https://kevesko.vn/20241229/thanh-cong-ruc-ro-cua-ngoai-giao-cay-tre-viet-nam-nam-2024-33837526.html
Thành công rực rỡ của “ngoại giao cây tre” Việt Nam năm 2024
Thành công rực rỡ của “ngoại giao cây tre” Việt Nam năm 2024
Sputnik Việt Nam
Các hoạt động và thành công rực rỡ trên lĩnh vực ngoại giao “cây tre” của Việt Nam trong năm 2024 đã tiếp tục tạo dựng hình ảnh một Việt Nam hội nhập sâu rộng... 29.12.2024, Sputnik Việt Nam
2024-12-29T15:32+0700
2024-12-29T15:32+0700
2024-12-29T16:54+0700
tổng kết 2024 và dự báo 2025
việt nam
tác giả
quan hệ
quan điểm-ý kiến
nga
brics
hội nghị thượng đỉnh brics tại kazan 2024
tô lâm
lào
https://cdn.img.kevesko.vn/img/07e8/0c/1d/33838872_0:0:1280:720_1920x0_80_0_0_f67121110bfe0dbd8a7d6b11e249503a.jpg
Theo đánh giá chung của các chuyên gia, năm 2024 là một năm thành công rất tốt đẹp trong công tác đối ngoại của Nhà nước Việt Nam trên tất cả các lĩnh vực chính trị, kinh tế, văn hóa, khoa học công nghệ, quốc phòng và an ninh.Những chuyến thăm cấp nhà nước đặc biệt quan trọngTrong năm 2024, lãnh đạo Việt Nam đã có những chuyến thăm nhà nước, công tác đặc biệt quan trọng.Trước hết, đó là chuyến thăm cấp nhà nước tới Lào và Campuchia của Chủ tịch nước Tô Lâm từ ngày 11/7 tới 13.7 mang ý nghĩa quan trọng, có chương trình làm việc phong phú, nội dung đàm phán, trao đổi sâu rộng và đạt được kết quả thực chất. Đó là chuyến thăm nước ngoài đầu tiên của ông Tô Lâm trên cương vị mới.Tiếp theo là chuyến thăm cấp nhà nước của Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm tới Trung Quốc từ ngày 18/8 tới ngày 20/8. Trong 2 ngày với 18 hoạt động ý nghĩa chuyến thăm này đã thể hiện tầm đặc biệt quan trọng trong quan hệ giữa Việt Nam và Trung Quốc.Một hoạt động ngoại giao đặc biệt quan trọng nữa là chuyến công tác nước ngoài đầu tiên của Chủ tịch nước Lương Cường, được giới chuyên gia đánh giá là chuyến công tác nước ngoài đầu tiên dài nhất, xa nhất và quan trọng bậc nhất. Từ ngày 12 tới 16/11, Chủ tịch nước Lương Cường đã thăm chính thức Peru và tham dự Tuần lễ Cấp cao Diễn đàn hợp tác kinh tế châu Á - Thái Bình Dương (APEC) 2024. Trước đó, Chủ tịch nước cùng đoàn đại biểu cấp cao Việt Nam đã có chuyến thăm nhà nước tới Cộng hòa Chile từ ngày 9/11 đến 12/11.Việt Nam mở rộng thêm các quan hệ đối tác các cấpNăm 2024, Việt Nam mở rộng thêm các quan hệ đối tác chiến lược toàn diện, đối tác chiến lược, đối tác toàn diện và đối tác ở một số lĩnh vực với hơn 10 quốc gia và tổ chức.Trong khuôn khổ chuyến thăm chính thức tới Pháp từ 6-7/10/2024 của Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Việt Nam Tô Lâm theo lời mời của Tổng thống Pháp Emmanuel Macron Việt Nam và Pháp đã nâng cấp quan hệ lên đối tác chiến lược toàn diện. Pháp trở thành nước đầu tiên trong EU có quan hệ Đối tác chiến lược toàn diện với Việt Nam.Chuyến thăm chính thức của Tổng Bí thư Tô Lâm tới Malaysia ngày 21/11 có ý nghĩa quan trọng khi hai nước nâng cấp quan hệ lên Đối tác Chiến lược toàn diện. Hai bên nhất trí tăng cường hợp tác trên các lĩnh vực, trong đó có lĩnh vực an ninh, quốc phòng, hợp tác biển và một số lĩnh vực hợp tác về điện, kinh tế số…Không thể không nói tới chuyến