Mỹ quan ngại gì về Việt Nam?

© TTXVN Nguyễn Quang DuyKim ngạch XNK qua cửa khẩu Chi Ma (Lạng Sơn) đạt trên 108 triệu USD
Kim ngạch XNK qua cửa khẩu Chi Ma (Lạng Sơn) đạt trên 108 triệu USD - Sputnik Việt Nam, 1920, 26.03.2025
Đăng ký
Theo Bộ Tài chính, Mỹ quan ngại về thâm hụt thương mại với Việt Nam đã từ nhiều năm và hiện hầu hết các mặt hàng Việt Nam đều áp dụng cao hơn so với Mỹ áp dụng.
Trước tình hình căng thẳng thương mại và địa chính trị giữa các nước lớn, Bộ Tài chính đã rà soát tổng thể các mức thuế, bao gồm thuế nhập khẩu ưu đãi MFN (áp dụng cho các nước trong Tổ chức Thương mại thế giới - WTO), thuế nhập khẩu ưu đãi đặc biệt (áp dụng cho các quốc gia có Hiệp định thương mại tự do - FTA với Việt Nam), thuế tiêu thụ đặc biệt, thuế bảo vệ môi trường và thuế giá trị gia tăng.

Việt Nam xem xét giảm thuế cho một số mặt hàng Mỹ nhập khẩu

Trên cơ sở đó, Bộ Tài chính đang xây dựng dự thảo Nghị định sửa đổi Nghị định26 (2023) về biểu thuế xuất khẩu, biểu thuế nhập khẩu ưu đãi...
Theo đó, Bộ Tài chính đề xuất giảm thuế nhập khẩu MFN (là mức thuế suấ táp dụng cho các nước trong WTO) đối với các nhóm mặt hàng. Điều này được ông Nguyễn Quốc Hưng, Cục trưởng Cục Quản lý, giám sát chính sách thuế, phí và lệ phí, Bộ Tài chính thông tin với báo chí.
Theo Bộ Tài chính nêu cụ thể, ô tô thuộc 3 mã hàng HS 8703.23.63, 8703.23.57, 8703.24.51 từ 64% và 45% giảm về cùng một mức thuế suất là 32%. Nhiên liệu Ethanol từ 10% xuống 5%. Mặt hàng khí tự nhiên dạng hóa lỏng (LNG) nhập từ Mỹ cũng sẽ giảm thuế từ 5% xuống 2%. Việt Nam cũng bổ sung mặt hàng Ethane vào Chương 98 với thuế 0%.
Mặt hàng gỗ và các sản phẩm gỗ thuộc nhóm 44.21, nhóm 94.01 và 94.03 từ các mức thuế suất 20% và 25% giảm mạnh xuống cùng một mức thuế suất là 5%. Mặt hàng đùi gà đông lạnh từ 20% xuống 15%. Hạt dẻ cười từ 15% xuống 5%. Hạnh nhân từ 10% xuống 5%. Táo tươi từ 8% xuống 5%. Quả anh đào ngọt (Cherry) từ 10% xuống 5%; nho khô từ 12% xuống 5%.
Tổng Bí thư tiếp Thượng nghị sĩ Hoa Kỳ Steve Daines - Sputnik Việt Nam, 1920, 21.03.2025
Kinh tế, thương mại, đầu tư là trụ cột của quan hệ Việt – Mỹ

