Made in Vietnam hay cửa sau của Trung Quốc. Việt Nam né ‘đạn’ thuế quan của Trump

© AP Photo / Ben CurtisDonald Trump
Donald Trump - Sputnik Việt Nam, 1920, 26.03.2025
Đăng ký
Việt Nam đã chủ động thực hiện nhiều bước đi chiến lược nhằm giảm nguy cơ Mỹ áp thuế lên hàng xuất khẩu của mình. Tuy nhiên, trong bối cảnh chính quyền Tổng thống Donald Trump có thể tái áp đặt thuế quan, Việt Nam đang đối diện với nguy cơ lớn về kinh tế.
Câu hỏi đặt ra là, liệu Hà Nội có thể tránh được làn sóng bảo hộ thương mại mới từ Washington? Và điều quan trọng hơn, Việt Nam có thể tận dụng tình thế này để nâng cao vị thế trong chuỗi cung ứng toàn cầu của mình hay không?

“Made in Vietnam” hay sân sau – cửa hậu của Trung Quốc?

Thời gian qua, Washington vẫn phàn nàn về mức thặng dư thương mại giữa Việt Nam và Mỹ đã tăng vọt trong những năm gần đây, đạt mức kỷ lục 123,5 tỷ USD vào năm 2024 – tăng 18,1% so với năm trước.
Điều này khiến Việt Nam trở thành một trong những nước có mức thặng dư thương mại cao nhất với Mỹ, chỉ xếp sau Trung Quốc, Mexico và Đức. Một trong những nguyên nhân chính dẫn đến tình trạng này là sự dịch chuyển chuỗi cung ứng ra khỏi Trung Quốc do ảnh hưởng từ các biện pháp thuế quan mà Mỹ áp lên Bắc Kinh trong nhiệm kỳ đầu của ông Trump.
Theo phân tích của The Economist, sự gia tăng xuất khẩu của Việt Nam sang Mỹ có mối tương quan chặt chẽ với sự gia tăng nhập khẩu nguyên liệu từ Trung Quốc, cho thấy một phần hàng hóa Trung Quốc đang gián tiếp đi qua Việt Nam để vào Mỹ.
Ủy ban châu Âu công bố các biện pháp đáp trả thuế quan của Mỹ. Ảnh được tạo ra bởi AI - Sputnik Việt Nam, 1920, 19.03.2025
Châu Âu muốn “thế chân” Mỹ tại Việt Nam?
Điều này, theo 2 nhà phân tích Roland Rajah và Ahmed Albayrak của Viện Lowy - khiến Washington đặt dấu hỏi về mức độ thực chất của quan hệ thương mại giữa hai nước, và liệu Việt Nam có đang trở thành “sân sau” - "cửa hậu" giúp hàng Trung Quốc né thuế hay không.
Đến nay, Việt Nam đã đạt được những bước tiến quan trọng trong thương mại quốc tế, đặc biệt là với Mỹ – thị trường chiếm gần một phần ba tổng kim ngạch xuất khẩu của Hà Nội. Hiểu được tình thế của mình - một trong những quốc gia có thặng dư thương mại lớn nhất với Mỹ, Việt Nam đã nỗ lực xoa dịu căng thẳng bằng cách cam kết mua thêm hàng hóa Mỹ, mở rộng đầu tư và tăng cường hợp tác kinh tế song phương.
Trước áp lực từ Mỹ, Việt Nam đã chủ động thực hiện một loạt biện pháp nhằm cải thiện quan hệ thương mại song phương, trong đó đáng chú ý nhất là cam kết mua thêm hàng hóa và dịch vụ từ Mỹ.
Theo nhà nghiên cứu Nguyễn Hồng Thạch bình luận trên Falcrum, những động thái này đã nhận được sự đánh giá tích cực từ một số quan chức cấp cao của Mỹ, nhưng liệu chúng có đủ để làm thay đổi lập trường của Nhà Trắng hay không vẫn là dấu hỏi lớn.
Tại cuộc gặp ngày 14/3 giữa Bộ trưởng Công Thương Việt Nam Nguyễn Hồng Diên và Đại diện Thương mại Mỹ Jamieson L. Greer, hai bên đã ký kết một loạt thỏa thuận trị giá 4,15 tỷ USD, bao gồm mua máy móc, thiết bị, nguyên liệu, dịch vụ từ Mỹ.
Ngoài ra, Việt Nam cũng cam kết đầu tư 50,2 tỷ USD vào các lĩnh vực quan trọng như hàng không, dầu khí, và nhập khẩu xăng dầu tinh chế. Một thỏa thuận khác trị giá 36 tỷ USD cũng đang được đàm phán, nâng tổng giá trị cam kết thương mại lên 90,3 tỷ USD.
Đáng chú ý, chuyến thăm của Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên diễn ra với tư cách "Đặc phái viên của Thủ tướng" – một dấu hiệu cho thấy Hà Nội xem trọng việc duy trì đối thoại cấp cao với Washington. Trước đó, ngay sau cuộc bầu cử Mỹ, Tổng Bí thư Tô Lâm cũng đã điện đàm chúc mừng ông Donald Trump, nhằm củng cố quan hệ song phương trên cả phương diện chính trị và kinh tế.
Goldman Sachs: Việt Nam có thể bị ảnh hưởng thuế quan của Trump - Sputnik Việt Nam, 1920, 24.02.2025
Goldman Sachs: Việt Nam có thể bị ảnh hưởng thuế quan của Trump
Tuy nhiên, vấn đề mấu chốt vẫn là tốc độ thực hiện các cam kết này. Theo Đại sứ Việt Nam tại Mỹ Nguyễn Quốc Dũng, số tiền đầu tư 90,3 tỷ USD sẽ được triển khai từ năm 2025 đến 2030, thay vì ngay lập tức. Điều này đặt ra câu hỏi liệu chính quyền Trump có đủ kiên nhẫn chờ đợi được hay không.
Cần lưu ý rằng, Việt Nam hiện là một trong những quốc gia có tỷ lệ xuất khẩu/GDP cao nhất châu Á, chỉ sau Đài Loan và Thái Lan.
Với nền kinh tế dựa nhiều vào xuất khẩu, bất kỳ sự thay đổi nào trong chính sách thương mại của Mỹ cũng có thể tác động mạnh đến tăng trưởng của Việt Nam.
Trong nhiệm kỳ đầu tiên, Tổng thống Trump từng gọi Việt Nam là “bên hưởng lợi thương chiến nhiều nhất, thậm chí còn hơn cả Trung Quốc”. Nếu Mỹ áp thuế lên hàng hóa Việt Nam, không chỉ các doanh nghiệp nội địa mà cả các công ty nước ngoài đang sản xuất tại Việt Nam – chiếm 75% kim ngạch xuất khẩu – cũng sẽ chịu ảnh hưởng.
Trong kịch bản xấu nhất, một số tập đoàn đa quốc gia có thể sẽ dịch chuyển chuỗi cung ứng sang các nước khác, gây tổn hại đến nền kinh tế Việt Nam.