thăm chính thức Cộng hòa Liên bang Brazil và tham dự Hội nghị thượng đỉnh G20 tại Rio de Janeiro, Brazil từ ngày 16 đến ngày 19/11 của Thủ tướng Chính phủ Việt Nam Phạm Minh Chính và Đoàn đại biểu cấp cao Việt Nam.Một điểm sáng nữa trong mở rộng quan hệ với các nước là thành công của chuyến công du của Thủ tướng Việt Nam tới 3 quốc gia hàng đầu Trung Đông là Các Tiểu vương quốc Ả Rập Thống nhất (UAE), Qatar và Vương quốc Ả Rập Xê Út cùng với việc tham gia Hội nghị Sáng kiến Đầu tư Tương lai lần thứ 8 từ ngày 27/10 tới 1/11/2024. Chuyến công tác này được kỳ vọng sẽ tạo động lực mới cho hợp tác nhiều mặt giữa Việt Nam và ba quốc gia vùng Vịnh, thể hiện việc Việt Nam ngày càng tích cực hơn trong việc đa dạng hóa thị trường, đa dạng hóa đối tác, đa dạng hóa chuỗi cung ứng, hướng tới việc thu hút tối đa các nguồn lực để phát triển nền kinh tế của đất nước, được đánh giá là sự khởi đầu cho một giai đoạn mới trong việc phát triển quan hệ với các quốc gia Ả Rập này.Đối với một số quốc gia có chế độ chính trị khác với Việt Nam nhưng Việt Nam vẫn mở rộng và làm sâu sắc thêm quan hệ ngoại giao thông qua kênh Đảng, phát huy hiệu quả của kênh ngoại giao Nhà nước và đẩy mạnh ngoại giao nhân dân, trong đó có Liên bang Nga, một số quốc gia Tây Nam Á, Châu Âu và Châu Mỹ Latinh.Các chuyến thăm Việt Nam nổi bật và đáng chú ýNổi bật nhất là chuyến thăm nhà nước của Tổng thống Liên bang Nga Vladimir Putin ngày 19/6/2024. Theo kết quả đàm phán, Nga và Việt Nam nhất trí làm sâu sắc hơn nữa quan hệ đối tác chiến lược toàn diện, tăng cường tương tác, bao gồm tạo ra các hình thức và cơ chế hợp tác mới. Điều quan trọng bậc nhất thứ nhất là hai bên đã thỏa thuận tăng cường quan hệ đối tác chiến lược toàn diện; đồng thời đều nhất trí không “gia nhập liên minh hay hiệp ước với bên thứ ba để gây tổn hại cho độc lập, chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ của nhau”. Theo đánh giá của một số chuyên gia Việt Nam học, chỉ riêng điều này đã thể hiện quan hệ hợp tác chiến lược toàn diện Nga-Việt đã được nâng lên một tầm cao mới và sẽ mang tính chiến lược lâu dài. Điều quan trọng bậc nhất thứ hai mà hai bên đã đạt được là hai bên hướng tới hình thành và xây dựng nền công nghiệp năng lượng hạt nhân của Việt Nam. Những nỗ lực phát triển các tổ hợp điện khí (LGN) ở Ninh Thuận cũng như các tổ hợp điện gió ở Bình Thuận sẽ là những cơ sở quan trọng vừa để đảm bảo an ninh năng lượng lâu dài cho Việt Nam, vừa bảo đảm thực hiện mục tiêu phát thải khí nhà kính bằng “0” của Việt Nam vào năm 2050 như cam kết của Việt Nam về phát triển năng lượng xanh, sạch.Chuyến thăm Việt Nam nổi bật thứ hai là chuyến thăm Việt Nam ba ngày rất thành công của Thủ tướng Quốc vụ viện Trung Quốc Lý Cường 12-14/10. Việt Nam và Trung Quốc đạt thỏa thuận đầu tiên trong chương trình số hóa các hoạt động thanh toán song phương qua biên giới. Hai Thủ tướng Việt Nam và Trung Quốc tuyên bố khu du lịch cảnh quan thác Bản Giốc - Đức Thiên sẽ được vận hành chính thức từ ngày 15/10/2024 - “Hiệu lệnh” khởi đầu cho việc triển khai thực hiện các thỏa thuận hợp tác giữa hai bên một cách thực chất và đầy đủ. Các thỏa thuận được ký kết không chỉ giúp