https://kevesko.vn/20250325/nghi-dinh-1042012nd-cp-da-tro-thanh-mot-cai-ao-qua-chat-choi-35199272.html
Nghị định 104/2012/NĐ-CP đã trở thành một “cái áo quá chật chội”
Nghị định 104/2012/NĐ-CP đã trở thành một “cái áo quá chật chội”
Sputnik Việt Nam
Trong sự phát triển rất nhanh chóng của Việt Nam và thế giới về mọi mặt thì Nghị định 104/2012/NĐ-CP đã trở thành một “cái áo quá chật chội” gây khó khăn cho... 25.03.2025, Sputnik Việt Nam
2025-03-25T15:17+0700
2025-03-25T15:17+0700
2025-03-25T15:17+0700
tác giả
quan điểm-ý kiến
việt nam
hải quân
hải quân việt nam
chính phủ
bộ quốc phòng việt nam
tàu quân sự
quân sự
quốc phòng
https://cdn.img.kevesko.vn/img/07e9/03/19/35200338_0:0:917:517_1920x0_80_0_0_df292d460a8ee7d710c47d30fdb4991d.jpg
Bộ Quốc phòng Việt Nam đang dự thảo nghị định quy định đối với tàu quân sự nước ngoài đến Việt Nam và tàu quân sự Việt Nam đi nước ngoài, thay thế nghị định số 104 của Chính phủ ban hành ngày 5-12-2012.Giới phân tích và bình luận đang bàn luận sôi nổi về đề tài khá nhạy cảm này. Phóng viên Sputnik đã có cuộc phỏng vấn Nhà nghiên cứu Nguyễn Hồng Long, chuyên gia về các vấn đề đối nội của Việt Nam về đề tài đang nóng này. Sputnik xin giới thiệu với các bạn đọc.Sputnik: Kính chào ông Nguyễn Hồng Long! Xin ông cho biết về những quy định hiện hành của Việt Nam về tàu hạt nhân nước ngoài đến Việt Nam.Nhà nghiên cứu Nguyễn Hồng Long, chuyên gia về các vấn đề đối nội của Việt Nam:Theo Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật của Việt Namhiện hành thì chỉ có Chính phủ mới có quyền ban hành nghị định và có thẩm quyền sửa đổi nghị định hoặc tạm dừng hiệu lực của nghị định do Chính phủ ban hành. Trong những trường hợp đặc biệt, khi xét thấy cần thiết, Quốc hội hoặc Chủ tịch nước có quyền bãi bỏ một phần hay toàn bộ một nghị định nào đó.Còn trong quá trình hình thành một nghị định, Chính phủ có thể giao cho các bộ, ngành có liên quan nghiên cứu và biên soạn dự thảo một hoặc nhiều nghị định. Tuy nhiên, trước khi được trình Chính phủ để thông qua, bắt buộc phải có sự thẩm định của Bộ Tư pháp về dự thảo văn bản nghị định đó.Vì vậy, bản dự thảo Nghị định để sửa đổi hoặc thay thế Nghị định 104/2012/NĐ-CP ngày 5/12/2012 về “Quy định đối với tàu quân sự nước ngoài đến nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam” là nằm trong quy trình, quy phạm đó. Ở đây có hai điều cần làm rõ.Thứ nhất, Nghị định 104 không chỉ có quy định riêng với tàu quân sự chạy bằng năng lượng hạt nhân mà là quy định chung cho tất cả các loại tàu quân sự, kể cả tàu ngầm và các loại tàu mặt nước như tàu sân bay, tàu khu trực, tàu tuần dương, tàu hộ vệ, tàu đổ bộ, tàu vận tải quân sự, tàu hậu cần… Nói tóm lại là tất cả các loại tàu có yếu tố quân sự. Tuy nhiên, thiếu sót của Nghị định 104 là chưa quy định rõ ràng về chủng loại tàu, trong đó có tàu sân bay và tàu chạy bằng năng lượng hạt nhân là hai trường hợp đặc biệt. Vì tàu sân bay thường đi theo cụm tác chiến, ít nhất là 3 chiếc gồm tàu sân bay, tàu hộ vệ (khu trục hạm hoặc tuần dương hạm…) và tàu hậu cần. Còn tàu chạy bằng năng lượng hạt nhân (kể cả tàu ngầm và tàu mặt nước) là trường hợp mà Nghị định 104 cũng chưa quy định rõ ràng. Vì vậy, cần bổ sung, sửa đối.Thứ hai là trong Nghị định 104 đã phân loại các mục đích đến Việt Nam của các loại tàu quân sự nước ngoài. Bao gồm, thăm chính thức có chở theo nguyên thủ quốc gia; thăm xã giao và giao lưu hữu nghị; thăm và tiến hành các hoạt động phối hợp huấn luyện, diễn tập, cung cấp vật