17 lần nhận hối lộ chứ không phải 20 lần

© Depositphotos.com / AndreyPopovTòa án
Tòa án - Sputnik Việt Nam, 1920, 26.03.2025
Đăng ký
Ông Nguyễn Việt Trí, cựu Giám đốc Sở Tài nguyên và Môi trường (TN-MT) tỉnh An Giang đính chính lại rằng, chỉ nhận hối lộ 17 lần chứ không phải 20 lần như cáo trạng quy kết.
Cựu Chủ tịch An Giang thì cho rằng, lúc được “bồi dưỡng” 50.000 USD lẽ ra phải gọi công an đến lập biên bản nhưng do thời điểm nhạy cảm nên bị cáo không làm.

17 lần chứ không phải 20 lần nhận hối lộ

Chiều 25/3, TAND TP.HCM tiếp tục phiên xét xử 44 bị cáo trong vụ án cựu chủ tịch tỉnh An Giang bị cáo buộc nhận tiền, tiếp tay cho Công ty Cổ phần Đầu tư Trung Hậu 68 khai thác cát lậu.
Theo cáo trạng, cựu phó chủ tịch UBND tỉnh An Giang Trần Anh Thư đã chỉ đạo cựu giám đốc Sở TN&MT tỉnh Nguyễn Việt Trí giúp Công ty Trung Hậu 68 được khảo sát, thăm dò khai thác cát các dự án trái chủ trương, quy định.
Về phần mình, ông Nguyễn Việt Trí, cựu Giám đốc Sở Tài nguyên và Môi trường (TN-MT) tỉnh An Giang, được cho là đã chỉ đạo cấp dưới chỉnh sửa độ sâu đáy sông trên giấy tờ nhằm hợp thức hóa báo cáo tác động môi trường, tạo điều kiện cho công ty này khai thác trái phép 3,7 triệu m³ cát, gây thiệt hại 293 tỷ đồng.
Tù nhân bị còng tay - Sputnik Việt Nam, 1920, 24.03.2025
Xét xử vụ khai thác cát lậu lớn nhất cả nước: Cựu Chủ tịch tỉnh An Giang hầu tòa
Trong quá trình này, ông Trí đã nhận tiền mặt và USD từ Lê Quang Bình (Chủ tịch công ty Trung Hậu 68) cùng các cấp dưới của Bình tổng cộng 20 lần, với số tiền 3 tỷ đồng.
Tuy nhiên, tại toà, bị cáo Nguyễn Việt Trí thừa nhận nội dung cáo trạng nhưng xin trình bày thêm.
Ông Trí cãi rằng, mình chỉ nhận tiền 17 lần, không phải 20 lần nhưng tổng số tiền hơn 3 tỷ đồng là chính xác.
“Bị cáo chỉ xin đính chính, bị cáo nhận hơn 3 tỉ đồng trong 17 lần, chứ không phải 20 lần như cáo trạng đề cập. Nay bị cáo đã nộp lại toàn bộ khắc phục”, ông Trí nói.
Ông cũng khẳng định Sở Tài nguyên & Môi trường cũng như lãnh đạo tỉnh không biết Công ty Trung Hậu 68 khai thác vượt độ sâu cho phép do bị báo cáo khống và làm giả hồ sơ để che giấu sai phạm.
Về cáo buộc nhận tiền để hợp thức hóa độ sâu khai thác, ông Trí phủ nhận. Ông khai rằng khi Công ty Trung Hậu 68 khai thác hết công suất trong năm nhưng muốn tiếp tục, Lê Quang Bình đã gặp lãnh đạo tỉnh xin cho phép khai thác thêm.
Sau đó, Chủ tịch tỉnh có văn bản xin cơ quan Trung ương nâng công suất khai thác lên 1,5 lần. Thay mặt cơ quan Trung ương, Bộ TN&MT trả lời rằng khu vực này không thuộc thẩm quyền của Bộ.
Do đó, các bị cáo đã yêu cầu Công ty Trung Hậu 68 làm lại báo cáo tác động môi trường để hỗ trợ công ty này thực hiện nhanh dự án.
Bắt nhiều cán bộ quận Hoàng Mai (Hà Nội) để điều tra về tội nhận hối lộ - Sputnik Việt Nam, 1920, 20.03.2025
6 cán bộ ở Hà Nội nhận hối lộ
Bị cáo khẳng định mình chỉ làm theo chỉ đạo của lãnh đạo tỉnh và thúc đẩy hoàn thiện hồ sơ đúng pháp lý để đáp ứng nhu cầu vật liệu cho cao tốc, chứ không phải bỏ mặc tác động môi trường hay nhận tiền để ra lệnh cho cấp dưới.
Nhắc đến vợ con, bị cáo Nguyễn Việt Trí xúc động bật khóc, bày tỏ sự hối hận về những sai lầm đã gây ra, mong HĐXX xem xét khoan hồng để có cơ hội sửa sai, sớm trở về với gia đình.