xây dựng chuỗi cung ứng nông sản bền vững giữa Việt Nam với Trung Quốc, xây dựng khu hợp tác kinh tế qua biên giới mà còn hỗ trợ đắc lực cho các hoạt động của lực lượng hải quan hai bên và là thỏa thuận đầu tiên trong chương trình số hóa các hoạt động thanh toán song phương qua biên giới ở tầm mức vi mô.Tham gia các diễn đàn đa phương, thể hiện tính trách nhiệmTrong năm 2024, Việt Nam đã tham gia các diễn đàn đa phương như Đại hội đồng Liên hợp quốc, Diễn đàn Davos mùa Hè, Hội nghị cấp cao APEC và Hội nghị cấp cao BRICS. Tại các diễn đàn này, các nhà lãnh đạo Việt Nam đã mạnh dạn đề xuất các giải pháp mang tính xây dựng về quản trị toàn cầu, được cộng đồng quốc tế khen ngợi và đánh giá cao.Nổi bật nhất trong hoạt động tại các diễn đàn quốc tế chính là việc Việt Nam tham gia BRICS+ tại Kazan và tuyên bố của Thủ tướng Việt Nam về việc Việt Nam sẵn sàng hợp tác cùng BRICS.Ngày 23-24/10/2024, Thủ tướng Việt Nam Phạm Minh Chính đã có chuyến công tác tới Kazan, Liên bang Nga dự Hội nghị thượng đỉnh BRICS mở rộng. Đây là lần đầu tiên người đứng đầu Chính phủ Việt Nam dự Hội nghị BRICS, đây cũng là chuyến công tác đầu tiên của ông tới Liên bang Nga trên cương vị mới. Thủ tướng Việt Nam đã có bài phát biểu tại BRICS+. Nói về "kỷ nguyên mới - kỷ nguyên kết nối và hội nhập sâu rộng, kỷ nguyên công nghệ thông minh và đổi mới sáng tạo", ông Phạm Minh Chính đã nhấn mạnh tầm nhìn "cách tiếp cận toàn cầu, toàn dân, toàn diện và đề cao chủ nghĩa đa phương, đoàn kết quốc tế, xây dựng một trật tự thế giới dựa trên luật lệ, chia sẻ chung trách nhiệm để giải quyết thách thức chung chưa từng có". Nhằm mục đích cùng nhau kiến tạo một thế giới tốt đẹp hơn, hợp tác vì hòa bình và thịnh vượng, Thủ tướng Việt Nam đã đề xuất năm kết nối chiến lược.Những lĩnh vực đối ngoại khácNgoại giao nhân dân cũng được triển khai tích cực và có hiệu quả, góp phần thúc đẩy quan hệ giao lưu nhân dân giữa Việt Nam và nhân dân các nước. Việt Nam tiếp tục làm sâu sắc hơn các mối quan hệ về văn hóa, xã hội với Liên bang Nga, Trung Quốc, một số quốc gia bạn bè truyền thống và các đối tác mới có sự khác biệt về văn hóa, tôn giáo…Về đối ngoại kinh tế, Việt Nam phát huy thế mạnh cả về thương mại, đầu tư, tài nguyên, sức lao động… Quan hệ kinh tế với các thị trường lớn như Mỹ, Trung Quốc, EU, Ấn Độ được tăng cường; đồng thời Việt Nam tích cực mở hướng khai thác các thị trường mới, thị trường đặc biệt như Châu Mỹ Latinh và khối Hồi giáo Arab. Việt Nam đã dần trở thành một mắt xích quan trọng trong chuỗi cung ứng logistic toàn cầu.Về đối ngoại khoa học và công nghệ, Việt Nam cũng thu được nhiều thành tựu với các đề tài tham gia các diễn đàn khoa học cũng như thu hút đầu tư về khoa học và công nghệ như tiếp tục đẩy mạnh hoạt động của Viện Nhiệt đới Việt - Nga. Thu hút đầu tư về khoa học và công nghệ của các đối tác lớn như Mỹ, Hàn Quốc, Nhật Bản, v.v…Nói tóm lại, các thành tựu trên lĩnh vực ngoại giao của Việt Nam trong năm 2024 đã tiếp tục tạo dựng hình ảnh của một Việt Nam hội nhập sâu rộng với thế giới theo phương châm đa phương hóa, đa dạng hóa quan hệ đối ngoại, là thành viên tích cực và có trách nhiệm của cộng đồng quốc tế.