liệu kỹ thuật, trang thiết bị quân sự; đến để sửa chữa, bảo dưỡng, tiếp nhiên liệu, lương thực, thực phẩm dự trữ; đến Việt Nam để thực hiện các hoạt động nhân đạo; tìm kiếm, cứu hộ, cứu nạn; đo đạc, khảo sát và nghiên cứu biển; tìm kiếm hài cốt, tuần tra chung, chống cướp biển và một số hoạt động chuyên ngành khác theo thỏa thuận giữa Việt Nam với quốc gia có tàu.v.v…Một số quy định cần được sửa đổi, bổ sung, chi tiết hóaSputnik: Như vậy, có thể thấy Nghị định 104 tuy có phạm vi bao quát rất lớn, bao trùm tất cả các phương tiện tàu, thuyền của hải quân nước ngoài cũng như nhiều mục đích khi đến Việt Nam, nhưng có thiếu sót là ở quy định về chi tiết về tàu quân sự theo chủng loại? Và Nghị định này cần thiết có sửa đổi?Nhà nghiên cứu Nguyễn Hồng Long, chuyên gia về các vấn đề đối nội của Việt Nam:Đúng vậy, trước hết là tàu quân sự theo chủng loại động cơ chạy bằng động cơ năng lượng hạt nhân, hay động cơ khí đốt, hay động cơ xăng dầu, hay động cơ hơi nước dùng than hoặc các loại nhiên liệu thông thường khác. Vì vậy, các quy định từ khoản 1 đến khoản 8 tại Điều 3 của Nghị định 104 cần được sửa đổi, bổ sung, chi tiết hóa cho rõ ràng.Riêng khoản 9, điều 3 của Nghị định 104 không có quy định riêng cho vũ khí hạng nặng mà tàu quân sự nước ngoài đem theo khi đến Việt Nam. Trong khi đó thì quy định tại điểm b, khoản 9, điều 3 của Nghị định này chỉ quy định về các tên lửa hạng nhẹ, cầm tay như tên lửa chống tăng cá nhân, tên lửa phòng không vác vai…; còn các loại vũ khí lớn như hải pháo, tên lửa đối hải, tên lửa đối không, tên lửa đối đất.v.v… hiện đang được trang bị khá phổ biến cho các tàu quân sự trên thế giới lại không được đưa vào danh mục. Những quy định này gây nhiều bất cập trong việc cấp phép cập cảng Việt Nam cũng như việc tuân thủ pháp luật; do đó, cần phải sửa đổi, bổ sung.Riêng về tên lửa hạt nhân chiến lược thuộc loại vũ khí giết người hàng loạt hiện đang bị cấm tại khoản 3, điều 5 của Nghị định 104 thì còn tùy theo phản ứng của các nước mà Việt Nam có quan hệ đối tác, đặc biệt là các quốc gia láng giềng để xử lý cho phù hợp hoặc đưa vào quy định “trường hợp đặc biệt”. Vì vậy, cần bổ sung quy định về thẩm quyền cấp phép cho các tàu quân sự như tàu chạy bằng năng lượng hạt nhân, tàu sân bay và các loại tàu thuộc “trường hợp đặc biệt” khác thuộc về Thủ tướng Chính phủ là hợp lý.Sputnik: Một vấn đề khác được báo chí nêu lên khá nhiều là số lần một tàu quân sự nước ngoài cập cảng Việt Nam trong 1 năm và số lượng tàu quân sự cập cảng Việt Nam cùng thời điểm. Ông đánh giá như thế nào về quy định này hiện nay?Nhà nghiên cứu Nguyễn Hồng Long, chuyên gia về các vấn đề đối nội của Việt Nam:Trong điều kiện hợp tác và giao lưu quốc phòng giữa Việt Nam và các đối tác đang diễn ra sôi nổi và ngày càng phát triển như hiện nay thì quy định số lần cập cảng Việt Nam của 1 tàu quân sự là 1 lần/1năm không còn phù hợp. Hơn nữa, các tàu quân sự nước ngoài đến Việt Nam không chỉ có mục đích thăm và giao lưu quốc phòng mà còn có nhiều nhu cầu khác như bảo trì, bảo dưỡng, sửa chữa, tiếp tế nhiên liệu, lương thưc, thực phẩm.v.v… Điều này thì hệ thống cảng biển Việt Nam (gồm cả quân sự và dân sự) đều đáp ứng được nhu cầu của đối tác, đồng thời là nguồn thu ngoại tệ không nhỏ. Do đó, cần quy định tăng số lần cập cảng Việt Nam của 1 tàu quân sự nước ngoài lên 3 lần/năm là hợp lý.Thời hạn cấp phép và thẩm quyền cấp phép cũng cần có sự xem xét, sửa đổi cho phù hợpSputnik: Ông có quan điểm như thế nào về thời hạn cấp phép