Cựu Chủ tịch An Giang khai gì?

Trong vụ án này, cáo trạng cáo buộc cựu Chủ tịch UBND tỉnh An Giang đã gây thiệt hại cho ngân sách gần 294 tỷ đồng. Nguyễn Thanh Bình được Lê Quang Bình (Chủ tịch Công ty Trung Hậu 68) “cảm ơn” 300.000 USD.
Cựu Chủ tịch UBND tỉnh An Giang Nguyễn Thanh Bình trình bày: “Với vai trò người đứng đầu tỉnh, bị cáo thống nhất nội dung cáo trạng, xin nhận trách nhiệm. Nhưng xin cho bị cáo trình bày nguyên nhân khách quan”.
Theo cựu Chủ tịch tỉnh, tuyến Quốc lộ 91 có mật độ xe dày đặc, mỗi ngày khoảng 30.000 xe ôtô đi qua, trong khi đó trên tuyến đường này có 20 trường học nên thường xuyên xảy ra nạn giao thông, rất đau lòng.
Do vậy, UBND tỉnh An Giang đã trình xin Trung ương làm dự án tuyến nối Quốc lộ 91 và tuyến tránh TP Long Xuyên. Bị cáo Nguyễn Thanh Bình hy vọng dự án được thực hiện nhanh để phát triển kinh tế, giảm mật độ xe và giảm tai nạn giao thông trên địa bàn.
Ông đã chỉ định cấp dưới tạo điều kiện cho nhà thầu trong việc cung cấp vật liệu nhưng phải thực hiện đúng theo quy định pháp luật.
“Bị cáo không biết Lê Quang Bình và Công ty Trung Hậu 68 trước khi chỉ đạo làm dự án. Bị cáo không có động cơ vụ lợi hay gợi ý Lê Quang Bình đưa tiền cảm ơn”, ông Nguyễn Thanh Bình nhấn mạnh.
Khi chủ toạ hỏi vì sao khi được Lê Quang Bình “bồi dưỡng” 300.000 USD thì lại trả lại 250.000 USD, cựu Chủ tịch An Giang cho hay, bị cáo nhận quà và phát hiện có tiền, có gọi điện cho Lê Quang Bình, Bình nói chỉ là cảm ơn, không phải hối lộ.
“Bị cáo suy nghĩ một thời gian và đem trả lại cho Bình trước khi Bình bị bắt 4 - 5 tháng”, cựu Chủ tịch UBND tỉnh An Giang cho hay.
Tòa án - Sputnik Việt Nam, 1920, 18.03.2025
Danh sách quan chức nhận hối lộ vụ Phúc Sơn và khối tài sản kê biên khổng lồ
Về việc vì sao giữ lại 50.000 USD, ông Nguyễn Thanh Bình khai, khi phát hiện còn túi 50.000 USD, bị cáo có gọi điện trả thì biết Lê Quang Bình bị bắt.
“Cái sai của bị cáo là đáng lẽ gọi các đồng chí công an lập biên bản và nộp cho công an. Nhưng do thời điểm nhạy cảm nên đã không làm”, cựu Chủ tịch UBND tỉnh An Giang khai.
Ông khẳng định chưa một lần gợi ý Lê Quang Bình cảm ơn hoặc thỏa thuận, hay vụ lợi cá nhân. Mục đích của bị cáo là muốn tạo điều kiện cho doanh nghiệp thực hiện nhanh, đúng tiến độ các dự án trọng điểm của tỉnh.
Tin thời sự
0
Để tham gia thảo luận
hãy kích hoạt hoặc đăng ký
loader
Phòng chat
Заголовок открываемого материала