https://kevesko.vn/20240622/chuyen-tham-ha-noi-cua-tong-thong-putin-la-thang-loi-cua-nen-ngoai-giao-cay-tre-viet-nam-30469511.html
lào
campuchia
trung quốc
á-thái bình dương
nam mỹ
pháp
malaysia
brazil
ả rập
uae
Sputnik Việt Nam
moderator.vn@sputniknews.com
+74956456601
MIA „Rossiya Segodnya“
2024
Hoàng Hoa
https://cdn.img.kevesko.vn/img/592/84/5928448_0:0:959:959_100x100_80_0_0_34c9391189769b2e23a9a6c64a303c8f.jpg
Hoàng Hoa
https://cdn.img.kevesko.vn/img/592/84/5928448_0:0:959:959_100x100_80_0_0_34c9391189769b2e23a9a6c64a303c8f.jpg
tin thời sự
vn_VN
Sputnik Việt Nam
moderator.vn@sputniknews.com
+74956456601
MIA „Rossiya Segodnya“
https://cdn.img.kevesko.vn/img/07e8/0c/1d/33838872_161:0:1121:720_1920x0_80_0_0_054045d88499155d822fa91592b887a8.jpgSputnik Việt Nam
moderator.vn@sputniknews.com
+74956456601
MIA „Rossiya Segodnya“
Hoàng Hoa
https://cdn.img.kevesko.vn/img/592/84/5928448_0:0:959:959_100x100_80_0_0_34c9391189769b2e23a9a6c64a303c8f.jpg
việt nam, tác giả, quan hệ, quan điểm-ý kiến, nga, brics, hội nghị thượng đỉnh brics tại kazan 2024, tô lâm, lào, campuchia, chính trị, thế giới, trung quốc, lương cường, á-thái bình dương, nam mỹ, pháp, malaysia, brazil, g20, phạm minh chính, ả rập, uae, châu âu, apec, liên hợp quốc, triển lãm quân sự việt nam 2024, nguyễn minh tâm, chuyên gia, ngoại giao
việt nam, tác giả, quan hệ, quan điểm-ý kiến, nga, brics, hội nghị thượng đỉnh brics tại kazan 2024, tô lâm, lào, campuchia, chính trị, thế giới, trung quốc, lương cường, á-thái bình dương, nam mỹ, pháp, malaysia, brazil, g20, phạm minh chính, ả rập, uae, châu âu, apec, liên hợp quốc, triển lãm quân sự việt nam 2024, nguyễn minh tâm, chuyên gia, ngoại giao
Theo đánh giá chung của các chuyên gia,
năm 2024 là một năm thành công rất tốt đẹp trong công tác đối ngoại của Nhà nước Việt Nam trên tất cả các lĩnh vực chính trị, kinh tế, văn hóa, khoa học công nghệ, quốc phòng và an ninh.
Những chuyến thăm cấp nhà nước đặc biệt quan trọng
Trong năm 2024, lãnh đạo Việt Nam đã có những chuyến thăm nhà nước, công tác đặc biệt quan trọng.
Trước hết, đó là chuyến thăm cấp nhà nước tới Lào và Campuchia của Chủ tịch nước Tô Lâm từ ngày 11/7 tới 13.7 mang ý nghĩa quan trọng, có chương trình làm việc phong phú, nội dung đàm phán, trao đổi sâu rộng và đạt được kết quả thực chất. Đó là chuyến thăm nước ngoài đầu tiên của ông Tô Lâm trên cương vị mới.
“Việc Chủ tịch nước Việt Nam Tô Lâm chọn Lào và Campuchia làm hai nơi đến thăm và làm việc đầu tiên cho thấy tầm quan trọng bậc nhất của các mối quan hệ giữa ba nước anh em trên bán đảo Đông Dương; các mối quan hệ này ở mức độ cao nhất và cũng đặc biệt nhất trong tất cả các mối quan hệ đối ngoại của Việt Nam. Mục tiêu và lý do về quốc phòng và an ninh chung của ba nước cũng đặc biệt quan trọng. Ba nước Việt Nam, Lào và Campuchia còn có những lợi ích chiến lược chung không thể chia cắt cả về chính trị, kinh tế và quốc phòng, an ninh. Việt Nam có quan hệ mật thiết, tốt đẹp với Lào và Campuchia thì sẽ có “cái lưng tựa” vững chắc để bảo đảm chiến lược phòng thủ”, - Nhà phân tích chính trị và quân sự quốc tế Nguyễn Minh Tâm bình luận với Sputnik.