Rà soát tổng thể

Cục trưởng Cục Quản lý, giám sát chính sách thuế, phí và lệ phí thông tin, sở dĩ đề xuất mức giảm thuế trên bởi Bộ Tài chính đã rà soát tổng thể các mức thuế đối với các mặt hàng mà các nước quan tâm cũng như mức thuế mà các nước này đang áp dụng cho hàng hóa nhập khẩu để xây dựng, định hướng chính sách thuế của Việt Nam nhằm cải thiện cán cân thương mại.
“Bộ Tài chính cũng so sánh tổng thể các mức thuế với các quốc gia là đối tác chiến lược toàn diện của Việt Nam để xây dựng dự thảo nghị định sửa đổi, bổ sung mức thuế suất thuế nhập khẩu ưu đãi của một số mặt hàng tại biểu thuế nhập khẩu ưu đãi theo danh mục mặt hàng chịu thuế”, đại diện Bộ Tài chính nhấn mạnh.
Hiện tại, Mỹ là thị trường xuất khẩu lớn nhất của Việt Nam (chiếm 30% tổng xuất khẩu hàng hóa) còn Việt Nam là đối tác thương mại lớn thứ 8 của Mỹ. Năm 2024 tổng kim ngạch thương mại hai chiều giữa Việt Nam và Mỹ đạt hơn 132 tỷ USD.
Trong đó xuất khẩu của Việt Nam sang Mỹ đạt gần 119 tỷ USD, tăng 23,3% so với cùng kỳ năm 2023; nhập khẩu từ Mỹ đạt 15 tỷ USD, tăng 7,3% so với cùng kỳ năm 2023. Thâm hụt thương mại của Mỹ đạt khoảng 104 tỷ USD (gấp 7 lần trị giá nhập khẩu của Việt Nam từ Mỹ).
Bộ Tài chính Việt Nam cũng lưu ý, thâm hụt thương mại với Việt Nam cũng là vấn đề Mỹ quan ngại từ nhiều năm. Đặc biệt là từ năm 2019 khi Mỹ yêu cầu hai bên cùng xây dựng và triển khai một kế hoạch hành động Việt Nam - Mỹ hướng đến cán cân thương mại hài hòa và bền vững.

Thuế suất của Việt Nam đang cao hơn

So sánh tổng thể với các quốc gia là Đối tác chiến lược toàn diện của Việt Nam, mức thuế tổng thể hiện nay của Việt Nam cao hơn so với các nước này.
Theo Bộ Tài chính, đối với 11 trong số 12 quốc gia có Hiệp định thương mại tự do với Việt Nam, tại thời điểm đàm phán, Việt Nam thuộc nhóm các nước kém phát triển trong ASEAN.
Vì vậy, Việt Nam thường yêu cầu nguyên tắc có đi có lại và tính đến yếu tố “trình độ phát triển” khi đàm phán.
Made in Vietnam - Sputnik Việt Nam, 1920, 18.03.2025
Mỹ có thể áp thuế lên hàng hóa Việt Nam để khôi phục cán cân thương mại
Điều này dẫn đến mức độ cắt giảm thuế quan của Việt Nam chậm hơn hoặc thấp hơn so với các quốc gia khác trong Hiệp định. Kết quả là, đối với cùng một mặt hàng, Việt Nam thường áp dụng mức thuế cao hơn so với mức thuế các nước dành cho Việt Nam.
Liên quan đến mức thuế với hàng hóa Mỹ, Bộ Tài chính cho biết Mỹ là đối tác đang áp dụng thuế suất MFN cũng là đối tác đang có thặng dư thương mại lớn của Việt Nam. Qua rà soát, so sánh tổng thể các mức thuế, Bộ Tài chính nhận thấy rằng hầu hết các mặt hàng Việt Nam đều áp dụng cao hơn so với Mỹ áp dụng.
Cục trưởng Nguyễn Quốc Hưng khẳng định, việc xây dựng nghị định nhằm góp phần cải thiện cán cân thương mại với các đối tác thương mại, khuyến khích doanh nghiệp đa dạng hóa hàng hóa nhập khẩu, tạo sức mua cho người tiêu dùng, đảm bảo đơn giản, dễ hiểu, dễ thực hiện, tạo thuận lợi cho người nộp thuế.
Nguyên tắc xây dựng nghị định cũng được chỉ rõ, đảm bảo thực hiện các nguyên tắc ban hành thuế suất quy định tại Luật thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu, điều chỉnh thuế nhập khẩu đối với các mặt hàng trong nước chưa sản xuất được hoặc đã sản xuất nhưng chưa đáp ứng đủ nhu cầu.
Bộ Tài chính cũng đang tập trung điều chỉnh thuế nhập khẩu đối với các mặt hàng có kim ngạch nhập khẩu cao các nước quan tâm, mức thuế suất điều chỉnh cơ bản không thấp hơn các mức thuế suất của các Hiệp định Thương mại tự do mà Việt Nam là thành viên.
Tin thời sự
0
Để tham gia thảo luận
hãy kích hoạt hoặc đăng ký
loader
Phòng chat
Заголовок открываемого материала