việt Nam”, Ngoại trưởng Mauro Vieira chia sẻ.

29 Tháng Mười Hai 2024, 15:32
Theo ông, tại cuộc gặp bên lề Hội nghị thượng đỉnh G20 tại Rio de Janeiro tháng 11/2024, Tổng thống Lula và Thủ tướng Phạm Minh Chính đã có bước đi lịch sử khi nâng cấp mối quan hệ hai nước lên Đối tác chiến lược. Cột mốc phản ánh sức mạnh của quan hệ ngoại giao và tình hữu nghị lâu dài giữa hai quốc gia.
Theo ông, cả Việt Nam và Brazil đều cam kết theo đuổi chủ nghĩa đa phương, pháp quyền và giải quyết các tranh chấp bằng biện pháp hòa bình, với Liên hợp quốc là cốt lõi của hệ thống quốc tế. Hai bên chia sẻ khát vọng về ổn định, thịnh vượng và phát triển bền vững.
“Hiện chúng tôi đang xây dựng Kế hoạch hành động để thực hiện Quan hệ đối tác chiến lược. Đây sẽ là lộ trình hợp tác trong các lĩnh vực chính, bao gồm quốc phòng, khoa học, công nghệ, đổi mới, nông nghiệp, tính bền vững của môi trường và chuyển đổi năng lượng”, Ngoại trưởng Mauro Vieira khẳng định.
Các lĩnh vực này có tiềm năng to lớn để tăng cường hợp tác và chúng tôi tin tưởng rằng các lĩnh vực hợp tác mới sẽ xuất hiện khi quan hệ đối tác của chúng ta tiếp tục phát triển.
Triển vọng hợp tác với MERCOSUR
Ngoại trưởng Mauro Vieira cho biết thêm, Brazil đánh giá cao quan hệ đối tác kinh tế với Việt Nam, thể hiện qua cam kết mở rộng thương mại song phương.
Brazil là thành viên của Thị trường chung Nam Mỹ (MERCOSUR), do đó mọi cuộc đàm phán thương mại liên quan đến thuế quan đều cần có sự quyết định của các nước thành viên.
“Chúng tôi đang đánh giá khuôn khổ phù hợp nhất cho hợp tác kinh tế sâu sắc hơn với Việt Nam, có cân nhắc đến các chính sách kinh tế của các nước thành viên MERCOSUR”, ông nói.
Dưới sự lãnh đạo của Tổng thống Lula,
Brazil đang thực hiện các chính sách tái công nghiệp hóa nền kinh tế, tăng cường khả năng cạnh tranh trong ngành công nghiệp, bảo vệ việc làm chất lượng cao. Brazil cũng ưu tiên đầu tư vào đổi mới sáng tạo và các giải pháp bền vững.
Cũng theo ông Mauro Vieira, việc tăng cường quan hệ kinh tế giữa hai bên cũng phụ thuộc vào việc thúc đẩy chương trình nghị sự song phương về các chủ đề cùng quan tâm, như đầu tư, các biện pháp vệ sinh và kiểm dịch thực vật.
“Điều này sẽ tạo ra một quan hệ đối tác kinh tế toàn diện hơn, thúc đẩy tăng trưởng bền vững và thịnh vượng cho cả hai quốc gia”, Ngoại trưởng Brazil khẳng định.