Tiếp theo là chuyến thăm cấp nhà nước của Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm tới Trung Quốc từ ngày 18/8 tới ngày 20/8. Trong 2 ngày với 18 hoạt động ý nghĩa chuyến thăm này đã thể hiện tầm đặc biệt quan trọng trong quan hệ giữa Việt Nam và Trung Quốc.
“Hai bên đã đạt nhận thức chung rộng rãi về việc tăng cường hơn nữa quan hệ Đối tác hợp tác chiến lược toàn diện Việt Nam - Trung Quốc theo định hướng “6 hơn”, tức là 6 phương hướng tăng cường quan hệ:Tin cậy chính trị cao hơn, Hợp tác quốc phòng - an ninh thực chất hơn, Hợp tác thực chất sâu sắc hơn, Nền tảng xã hội vững chắc hơn, Phối hợp đa phương chặt chẽ hơn và Bất đồng được kiểm soát, giải quyết tốt hơn. Trọng tâm của đồng thuận đạt được là việc cụ thể hóa các nhận thức chung, thỏa thuận giữa hai bên. Tôi cho rằng, đây là kết quả đặc biệt quan trọng, cho thấy ý nghĩa lớn của quan hệ song phương mà cả hai bên đều nhận thức được”, - PGS-TS quan hệ quốc tế Hoàng Giang nói với Sputnik.
Một hoạt động ngoại giao đặc biệt quan trọng nữa là chuyến công tác nước ngoài đầu tiên của Chủ tịch nước Lương Cường, được giới chuyên gia đánh giá là chuyến công tác nước ngoài đầu tiên dài nhất, xa nhất và quan trọng bậc nhất. Từ ngày 12 tới 16/11, Chủ tịch nước Lương Cường đã thăm chính thức Peru và tham dự Tuần lễ Cấp cao Diễn đàn hợp tác kinh tế châu Á - Thái Bình Dương (APEC) 2024. Trước đó, Chủ tịch nước cùng đoàn đại biểu cấp cao
Việt Nam đã có chuyến thăm nhà nước tới Cộng hòa Chile từ ngày 9/11 đến 12/11.
“Đối với Việt Nam, đặc biệt quan trọng việc tham dự một Diễn đàn kinh tế quốc tế tổ chức tại Nam Mỹ trong bối cảnh tình hình quốc tế rất phức tạp và khó đoán định. Chuyến thăm này cũng cho thấy việc Việt Nam bắt đầu tích cực đẩy mạnh hợp tác với khu vực Mỹ - Latin, Việt Nam thể hiện mình là thành viên có nhiều đóng góp tích cực, có trách nhiệm và hiệu quả vào việc hiện thực hóa các mục tiêu, tầm nhìn trong hợp tác của APEC cũng như nâng cao vai trò của APEC trong cộng đồng quốc tế”, - PGS-TS Hoàng Giang phát biểu với Sputnik.
Việt Nam mở rộng thêm các quan hệ đối tác các cấp
Năm 2024, Việt Nam mở rộng thêm các quan hệ đối tác chiến lược toàn diện, đối tác chiến lược, đối tác toàn diện và đối tác ở một số lĩnh vực với hơn 10 quốc gia và tổ chức.
Trong khuôn khổ chuyến thăm chính thức tới Pháp từ 6-7/10/2024 của Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Việt Nam Tô Lâm theo lời mời của Tổng thống Pháp Emmanuel Macron Việt Nam và Pháp đã nâng cấp quan hệ lên đối tác chiến lược toàn diện. Pháp trở thành nước đầu tiên trong EU có quan hệ Đối tác chiến lược toàn diện với Việt Nam.
Chuyến thăm chính thức của Tổng Bí thư Tô Lâm tới Malaysia ngày 21/11 có ý nghĩa quan trọng khi hai nước nâng cấp quan hệ lên Đối tác Chiến lược toàn diện. Hai bên nhất trí tăng cường hợp tác trên các lĩnh vực, trong đó có lĩnh vực an ninh, quốc phòng, hợp tác biển và một số lĩnh vực hợp tác về điện, kinh tế số…
“Việc nâng cấp quan hệ lên mức cao nhất với Malaysia cho thấy, Việt Nam chú trọng tới hợp tác với các khu vực khác như châu Âu, Mỹ Latin mà không quên khu vực Đông Nam Á có ý nghĩa chiến lược”, - Nhà báo quốc tế Trần Đức Hoàng bình luận với Sputnik.
