Nguồn lực chính cho phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo, chuyển đổi số

© Depositphotos.com / DragonImagesSinh viên Việt nam.
Sinh viên Việt nam. - Sputnik Việt Nam, 1920, 27.03.2025
Đăng ký
Việt Nam đặt mục tiêu đến năm 2030 đạt con số một triệu sinh viên theo học các ngành thuộc khối STEM, đó sẽ là nguồn lực chính cho tiến trình phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số quốc gia. Học hỏi kinh nghiệm giáo dục – đào tạo STEM của các nước là rất cần thiết.
Ngày 24/3, tại chương trình Thủ tướng đối thoại với thanh niên, Bộ trưởng Giáo dục và Đào tạo Việt Nam đã thông báo: Việt Nam đặt mục tiêu đến năm 2030 đạt con số một triệu sinh viên theo học các ngành thuộc khối STEM (Khoa học, Công nghệ, Kỹ thuật và Toán học).
Vì sao đây là một mục tiêu then chốt của Việt Nam hiện nay? Việt Nam cần phải làm gì để đạt được mục tiêu này?
Sputnik đã có cuộc phỏng vấn PGS-TS Hoàng Giang, chuyên gia hoạt động trong lĩnh vực giáo dục về chủ đề nói trên.
Tổng Bí thư Tô Lâm làm việc với Tiểu ban Kinh tế-Xã hội Đại hội XIV của Đảng - Sputnik Việt Nam, 1920, 25.03.2025
Vận mệnh của đất nước "phụ thuộc rất nhiều vào lực lượng thanh niên và thế hệ trẻ"

Việt Nam cần và phải có số lượng lớn và nguồn nhân lực chất lượng cao trong lĩnh vực STEM

Sputnik: Kính chào PGS-TS Hoàng Giang! Việt Nam đặt mục tiêu đến năm 2030 đạt con số một triệu sinh viên theo học các ngành thuộc khối STEM. Theo bà sự cần thiết của mục tiêu nói trên và tính cấp thiết của vấn đề này hiện nay như thế nào?
PGS-TS Hoàng Giang:
Hiện tại, Việt Nam đang rất mong muốn phát triển nhanh và bền vững, thu hút nguồn đầu tư thông qua các doanh nghiệp FDI cũng như doanh nghiệp trong nước vào các lĩnh vực khoa học, công nghệ, kỹ thuật, đặc biệt là kỹ thuật cao. Để đảm bảo được điều này, đất nước sẽ cần và phải có số lượng lớn và chất lượng cao hơn về nguồn nhân lực chất lượng cao trong lĩnh vực STEM (tức là khoa học, công nghệ, kỹ thuật, toán học). Đây còn là những lĩnh vực quan trọng của nền kinh tế hiện đại, và chính nguồn nhân lực trong những lĩnh vực khoa học, công nghệ, kỹ thuật, toán học là nguồn lực chính cho tiến trình phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số quốc gia.
Nhưng, thực tế cho thấy, sinh viên và nhân lực trình độ sau đại học theo học các lĩnh vực toán học, vật lý, sinh học, hóa học, kỹ thuật và công nghệ then chốt không nhiều.
Tại chương trình Thủ tướng đối thoại với thanh niên ngày 24/3, các bên tham gia cũng lưu ý: hiện nay, ở Việt Nam, tỷ lệ sinh viên tham gia các ngành học STEM bậc đại học bình quân từ 28-30%, tương đương 600.000 người. Trong khi đó, tỷ lệ này ở một số nước phát triển như Hàn Quốc là 35%, Đức 39%, Phần Lan 36%. Tại Nga, từ năm 2018, khoảng 45% sinh viên theo học các chương trình giáo dục đại học chuyên ngành STEAM.
Nói chung, tỷ lệ sinh viên ngành học STEM của Việt Nam không kém quá nhiều so với các nước có công nghiệp và kỹ thuật phát triển, nhưng trước yêu cầu phát triển nhanh và mạnh của đất nước, con số này phải tăng mạnh hơn nữa. Và không chỉ con số, mà cả chất lượng đào tạo.
Ngày nay, việc sử ứng dụng phân tích dữ liệu và công nghệ số mang lại lợi ích cho mọi doanh nghiệp, chính vì thế, các chuyên gia STEM hiện là nhân sự được săn đón nhiều nhất ở nhiều quốc gia trên thế giới.