và thẩm quyền cấp phép?Nhà nghiên cứu Nguyễn Hồng Long, chuyên gia về các vấn đề đối nội của Việt Nam:Vấn đề thời hạn cấp phép và thẩm quyền cấp phép cũng cần có sự xem xét, sửa đổi cho phù hợp. Theo Nghị định 104 năm 2012, thẩm quyền cấp phép cho các tàu quân sự nước ngoài cập cảng của Việt Nam thuộc về Bộ Ngoại giao. Trước khi cấp phép. Bộ Ngoại giao phải lấy ý kiến của Bộ Quốc phòng, Bộ Công an, các bộ, ngành, địa phương liên quan. Trường hợp ý kiến của các bộ, ngành, ủy ban nhân dân cấp tỉnh chưa thống nhất, Bộ Ngoại giao phải báo cáo để Thủ tướng quyết định cuối cùng. Thủ tục này tương đối rườm rà và có tính hình thức nhiều hơn là quản lý và kiểm soát một cách thiết thực. Vì vậy, cần có sự nghiên cứu, sửa đổi, bổ sung cho phù hợp.Một vấn đề tiếp theo là thời hạn của visa cấp cho thủy thủ đoàn của các tàu quân sự. Theo quy định của Nghị định 104 năm 2012 là 30 ngày. Điều này gây nhiều bất cập bởi có những nhiệm vụ như phối hợp tuần tra chung, diễn tập dài ngày, khảo sát khoa học hải dương, cứu hộ cứu nạn chống thảm họa, thiên tai.v.v… có thể kéo dài hơn thời hạn 30 ngày. Ngoài ra, các thành viên thủy thủ đoàn trên các tàu quân sự nước ngoài cũng có nhu cầu dành một phần thời gian để tham quan, du lịch tại Việt Nam, góp phần vào việc tăng số lượng du khách đến Việt Nam hàng năm. Vì vậy, việc nới rộng thời hạn visa cho các thành viên thủy thủ đoàn tàu quân sự nước ngoài lên 60 ngày cũng là điều nên làm.Cuối cùng, theo xu thế hướng tới hòa bình và ổn định trên thế giới, việc Việt Nam gia tăng của các hoạt động hợp tác quốc tế về quân sự, quốc phòng trên hướng biển, trong đó nổi lên việc các nước có tần suất đưa tàu quân sự, tàu thực thi pháp luật, tàu công vụ nhà nước đến thăm Việt Nam, như Trung Quốc, Nga, Ấn Độ, Nhật Bản, Hàn Quốc, Mỹ, Australia, các nước thuộc khối ASEAN và các nước Liên minh châu Âu là một thực tế cần phải xem xét, nhận biết và điều chỉnh. Mặt khác, trong bối cảnh số lượng tàu quân sự, tàu công vụ các nước hoạt động ở Biển Đông ngày càng tăng, nhu cầu vào các cảng Việt Nam ngày càng cao, các nước cũng đề xuất tổ chức ngày càng nhiều các hoạt động trên bờ, trên biển trong khuôn khổ các chuyến thăm của ác tàu quân sự mà Việt Nam lại đang xây dựng, phát triển để trở thành quốc gia mạnh về biển đến năm 2030, tầm nhìn 2045 thì việc sửa đổi hoặc thay thế Nghị định 104 bằng một nghị định mới là điều cần thiết.Hơn nữa, với xu thế phát triển lưỡng dụng, kết hợp quân sự và dân sự của nền công nghiệp quốc phòng nước ta, hệ thống các cảng quân sự và dân sự của nước ta đang trong quá trình mở rộng và hiện đại hóa hoàn toàn có thể đáp ứng được các nhiệm vụ kết hợp hoạt động đối ngoại quốc phòng với các hoạt động kinh tế, kỹ thuật và công nghệ; lấy giao lưu hợp tác quốc phòng là môi trường để học hỏi, tiếp thu công nghệ cao, công nghệ hiện đại. Đây cũng là điều rất cần thiết để góp phần đưa Việt Nam vào kỷ nguyên vươn mình của dân tộc.Nghị định 104/2012/NĐ-CP chưa hề có quy định nào về thẩm quyền đưa tàu quân sự Việt Nam ra nước ngoàiSputnik: Bộ trưởng Quốc phòng sẽ có quyền quyết định đưa tàu chiến Việt Nam ra nước ngoài. Ông đánh giá đề xuất này như thế nào?Nhà nghiên cứu Nguyễn Hồng Long, chuyên gia về các vấn đề đối nội của Việt Nam:Nghị định 104/2012/NĐ-CP chưa hề có quy định nào về thẩm quyền đưa tàu quân sự Việt Nam ra nước ngoài. Đối với các chuyến thăm và hoạt động hợp tác về hải quân và cảnh sát biển tại nước ngoài, quyền điều động tàu chiến Việt Nam tham gia các hoạt động