Không thể không nói tới chuyến thăm chính thức Cộng hòa Liên bang Brazil và tham dự
Hội nghị thượng đỉnh G20 tại Rio de Janeiro, Brazil từ ngày 16 đến ngày 19/11 của Thủ tướng Chính phủ Việt Nam Phạm Minh Chính và Đoàn đại biểu cấp cao Việt Nam.
“Việc nâng cấp quan hệ Việt Nam – Brazil lên mức đối tác chiến lược cũng là bước đột phá quan trọng để Việt Nam tiếp tục thiết lập các mối quan hệ sâu sắc hơn, rộng rãi hơn, bền vững hơn với khu vực Mỹ Latinh đầy tiềm năng. Mở được “cánh cửa” Brazil sẽ giúp Việt Nam có nhiều cơ hội thâm nhập sâu rộng hơn vào thị trường Mỹ Latinh đầy tiềm năng. Mặt khác, việc nâng tầm quan hệ đối tác chiến lược với Brazil cũng là một bước đi quan trọng, tạo chuyển biến để tăng cường quan hệ giữa Việt Nam với các quốc gia sáng lập nhóm BRICS trong khi vẫn duy trì quan hệ với các quốc gia G7”, - Chuyên gia quan hệ quốc tế Nguyễn Minh Hoàng phát biểu với Sputnik.
“Việt Nam đã đưa ra các sáng kiến phù hợp tại Tại Tuần lễ cấp cao G20 2024, Việt Nam đã đưa ra các sáng kiến phù hợp, mục đích của Việt Nam là định vị mình trong trật tự kinh tế thế giới mới”, - Nhà báo quốc tế Trần Đức Hoàng bình luận với Sputnik.
Một điểm sáng nữa trong mở rộng quan hệ với các nước là thành công của chuyến công du của
Thủ tướng Việt Nam tới 3 quốc gia hàng đầu Trung Đông là Các Tiểu vương quốc Ả Rập Thống nhất (UAE), Qatar và Vương quốc Ả Rập Xê Út cùng với việc tham gia Hội nghị Sáng kiến Đầu tư Tương lai lần thứ 8 từ ngày 27/10 tới 1/11/2024. Chuyến công tác này được kỳ vọng sẽ tạo động lực mới cho hợp tác nhiều mặt giữa Việt Nam và ba quốc gia vùng Vịnh, thể hiện việc Việt Nam ngày càng tích cực hơn trong việc đa dạng hóa thị trường, đa dạng hóa đối tác, đa dạng hóa chuỗi cung ứng, hướng tới việc thu hút tối đa các nguồn lực để phát triển nền kinh tế của đất nước, được đánh giá là sự khởi đầu cho một giai đoạn mới trong việc phát triển quan hệ với các quốc gia Ả Rập này.
Đối với một số quốc gia có chế độ chính trị khác với Việt Nam nhưng Việt Nam vẫn mở rộng và làm sâu sắc thêm quan hệ ngoại giao thông qua kênh Đảng, phát huy hiệu quả của kênh ngoại giao Nhà nước và đẩy mạnh ngoại giao nhân dân, trong đó có Liên bang Nga, một số quốc gia Tây Nam Á, Châu Âu và Châu Mỹ Latinh.