Việt Nam có thể trở thành mắt xích quan trọng trong chuỗi cung ứng toàn cầu

Tuy nhiên, thách thức cũng đi kèm với cơ hội. Một số chuyên gia cho rằng thay vì chỉ đóng vai trò là trạm trung chuyển hàng hóa Trung Quốc, Việt Nam có thể tận dụng dòng vốn đầu tư ngày càng tăng để nâng cao vị thế trong chuỗi giá trị toàn cầu.
Theo phân tích của GS. David Dollar, cựu chuyên gia kinh tế trưởng của Ngân hàng Thế giới tại Trung Quốc lưu ý, Trung Quốc chắc chắn đóng vai trò quan trọng trong sự gia tăng xuất khẩu của Việt Nam sang Mỹ, nhưng đó không phải là toàn bộ câu chuyện.
“Việt Nam và các đối tác trong chuỗi cung ứng đang dần trở thành nhân tố chính, và nếu có chính sách phù hợp, Việt Nam có thể giảm dần sự phụ thuộc vào nguyên liệu nhập khẩu từ nước ngoài, bao gồm cả Trung Quốc."
Cựu Tổng thống Hoa Kỳ Donald Trump - Sputnik Việt Nam, 1920, 09.02.2025
Trump khó đoán, liệu Mỹ có nhắm đến Việt Nam?
Từ góc độ chiến lược, Mỹ có lợi ích rõ ràng trong việc duy trì một Việt Nam mạnh về kinh tế.
“Mỹ cần một Việt Nam mạnh hơn để đối trọng với Trung Quốc”, - nhà nghiên cứu Nguyễn Hồng Thạch cho rằng, nếu nền kinh tế Việt Nam suy yếu do thuế quan, điều này sẽ làm suy giảm ảnh hưởng của Mỹ tại khu vực Đông Nam Á – một khu vực có vai trò quan trọng trong cuộc cạnh tranh Mỹ-Trung.
Đây có thể là lý do khiến một số quan chức Mỹ ủng hộ cách tiếp cận mềm dẻo hơn với Việt Nam. Tại cuộc gặp với Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên, Đại diện Thương mại Mỹ Jamieson L. Greer kêu gọi Việt Nam “thực hiện các biện pháp mạnh mẽ hơn để mở cửa thị trường và cải thiện cán cân thương mại”.
Hai bên cũng nhất trí phối hợp chống gian lận thương mại và xuất xứ hàng hóa – một động thái có thể giúp Việt Nam tránh bị Mỹ áp thuế trong thời gian tới.
Có thể thấy, Việt Nam đã nỗ lực chủ động trong việc duy trì quan hệ thương mại với Mỹ, từ các cam kết kinh tế đến ngoại giao cấp cao. Ở cấp bộ trưởng, Washington đánh giá cao thiện chí của Việt Nam. Tuy nhiên, quyết định cuối cùng vẫn nằm trong tay Tổng thống Trump, và câu hỏi đặt ra là liệu Trump nghĩ như vậy hay không và kết quả đến đâu còn phụ thuộc vào việc phía Mỹ nhìn nhận đánh giá nỗ lực đó như thế nào.
Bất kể kết quả ra sao, bài học lớn nhất cho Việt Nam là sự cần thiết của việc đa dạng hóa thị trường xuất khẩu và nâng cấp chuỗi cung ứng.
Nếu tận dụng tốt cơ hội này, Việt Nam không chỉ giảm thiểu rủi ro từ chính sách thương mại của Mỹ mà còn củng cố vị thế mắt xích của mình trong nền kinh tế toàn cầu.
Tin thời sự
0
Để tham gia thảo luận
hãy kích hoạt hoặc đăng ký
loader
Phòng chat
Заголовок открываемого материала