đó thuộc thẩm quyền của Hội đồng quốc phòng-an ninh do Chủ tịch nước đứng đầu với tư cách là người thống lĩnh các lực lượng vũ trang Việt Nam theo quy định của Hiến pháp Việt Nam. Trên thực tế trong nhiều năm qua, thời gian qua Việt Nam đã cử nhiều lượt tàu quân sự Việt Nam đi nước ngoài để thực hiện nhiệm vụ, như: các chuyến thăm xã giao, tham dự các lễ kỷ niệm, tham gia huấn luyện chung theo lời mời của Bộ Quốc phòng các nước, nhưng chưa có văn bản quy phạm pháp luật riêng để điều chỉnh đối với hoạt động này.Việc thiếu các quy định về thẩm quyền phát tàu chiến Việt nam đi làm nhiệm vụ hợp tác quốc phòng phi vũ trang và hoạt động hòa bình ở nước ngoài đã gây nhiều khó khăn cho các hoạt động đối ngoại quốc phòng trong lĩnh vực hải quân. Vì vậy, giống như việc đưa lực lượng vũ trang Việt Nam tham gia lực lượng giữ gìn hòa bình của Liên Hợp Quốc, việc phái các tàu chiến Việt Nam đi nước ngoài để thực hiện các hoạt động giao lưu, hợp tác về quân sự - quốc phòng vì mục đích hòa bình cần có quy định cụ thể, rõ ràng. Bên cạnh đó, có một số hạng mục, chi tiết thuộc tính năng kỹ thuật của các tàu quân sự mà Hải quân Nhân dân Việt Nam đang sở hữu hiện chưa có công nghệ và cơ sở vật chất để bảo trì, bảo dưỡng và sửa chữa trong nước, phải đưa ra nước ngoài để xử lý. Đó là lý do mà Bộ Quốc phòng Việt Nam đưa vào điều 18, chương III của dự thảo Nghị định mới các quy định về việc tàu quân sự Việt Nam đi ra nước ngoài; tóm tắt như sau:Sẽ tạo những thuận lợi lớn cho không chỉ đối ngoại quân sựSputnik: Theo quan điểm của ông, mục đích của những quyết định mới đã đề cập ở trên là gì?Nhà nghiên cứu Nguyễn Hồng Long, chuyên gia về các vấn đề đối nội của Việt Nam:Việt Nam hiện đang phát triển nền quốc phòng theo hướng hiện đại hóa. Riêng Quân chủng Hải quân, bao gồm các nhóm tàu chiến mặt nước, tàu ngầm, tàu hậu cần, tàu cứu hộ.v.v… cũng như hệ thống quân cảng được đầu tư để tiến thẳng lên hiện đại. Mặt khác, sự phát triển của công nghiệp quốc phòng Việt Nam trong lĩnh vực vũ khí, khí tài hải quân đã đạt được nhiều kết quả rất tốt, từ tự chế tạo đến bảo dưỡng, bảo trì kỹ thuật với công nghệ ngày càng phát triển nhờ tự lực cánh sinh và học tập, tiếp thu từ bên ngoài. Trên cơ sở đó, các cơ sở vật chất của Quân đội Nhân dân Việt Nam nói chung cũng như của Hải quân nói riêng đều được thiết kế, bố trí và điều chỉnh theo hướng lưỡng dụng trong đó có hệ thống các cảng quân sự, vừa bảo đảm nhiệm vụ quân sự sẵn sàng chiến đấu, vừa phục vụ nhiệm vụ sản xuất, đóng góp thu nhập cho nền kinh tế, vừa phục vụ nhiệm vụ đối ngoại quốc phòng.Trong sự phát triển rất nhanh chóng đó của đất nước và thế giới về mọi mặt thì Nghị định 104/2012/NĐ-CP ban hành ngày 5/12/2012 đã trở thành một “cái áo quá chật chội” gây khó khăn cho các hoạt động hậu cần kỹ thuật của Hải quân, làm giảm hiệu quả quan hệ hợp tác quốc tế về quân sự, quốc phòng trên lĩnh vực hàng hải và tạo ra những bất cập không đáng có. Để khắc phục sự “chật chội” này, việc Chính phủ Việt Nam, với sự tham mưu của Bộ Quốc phòng, ban hành một Nghị định mới về tàu quan sự nước ngoài đến Việt Nam và tàu quân sự Việt Nam đi nước ngoài là một việc cần thiết và cấp bách. Điều này sẽ tạo những thuận lợi lớn cho không chỉ đối ngoại quân sự, giao lưu quốc phòng mà còn giúp giải quyết nhiều vấn đề về vũ khí, trang bị và công nghệ, về kết hợp kinh tế với quốc phòng, về nâng cao vị thế của Việt Nam trong khu vực và trên trường quốc tế.Sputnik: Xin cảm ơn ông vì những thông tin rất bổ ích.