Trước hết cần nghiên cứu các xu hướng và chương trình giảng dạy STEM của các nước công nghệ phát triển

Sputnik: Theo bà, cần có những cơ chế, chính sách đột phá nào để tăng số sinh viên và số người theo học các lĩnh vực STEM?
PGS-TS Hoàng Giang:
Chương trình giáo dục phổ thông 2018 của Việt Nam khuyến khích học sinh theo học các ngành khoa học, công nghệ, kỹ thuật và toán học. Việt Nam có thế mạnh về toán học, đội tuyển Olympic Toán quốc tế của Việt Nam thường xuyên nằm trong top 10 thế giới. Việt Nam cũng đạt nhiều thành tích trong các cuộc thi quốc tế về vật lý, chế tạo robot,…Việc dạy toán ở các trường phổ thông Việt Nam tốt. Đây là cơ sở để có thể đào tạo nguồn nhân lực STEM chất lượng và đáp ứng được số lượng cần thiết.
Như đã đề cập ở trên, Chiến lược phát triển giáo dục quốc gia đặt mục tiêu đạt một triệu sinh viên STEM vào năm 2030. Hiện tại, Thủ tướng đã giao ngành giáo dục chuẩn bị đề án đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao để phát triển các lĩnh vực công nghệ cao. Nhiều chính sách sẽ được đưa ra để thu hút người trẻ tham gia học các lĩnh vực này, bao gồm hỗ trợ học bổng cho người học, thu hút các chuyên gia ở nước ngoài tới Việt Nam giảng dạy.
Tại Chương trình Thủ tướng đối thoại với thanh niên, Thủ tướng Phạm Minh Chính đã thẳng thắn nhìn nhận: Việt Nam chưa phát triển toàn diện các ngành khoa học, đặc biệt là khoa học cơ bản, chưa đáp ứng yêu cầu phát triển đất nước và xu thế thời đại. Do đó Việt Nam cần có cơ chế, chính sách ưu tiên để thu hút giới trẻ nghiên cứu khoa học.
Việt Nam cũng cần nghiên cứu các xu hướng giảng dạy STEM trên thế giới. Đầu tiên, đó là cá nhân hóa trong giáo dục. Hiện nay, các trường đại học hàng đầu thế giới đang tích cực cá nhân hóa các chương trình giáo dục STEM. Chỉ còn lại một số môn học bắt buộc phải tham dự; học sinh tự chọn phần còn lại. Kế hoạch học tập cá nhân hóa cho phép mỗi sinh viên phát huy tiềm năng của mình và nhận được chương trình đào tạo đáp ứng nhu cầu của các nhà tuyển dụng trong tương lai.
Khách thăm triển lãm 70 năm ngành công nghiệp hạt nhân. Phản ứng dây chuyền của sự thành công tại Moskva - Sputnik Việt Nam, 1920, 22.03.2025
Bùng nổ trí tuệ nhân tạo: Vì sao sinh viên Việt Nam chọn du học AI?
Thứ hai, sự phát triển của giáo dục STEM đang diễn ra với sự nhấn mạnh vào tư duy dự án và làm việc nhóm. Các doanh nghiệp hiện đại quan tâm đến các kỹ sư có kỹ năng quản lý nhóm và kinh nghiệm làm việc nhóm. Để đáp ứng những kỳ vọng đó, giáo dục STEM cần tích hợp các kỹ năng mềm vào đào tạo.
Việt Nam cũng nên nghiên cứu và học hỏi kinh nghiệm các chương trình giảng dạy STEM ở các nước công nghệ tiên tiến. Ví dụ, kinh nghiệm của Nga. Từ năm 2017, “Khu công nghệ STEM sư phạm” đầu tiên ở Nga đã đi vào hoạt động tại Viện Toán học, Khoa học máy tính và Khoa học tự nhiên thuộc Đại học Sư phạm Moskva. Tại đây, các thành viên của cộng đồng giảng dạy sẽ được tiếp xúc với các công ty cung cấp thiết bị hiện đại cho các cơ sở giáo dục. Trong 5 năm trở lại đây, Viện Quản trị Kinh doanh thuộc Đại học Sư phạm Quốc gia Moskva ở Zelenograd đã tuyển sinh chương trình thạc sĩ "Vật lý và giáo dục STEM". Chương trình Thạc sĩ tại Khoa Hóa học của Đại học Liên bang miền Nam bao gồm "Lý thuyết và Công nghệ Giáo dục STEM", và chương trình Thạc sĩ tại Đại học Liên bang Baltic mang tên Kant bao gồm "Thực hành STEAM trong Giáo dục".
Các chương trình giáo dục STEM cũng đang được triển khai tại Đại học Tổng hợp quốc gia Moskva mang tên Lomonosov. Còn Đại học Innopolis ở cộng hòa Tatarstan (LB Nga) có chương trình đào tạo tiền đại học - chương trình đào tạo STEM . Ngoài ra, ở Nga còn có các khóa học STEM dành cho học sinh phổ thông nhằm mở rộng tầm nhìn và giúp học sinh nắm vững các kỹ năng hữu ích.
Sputnik: Xin cảm ơn bà đã trả lời phỏng vấn của Sputnik và vì những thông tin hữu ích.
Tin thời sự
0
Để tham gia thảo luận
hãy kích hoạt hoặc đăng ký
loader
Phòng chat
Заголовок открываемого материала