Tổng thống Vucic: Serbia sẽ gắn bó với mục tiêu gia nhập EU
© AP Photo / Virginia MayoTổng thống Serbia Aleksandar Vucic

© AP Photo / Virginia Mayo
Đăng ký
Tổng thống Serbia Aleksandar Vucic tại cuộc gặp với Chủ tịch Hội đồng châu Âu Antonio Costa và Chủ tịch Ủy ban châu Âu Ursula von der Leyen nói rằng Serbia sẽ gắn bó với mục tiêu gia nhập EU nhiều hơn so với trước đây. Hoạt động này được hãng thông tấn Tanjug phát sóng.
"Chúng tôi có một số văn bản đã ký kết, chúng tôi cần xem liệu chúng tôi có thể nhận được nhiều vốn đầu tư hơn vào các nhà máy công nghiệp quốc phòng của mình hay không và bằng cách nào để nhận được. Chúng tôi chủ yếu thảo luận về con đường chiến lược của Serbia hướng tới EU, về việc Serbia có thể và muốn gắn bó với mục tiêu này đến thế nào. Tôi đã nói rằng Serbia sẽ tuyệt đối toàn tâm toàn ý với mục tiêu này nhiều hơn từ trước đến nay", - ông Vucic phát biểu sau bữa tối làm việc.
Nhà lãnh đạo Serbia lưu ý rằng đối với ông, "ổng thống của một quốc gia tương đối nhỏ", thì việc được nói chuyện với hai nhà lãnh đạo quan trọng nhất của EU là một vinh dự to lớn.
"Mới vài ngày trước tôi đã dùng bữa tối tại dinh thự của Tổng thư ký NATO Mark Rutte. Tôi nghĩ điều đó nói lên rất nhiều về sự tôn trọng mà tất cả họ dành cho đất nước chúng tôi. Điều đó khiến tôi vô cùng hãnh diện và nói lên sự thật rằng Serbia là đất nước không ai có ý định hạ thấp, mà ngược lại, Serbia là một đất nước được tôn trọng. Và là một đất nước được chú ý rất nhiều. Cuộc trò chuyện của chúng tôi rất thân mật, có nội dung, cởi mở và nghiêm túc", - ông Vucic nhấn mạnh.
Trước đó hôm thứ Ba tại cuộc họp ở Belgrade ông đã thông báo cho Đại diện đặc biệt của EU về Đối thoại Belgrade-Pristina, Peter Sorensen, về các vấn đề của người Serbia ở Kosovo và Metohija và kêu gọi Brussels tăng cường công tác bình thường hóa quan hệ trong khu vực.
Vào đêm rạng sáng thứ Ba, đúng ngày kỷ niệm 26 năm cuộc ném bom của NATO vào Nam Tư, Vucic cho biết người ta đang cố biến Serbia thành một con rối yếu ớt bằng cách đổ một lượng tiền lớn từ bên ngoài vào và tổ chức các cuộc biểu tình, đồng thời so sánh những hành động này với những gì đã xảy ra 26 năm trước trong cuộc xâm lược của NATO chống lại Cộng hòa Liên bang Nam Tư.
Năm 1999, xung đột vũ trang giữa lực lượng ly khai Albania thuộc Quân đội Giải phóng Kosovo và lực lượng an ninh Serbia đã dẫn đến việc NATO ném bom Cộng hòa Liên bang Nam Tư (FRY) (lúc đó gồm Serbia và Montenegro). Chiến dịch quân sự được tiến hành không có sự chấp thuận của Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc mà chỉ dựa trên cáo buộc của các nước phương Tây cho rằng chính quyền FRY đang tiến hành thanh trừng sắc tộc ở vùng tự trị Kosovo và gây ra thảm họa nhân đạo tại đó. Các cuộc không kích của NATO kéo dài từ ngày 24 tháng 3 đến ngày 10 tháng 6 năm 1999.
Các cuộc ném bom của NATO đã giết chết hơn 2.500 người, trong đó có 87 trẻ em và gây thiệt hại 100 tỷ USD; Các bác sĩ xác định hậu quả của việc sử dụng uranium nghèo dẫn đến việc gia tăng các ca bệnh ung thư.