https://kevesko.vn/20250323/de-nhat-quan-cang-cua-viet-nam--bqp-co-de-xuat-quan-trong-ve-cam-ranh-35160189.html
https://kevesko.vn/20250210/viet-nam-ky-bien-ban-doi-thoai-quoc-phong-voi-nhat-ban-34450797.html
https://kevesko.vn/20250323/vai-tro-moi-cua-viet-nam-trong-ngoai-giao-bien-35096527.html
https://kevesko.vn/20250324/nhung-bai-bay-phuc-tap-khang-dinh-suc-manh-va-ban-linh-phi-cong-viet-nam-35187249.html
Sputnik Việt Nam
moderator.vn@sputniknews.com
+74956456601
MIA „Rossiya Segodnya“
2025
Hoàng Hoa
https://cdn.img.kevesko.vn/img/592/84/5928448_0:0:959:959_100x100_80_0_0_34c9391189769b2e23a9a6c64a303c8f.jpg
Hoàng Hoa
https://cdn.img.kevesko.vn/img/592/84/5928448_0:0:959:959_100x100_80_0_0_34c9391189769b2e23a9a6c64a303c8f.jpg
tin thời sự
vn_VN
Sputnik Việt Nam
moderator.vn@sputniknews.com
+74956456601
MIA „Rossiya Segodnya“
https://cdn.img.kevesko.vn/img/07e9/03/19/35200338_126:0:917:593_1920x0_80_0_0_99b32af7ea897296742afd1880dbb84a.jpgSputnik Việt Nam
moderator.vn@sputniknews.com
+74956456601
MIA „Rossiya Segodnya“
Hoàng Hoa
https://cdn.img.kevesko.vn/img/592/84/5928448_0:0:959:959_100x100_80_0_0_34c9391189769b2e23a9a6c64a303c8f.jpg
tác giả, quan điểm-ý kiến, việt nam, hải quân, hải quân việt nam, chính phủ, bộ quốc phòng việt nam, tàu quân sự, quân sự, quốc phòng, quy định, bộ ngoại giao việt nam, liên hợp quốc
tác giả, quan điểm-ý kiến, việt nam, hải quân, hải quân việt nam, chính phủ, bộ quốc phòng việt nam, tàu quân sự, quân sự, quốc phòng, quy định, bộ ngoại giao việt nam, liên hợp quốc
Bộ Quốc phòng Việt Nam đang dự thảo nghị định quy định đối với tàu quân sự nước ngoài đến Việt Nam và tàu quân sự Việt Nam đi nước ngoài, thay thế nghị định số 104 của Chính phủ ban hành ngày 5-12-2012.
Giới phân tích và bình luận đang bàn luận sôi nổi về đề tài khá nhạy cảm này. Phóng viên Sputnik đã có cuộc phỏng vấn Nhà nghiên cứu Nguyễn Hồng Long, chuyên gia về các vấn đề đối nội của Việt Nam về đề tài đang nóng này. Sputnik xin giới thiệu với các bạn đọc.
Sputnik: Kính chào ông Nguyễn Hồng Long! Xin ông cho biết về những quy định hiện hành của Việt Nam về tàu hạt nhân nước ngoài đến Việt Nam.
Nhà nghiên cứu Nguyễn Hồng Long, chuyên gia về các vấn đề đối nội của Việt Nam:
Theo Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật của Việt Namhiện hành thì chỉ có Chính phủ mới có quyền ban hành nghị định và có thẩm quyền sửa đổi nghị định hoặc tạm dừng hiệu lực của nghị định do
Chính phủ ban hành. Trong những trường hợp đặc biệt, khi xét thấy cần thiết, Quốc hội hoặc Chủ tịch nước có quyền bãi bỏ một phần hay toàn bộ một nghị định nào đó.
Còn trong quá trình hình thành một nghị định, Chính phủ có thể giao cho các bộ, ngành có liên quan nghiên cứu và biên soạn dự thảo một hoặc nhiều nghị định. Tuy nhiên, trước khi được trình Chính phủ để thông qua, bắt buộc phải có sự thẩm định của Bộ Tư pháp về dự thảo văn bản nghị định đó.
Vì vậy, bản dự thảo Nghị định để sửa đổi hoặc thay thế Nghị định 104/2012/NĐ-CP ngày 5/12/2012 về “Quy định đối với tàu quân sự nước ngoài đến nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam” là nằm trong quy trình, quy phạm đó. Ở đây có hai điều cần làm rõ.
Thứ nhất, Nghị định 104 không chỉ có quy định riêng với tàu quân sự chạy bằng năng lượng hạt nhân mà là quy định chung cho tất cả các loại tàu quân sự, kể cả tàu ngầm và các loại tàu mặt nước như tàu sân bay, tàu khu trực, tàu tuần dương, tàu hộ vệ, tàu đổ bộ, tàu vận tải quân sự, tàu hậu cần… Nói tóm lại là tất cả các loại tàu có yếu tố quân sự. Tuy nhiên, thiếu sót của Nghị định 104 là chưa quy định rõ ràng về chủng loại tàu, trong đó có tàu sân bay và tàu chạy bằng năng lượng hạt nhân là hai trường hợp đặc biệt. Vì tàu sân bay thường đi theo cụm tác chiến, ít nhất là 3 chiếc gồm tàu sân bay, tàu hộ vệ (khu trục hạm hoặc tuần dương hạm…) và tàu hậu cần. Còn tàu chạy bằng năng lượng hạt nhân (kể cả tàu ngầm và tàu mặt nước) là trường hợp mà Nghị định 104 cũng chưa quy định rõ ràng. Vì vậy, cần bổ sung, sửa đối.
Thứ hai là trong Nghị định 104 đã phân loại các mục đích đến Việt Nam của các loại
tàu quân sự nước ngoài. Bao gồm, thăm chính thức có chở theo nguyên thủ quốc gia; thăm xã giao và giao lưu hữu nghị; thăm và tiến hành các hoạt động phối hợp huấn luyện, diễn tập, cung cấp vật liệu kỹ thuật, trang thiết bị quân sự; đến để sửa chữa, bảo dưỡng, tiếp nhiên liệu, lương thực, thực phẩm dự trữ; đến Việt Nam để thực hiện các hoạt động nhân đạo; tìm kiếm, cứu hộ, cứu nạn; đo đạc, khảo sát và nghiên cứu biển; tìm kiếm hài cốt, tuần tra chung, chống cướp biển và một số hoạt động chuyên ngành khác theo thỏa thuận giữa Việt Nam với quốc gia có tàu.v.v…
Một số quy định cần được sửa đổi, bổ sung, chi tiết hóa
Sputnik: Như vậy, có thể thấy Nghị định 104 tuy có phạm vi bao quát rất lớn, bao trùm tất cả các phương tiện tàu, thuyền của hải quân nước ngoài cũng như nhiều mục đích khi đến Việt Nam, nhưng có thiếu sót là ở quy định về chi tiết về tàu quân sự theo chủng loại? Và Nghị định này cần thiết có sửa đổi?