Các chuyến thăm Việt Nam nổi bật và đáng chú ý
Nổi bật nhất là
chuyến thăm nhà nước của Tổng thống Liên bang Nga Vladimir Putin ngày 19/6/2024. Theo kết quả đàm phán, Nga và Việt Nam nhất trí làm sâu sắc hơn nữa quan hệ đối tác chiến lược toàn diện, tăng cường tương tác, bao gồm tạo ra các hình thức và cơ chế hợp tác mới. Điều quan trọng bậc nhất thứ nhất là hai bên đã thỏa thuận tăng cường quan hệ đối tác chiến lược toàn diện; đồng thời đều nhất trí không “gia nhập liên minh hay hiệp ước với bên thứ ba để gây tổn hại cho độc lập, chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ của nhau”. Theo đánh giá của một số chuyên gia Việt Nam học, chỉ riêng điều này đã thể hiện quan hệ hợp tác chiến lược toàn diện Nga-Việt đã được nâng lên một tầm cao mới và sẽ mang tính chiến lược lâu dài. Điều quan trọng bậc nhất thứ hai mà hai bên đã đạt được là hai bên hướng tới hình thành và xây dựng nền công nghiệp năng lượng hạt nhân của Việt Nam. Những nỗ lực phát triển các tổ hợp điện khí (LGN) ở Ninh Thuận cũng như các tổ hợp điện gió ở Bình Thuận sẽ là những cơ sở quan trọng vừa để đảm bảo an ninh năng lượng lâu dài cho Việt Nam, vừa bảo đảm thực hiện mục tiêu phát thải khí nhà kính bằng “0” của Việt Nam vào năm 2050 như cam kết của Việt Nam về phát triển năng lượng xanh, sạch.
Chuyến thăm Việt Nam nổi bật thứ hai là chuyến thăm Việt Nam ba ngày rất thành công của Thủ tướng Quốc vụ viện Trung Quốc Lý Cường 12-14/10. Việt Nam và Trung Quốc đạt thỏa thuận đầu tiên trong chương trình số hóa các hoạt động thanh toán song phương qua biên giới. Hai Thủ tướng Việt Nam và Trung Quốc tuyên bố khu du lịch cảnh quan thác Bản Giốc - Đức Thiên sẽ được vận hành chính thức từ ngày 15/10/2024 - “Hiệu lệnh” khởi đầu cho việc triển khai thực hiện các thỏa thuận hợp tác giữa hai bên một cách thực chất và đầy đủ. Các thỏa thuận được ký kết không chỉ giúp xây dựng chuỗi cung ứng nông sản bền vững giữa Việt Nam với Trung Quốc, xây dựng khu hợp tác kinh tế qua biên giới mà còn hỗ trợ đắc lực cho các hoạt động của lực lượng hải quan hai bên và là thỏa thuận đầu tiên trong chương trình số hóa các hoạt động thanh toán song phương qua biên giới ở tầm mức vi mô.
Tham gia các diễn đàn đa phương, thể hiện tính trách nhiệm
Trong năm 2024, Việt Nam đã tham gia các diễn đàn đa phương như Đại hội đồng Liên hợp quốc, Diễn đàn Davos mùa Hè, Hội nghị cấp cao APEC và Hội nghị cấp cao BRICS. Tại các diễn đàn này, các nhà lãnh đạo Việt Nam đã mạnh dạn đề xuất các giải pháp mang tính xây dựng về quản trị toàn cầu, được cộng đồng quốc tế khen ngợi và đánh giá cao.
Nổi bật nhất trong hoạt động tại các diễn đàn quốc tế chính là việc Việt Nam tham gia BRICS+ tại Kazan và tuyên bố của Thủ tướng Việt Nam về việc Việt Nam sẵn sàng hợp tác cùng BRICS.
Ngày 23-24/10/2024, Thủ tướng Việt Nam Phạm Minh Chính đã có chuyến công tác tới Kazan, Liên bang Nga dự Hội nghị thượng đỉnh BRICS mở rộng. Đây là lần đầu tiên người đứng đầu Chính phủ Việt Nam dự Hội nghị BRICS, đây cũng là chuyến công tác đầu tiên của ông tới Liên bang Nga trên cương vị mới. Thủ tướng Việt Nam đã có bài phát biểu tại BRICS+. Nói về "kỷ nguyên mới - kỷ nguyên kết nối và hội nhập sâu rộng, kỷ nguyên công nghệ thông minh và đổi mới sáng tạo", ông Phạm Minh Chính đã nhấn mạnh tầm nhìn "cách tiếp cận toàn cầu, toàn dân, toàn diện và đề cao chủ nghĩa đa phương, đoàn kết quốc tế, xây dựng một trật tự thế giới dựa trên luật lệ, chia sẻ chung trách nhiệm để giải quyết thách thức chung chưa từng có". Nhằm mục đích cùng nhau kiến tạo một thế giới tốt đẹp hơn, hợp tác vì hòa bình và thịnh vượng, Thủ tướng Việt Nam đã đề xuất năm kết nối chiến lược.