Nhà nghiên cứu Nguyễn Hồng Long, chuyên gia về các vấn đề đối nội của Việt Nam:
Đúng vậy, trước hết là tàu quân sự theo chủng loại động cơ chạy bằng động cơ năng lượng hạt nhân, hay động cơ khí đốt, hay động cơ xăng dầu, hay động cơ hơi nước dùng than hoặc các loại nhiên liệu thông thường khác. Vì vậy, các quy định từ khoản 1 đến khoản 8 tại Điều 3 của Nghị định 104 cần được sửa đổi, bổ sung, chi tiết hóa cho rõ ràng.
Riêng khoản 9, điều 3 của Nghị định 104 không có quy định riêng cho vũ khí hạng nặng mà tàu quân sự nước ngoài đem theo khi đến Việt Nam. Trong khi đó thì quy định tại điểm b, khoản 9, điều 3 của Nghị định này chỉ quy định về các tên lửa hạng nhẹ, cầm tay như tên lửa chống tăng cá nhân, tên lửa phòng không vác vai…; còn các loại vũ khí lớn như hải pháo, tên lửa đối hải, tên lửa đối không, tên lửa đối đất.v.v… hiện đang được trang bị khá phổ biến cho các tàu quân sự trên thế giới lại không được đưa vào danh mục. Những quy định này gây nhiều bất cập trong việc cấp phép cập cảng Việt Nam cũng như việc tuân thủ pháp luật; do đó, cần phải sửa đổi, bổ sung.
Riêng về tên lửa hạt nhân chiến lược thuộc loại vũ khí giết người hàng loạt hiện đang bị cấm tại khoản 3, điều 5 của Nghị định 104 thì còn tùy theo phản ứng của các nước mà Việt Nam có quan hệ đối tác, đặc biệt là các quốc gia láng giềng để xử lý cho phù hợp hoặc đưa vào quy định “trường hợp đặc biệt”. Vì vậy, cần bổ sung quy định về thẩm quyền cấp phép cho các tàu quân sự như tàu chạy bằng năng lượng hạt nhân, tàu sân bay và các loại tàu thuộc “trường hợp đặc biệt” khác thuộc về Thủ tướng Chính phủ là hợp lý.
Sputnik: Một vấn đề khác được báo chí nêu lên khá nhiều là số lần một tàu quân sự nước ngoài cập cảng Việt Nam trong 1 năm và số lượng tàu quân sự cập cảng Việt Nam cùng thời điểm. Ông đánh giá như thế nào về quy định này hiện nay?
Nhà nghiên cứu Nguyễn Hồng Long, chuyên gia về các vấn đề đối nội của Việt Nam:
Trong điều kiện hợp tác và giao lưu quốc phòng giữa Việt Nam và các đối tác đang diễn ra sôi nổi và ngày càng phát triển như hiện nay thì quy định số lần cập cảng Việt Nam của 1 tàu quân sự là 1 lần/1năm không còn phù hợp. Hơn nữa, các tàu quân sự nước ngoài đến Việt Nam không chỉ có mục đích thăm và giao lưu quốc phòng mà còn có nhiều nhu cầu khác như bảo trì, bảo dưỡng, sửa chữa, tiếp tế nhiên liệu, lương thưc, thực phẩm.v.v… Điều này thì hệ thống cảng biển Việt Nam (gồm cả quân sự và dân sự) đều đáp ứng được nhu cầu của đối tác, đồng thời là nguồn thu ngoại tệ không nhỏ. Do đó, cần quy định tăng số lần cập cảng Việt Nam của 1 tàu quân sự nước ngoài lên 3 lần/năm là hợp lý.
Thời hạn cấp phép và thẩm quyền cấp phép cũng cần có sự xem xét, sửa đổi cho phù hợp
Sputnik: Ông có quan điểm như thế nào về thời hạn cấp phép và thẩm quyền cấp phép?
Nhà nghiên cứu Nguyễn Hồng Long, chuyên gia về các vấn đề đối nội của Việt Nam:
Vấn đề thời hạn cấp phép và thẩm quyền cấp phép cũng cần có sự xem xét, sửa đổi cho phù hợp. Theo Nghị định 104 năm 2012, thẩm quyền cấp phép cho các tàu quân sự nước ngoài cập cảng của Việt Nam thuộc về Bộ Ngoại giao. Trước khi cấp phép. Bộ Ngoại giao phải lấy ý kiến của Bộ Quốc phòng, Bộ Công an, các bộ, ngành, địa phương liên quan. Trường hợp ý kiến của các bộ, ngành, ủy ban nhân dân cấp tỉnh chưa thống nhất, Bộ Ngoại giao phải báo cáo để Thủ tướng quyết định cuối cùng. Thủ tục này tương đối rườm rà và có tính hình thức nhiều hơn là quản lý và kiểm soát một cách thiết thực. Vì vậy, cần có sự nghiên cứu, sửa đổi, bổ sung cho phù hợp.
Một vấn đề tiếp theo là thời hạn của visa cấp cho thủy thủ đoàn của các tàu quân sự. Theo quy định của Nghị định 104 năm 2012 là 30 ngày. Điều này gây nhiều bất cập bởi có những nhiệm vụ như phối hợp tuần tra chung, diễn tập dài ngày, khảo sát khoa học hải dương, cứu hộ cứu nạn chống thảm họa, thiên tai.v.v… có thể kéo dài hơn thời hạn 30 ngày. Ngoài ra, các thành viên thủy thủ đoàn trên các tàu quân sự nước ngoài cũng có nhu cầu dành một phần thời gian để tham quan, du lịch tại Việt Nam, góp phần vào việc tăng số lượng du khách đến Việt Nam hàng năm. Vì vậy, việc nới rộng thời hạn visa cho các thành viên thủy thủ đoàn tàu quân sự nước ngoài lên 60 ngày cũng là điều nên làm.
Cuối cùng, theo xu thế hướng tới hòa bình và ổn định trên thế giới, việc
Việt Nam gia tăng của các hoạt động hợp tác quốc tế về quân sự, quốc phòng trên hướng biển, trong đó nổi lên việc các nước có tần suất đưa tàu quân sự, tàu thực thi pháp luật, tàu công vụ nhà nước đến thăm Việt Nam, như Trung Quốc, Nga, Ấn Độ, Nhật Bản, Hàn Quốc, Mỹ, Australia, các nước thuộc khối ASEAN và các nước Liên minh châu Âu là một thực tế cần phải xem xét, nhận biết và điều chỉnh. Mặt khác, trong bối cảnh số lượng tàu quân sự, tàu công vụ các nước hoạt động ở Biển Đông ngày càng tăng, nhu cầu vào các cảng Việt Nam ngày càng cao, các nước cũng đề xuất tổ chức ngày càng nhiều các hoạt động trên bờ, trên biển trong khuôn khổ các chuyến thăm của ác tàu quân sự mà Việt Nam lại đang xây dựng, phát triển để trở thành quốc gia mạnh về biển đến năm 2030, tầm nhìn 2045 thì việc sửa đổi hoặc thay thế Nghị định 104 bằng một nghị định mới là điều cần thiết.
Hơn nữa, với xu thế phát triển lưỡng dụng, kết hợp quân sự và dân sự của nền công nghiệp quốc phòng nước ta, hệ thống các cảng quân sự và dân sự của nước ta đang trong quá trình mở rộng và hiện đại hóa hoàn toàn có thể đáp ứng được các nhiệm vụ kết hợp hoạt động đối ngoại quốc phòng với các hoạt động kinh tế, kỹ thuật và công nghệ; lấy giao lưu hợp tác quốc phòng là môi trường để học hỏi, tiếp thu công nghệ cao, công nghệ hiện đại. Đây cũng là điều rất cần thiết để góp phần đưa Việt Nam vào kỷ nguyên vươn mình của dân tộc.
Nghị định 104/2012/NĐ-CP chưa hề có quy định nào về thẩm quyền đưa tàu quân sự Việt Nam ra nước ngoài
Sputnik: Bộ trưởng Quốc phòng sẽ có quyền quyết định đưa tàu chiến Việt Nam ra nước ngoài. Ông đánh giá đề xuất này như thế nào?
Nhà nghiên cứu Nguyễn Hồng Long, chuyên gia về các vấn đề đối nội của Việt Nam:
Nghị định 104/2012/NĐ-CP chưa hề có quy định nào về thẩm quyền đưa tàu quân sự Việt Nam ra nước ngoài. Đối với các chuyến thăm và hoạt động hợp tác về hải quân và cảnh sát biển tại nước ngoài, quyền điều động tàu chiến Việt Nam tham gia các hoạt động đó thuộc thẩm quyền của Hội đồng quốc phòng-an ninh do Chủ tịch nước đứng đầu với tư cách là người thống lĩnh các lực lượng vũ trang Việt Nam theo quy định của Hiến pháp Việt Nam. Trên thực tế trong nhiều năm qua, thời gian qua Việt Nam đã cử nhiều lượt tàu quân sự Việt Nam đi nước ngoài để thực hiện nhiệm vụ, như: các chuyến thăm xã giao, tham dự các lễ kỷ niệm, tham gia huấn luyện chung theo lời mời của Bộ Quốc phòng các nước, nhưng chưa có văn bản quy phạm pháp luật riêng để điều chỉnh đối với hoạt động này.