“Đề xuất 5 kết nối chiến lược của ông Phạm Minh Chính là thông điệp quan trọng, thể hiện tư duy mang tính chiến lược của Việt Nam trong việc giải quyết những vấn đề mang tính toàn cầu. Nó hoàn toàn phù hợp với chủ đề của BRICS+ là “BRICS và Nam bán cầu: Cùng xây dựng một thế giới tốt đẹp hơn”. Chính Tổng thống Vladimir Putin cũng đã đánh giá cao đề xuất của Việt Nam, đặc biệt về hợp tác nhân văn, giữ gìn những giá trị truyền thống, xây dựng không gian văn hóa “thông nhất trong đa dạng”, - PGS-TS Hoàng Giang đưa ra đánh giá, trả lời phỏng vấn cho Sputnik.
Những lĩnh vực đối ngoại khác
Ngoại giao nhân dân cũng được triển khai tích cực và có hiệu quả, góp phần thúc đẩy quan hệ giao lưu nhân dân giữa Việt Nam và nhân dân các nước. Việt Nam tiếp tục làm sâu sắc hơn các mối quan hệ về văn hóa, xã hội với Liên bang Nga, Trung Quốc, một số quốc gia bạn bè truyền thống và các đối tác mới có sự khác biệt về văn hóa, tôn giáo…
Về đối ngoại kinh tế, Việt Nam phát huy thế mạnh cả về thương mại, đầu tư, tài nguyên, sức lao động… Quan hệ kinh tế với các thị trường lớn như Mỹ, Trung Quốc, EU, Ấn Độ được tăng cường; đồng thời Việt Nam tích cực mở hướng khai thác các thị trường mới, thị trường đặc biệt như Châu Mỹ Latinh và khối Hồi giáo Arab. Việt Nam đã dần trở thành một mắt xích quan trọng trong chuỗi cung ứng logistic toàn cầu.
Về đối ngoại khoa học và công nghệ, Việt Nam cũng thu được nhiều thành tựu với các đề tài tham gia các diễn đàn khoa học cũng như thu hút đầu tư về khoa học và công nghệ như tiếp tục đẩy mạnh hoạt động của Viện Nhiệt đới Việt - Nga. Thu hút đầu tư về khoa học và công nghệ của các đối tác lớn như Mỹ, Hàn Quốc, Nhật Bản, v.v…
“Về đối ngoại quốc phòng và an ninh, Việt Nam thắt chặt hơn nữa quan hệ đối ngoại quốc phòng với Liên bang Nga, Trung Quốc cùng các quốc gia có quan hệ đặc biệt như Lào, Cuba, Campuchia. Việt Nam cũng liên tục gửi lực lượng quân y và công binh tham gia lực lượng gìn giữ hòa bình ở Châu Phi và biệt phái các sĩ quan đến làm việc ở Liên Hợp Quốc và một số trung tâm gìn giữ hòa bình của Liên Hợp Quốc. Sự kiện Việt Nam tổ chức Triển lãm quân sự quốc tế lần thứ hai – 2024 với quy mô gấp đôi cuộc triển lãm năm 2022 cho thấy tầm ảnh hưởng rất lớn của Việt Nam trong quan hệ đối ngoại quốc phòng”, - Nhà phân tích chính trị và quân sự quốc tế Nguyễn Minh Tâm nói với Sputnik.
Nói tóm lại, các thành tựu trên lĩnh vực ngoại giao của Việt Nam trong năm 2024 đã tiếp tục tạo dựng hình ảnh của một Việt Nam hội nhập sâu rộng với thế giới theo phương châm đa phương hóa, đa dạng hóa quan hệ đối ngoại, là thành viên tích cực và có trách nhiệm của cộng đồng quốc tế.
“Những thành tựu đó càng làm sáng tỏ bản lĩnh của nền ngoại giao cây tre đặc trưng của Việt Nam. Trong đó có nguyên tắc giữ vững độc lập, tự chủ; linh hoạt và chủ động xử lý các tình huống; biến nguy cơ thành cơ hội để khai thác; thêm bạn, bớt thù; tranh thủ những yếu tố tích cực, hạn chế tối đa những yếu tố bất lợi; thiết lập các mối quan hệ phân minh, sòng phẳng, lợi ích hài hòa, rủi ro chia sẻ với tất cả các đối tác. Đó là những bài học rất lớn”, - Nhà phân tích chính trị và quân sự quốc tế Nguyễn Minh Tâm nhấn mạnh.