Việc thiếu các quy định về thẩm quyền phát tàu chiến Việt nam đi làm nhiệm vụ hợp tác quốc phòng phi vũ trang và hoạt động hòa bình ở nước ngoài đã gây nhiều khó khăn cho các hoạt động đối ngoại quốc phòng trong lĩnh vực hải quân. Vì vậy, giống như việc đưa lực lượng vũ trang Việt Nam tham gia lực lượng giữ gìn hòa bình của
Liên Hợp Quốc, việc phái các tàu chiến Việt Nam đi nước ngoài để thực hiện các hoạt động giao lưu, hợp tác về quân sự - quốc phòng vì mục đích hòa bình cần có quy định cụ thể, rõ ràng. Bên cạnh đó, có một số hạng mục, chi tiết thuộc tính năng kỹ thuật của các tàu quân sự mà Hải quân Nhân dân Việt Nam đang sở hữu hiện chưa có công nghệ và cơ sở vật chất để bảo trì, bảo dưỡng và sửa chữa trong nước, phải đưa ra nước ngoài để xử lý. Đó là lý do mà Bộ Quốc phòng Việt Nam đưa vào điều 18, chương III của dự thảo Nghị định mới các quy định về việc tàu quân sự Việt Nam đi ra nước ngoài; tóm tắt như sau:
Bộ trưởng Bộ Quốc phòng có thẩm quyền quyết định đối với tàu quân sự Việt Nam đi nước ngoài thực hiện các chuyến thăm, thực hiện các hoạt động hợp tác khác và sửa chữa.
Trình tự thủ tục xin cấp phép gồm 3 bước, từ đề xuất của cấp cơ sở đến xin ý kiến của các ngành, các cấp có liên quan và cuối cùng, báo cáo Bộ trưởng Quốc phòng ra quyết định.
Thủ tục xuất cảnh, nhập cảnh của tàu quân sự Việt Nam đi nước ngoài thực hiện theo quy định tại Nghị định 73/2020/NĐ-CP của Chính phủ quy định việc kiểm soát xuất nhập cảnh đối với phương tiện quốc phòng, an ninh ra, vào lãnh thổ Việt Nam để thực hiện nhiệm vụ quốc phòng, an ninh.
Các quy định về kiểm tra, giám sát, bảo đảm an toàn, an ninh cho tàu, lực lượng, vũ khí, trang bị trước khi đưa tàu đi nước ngoài và trong toàn bộ hành trình khứ hồi.
Sẽ tạo những thuận lợi lớn cho không chỉ đối ngoại quân sự
Sputnik: Theo quan điểm của ông, mục đích của những quyết định mới đã đề cập ở trên là gì?
Nhà nghiên cứu Nguyễn Hồng Long, chuyên gia về các vấn đề đối nội của Việt Nam:
Việt Nam hiện đang phát triển nền quốc phòng theo hướng hiện đại hóa. Riêng Quân chủng Hải quân, bao gồm các nhóm tàu chiến mặt nước, tàu ngầm, tàu hậu cần, tàu cứu hộ.v.v… cũng như hệ thống quân cảng được đầu tư để tiến thẳng lên hiện đại. Mặt khác, sự phát triển của công nghiệp quốc phòng Việt Nam trong lĩnh vực vũ khí, khí tài hải quân đã đạt được nhiều kết quả rất tốt, từ tự chế tạo đến bảo dưỡng, bảo trì kỹ thuật với công nghệ ngày càng phát triển nhờ tự lực cánh sinh và học tập, tiếp thu từ bên ngoài. Trên cơ sở đó, các cơ sở vật chất của Quân đội Nhân dân Việt Nam nói chung cũng như của Hải quân nói riêng đều được thiết kế, bố trí và điều chỉnh theo hướng lưỡng dụng trong đó có hệ thống các cảng quân sự, vừa bảo đảm nhiệm vụ quân sự sẵn sàng chiến đấu, vừa phục vụ nhiệm vụ sản xuất, đóng góp thu nhập cho nền kinh tế, vừa phục vụ nhiệm vụ đối ngoại quốc phòng.
Trong sự phát triển rất nhanh chóng đó của đất nước và thế giới về mọi mặt thì Nghị định 104/2012/NĐ-CP ban hành ngày 5/12/2012 đã trở thành một “cái áo quá chật chội” gây khó khăn cho các hoạt động hậu cần kỹ thuật của Hải quân, làm giảm hiệu quả quan hệ hợp tác quốc tế về quân sự, quốc phòng trên lĩnh vực hàng hải và tạo ra những bất cập không đáng có. Để khắc phục sự “chật chội” này, việc Chính phủ Việt Nam, với sự tham mưu của Bộ Quốc phòng, ban hành một Nghị định mới về tàu quan sự nước ngoài đến Việt Nam và tàu quân sự Việt Nam đi nước ngoài là một việc cần thiết và cấp bách. Điều này sẽ tạo những thuận lợi lớn cho không chỉ đối ngoại quân sự, giao lưu quốc phòng mà còn giúp giải quyết nhiều vấn đề về vũ khí, trang bị và công nghệ, về kết hợp kinh tế với quốc phòng, về nâng cao vị thế của Việt Nam trong khu vực và trên trường quốc tế.
Sputnik: Xin cảm ơn ông vì những thông tin rất bổ ích.