Chuyên gia Việt Nam: Động đất tại Myanmar là trận hủy diệt

© AP Photo / Sakchai LalitLực lượng cứu hộ làm việc tại hiện trường một tòa nhà cao tầng đang xây dựng bị sập sau trận động đất ở Bangkok, Thái Lan
Lực lượng cứu hộ làm việc tại hiện trường một tòa nhà cao tầng đang xây dựng bị sập sau trận động đất ở Bangkok, Thái Lan - Sputnik Việt Nam, 1920, 28.03.2025
Đăng ký
Trận động đất rất mạnh lên tới 7,7 độ Richter vừa xảy ra tại Myanmar được chuyên gia địa chất Việt Nam đánh giá là trận động đất hủy diệt.
Liên quan đến trận động đất mạnh 7,7 độ Richter xảy ra ở Myanmar gây rung lắc ở TP.HCM và Hà Nội, trao đổi với Sputnik tối 28-3, PGS.TS Nguyễn Hồng Phương, Chủ tịch Hội đồng Khoa học Viện Vật lý địa cầu, nguyên phó giám đốc Trung tâm báo tin động đất và sóng thần Viện vật lý địa cầu Việt Nam - đánh giá mức độ nghiêm trọng của trận động đất tại Myanmar.

"Đây là trận động đất rất mạnh, lên tới 7,7 độ Richter. Có thể coi là trận động đất hủy diệt. Tuy nhiên, Việt Nam cách xa Myanmar đến hàng nghìn km, nên ảnh hưởng tới Việt Nam dừng lại ở mức độ rung lắc trên những tòa nhà cao tầng.

Chuyên gia cho rằng, trận động đất tại Myanmar sẽ không gây thiệt hại lớn về người và tài sản ở Việt Nam. Không có khả năng xảy ra tình trạng đổ sập nhà cửa như ở Myanmar và Thái Lan, vì đây là khu vực chịu tác động trực tiếp và nằm gần tâm chấn.
Hậu quả động đất ở Myanmar - Sputnik Việt Nam, 1920, 28.03.2025
Ông Putin gửi lời chia buồn tới Thủ tướng Myanmar liên quan đến hậu quả động đất hôm nay

"Ở Myanmar, phía Bắc của Lào, phía Bắc Thái Lan thường xảy ra những trận động đất mạnh, cũng giống như vùng Tây Bắc Việt Nam (từng xảy ra động đất 6,8 độ Richter như ở Tuần Giáo (Điện Biên). Đây là nơi tập trung những đứt gãy sâu và có khả năng phát sinh những trận động đất mạnh. Càng xa khu vực đó, xuống phía Nam không có khả năng xảy ra động đất mạnh tương tự", PGS.TS Nguyễn Hồng Phương cho hay.

Chuyên gia cho biết thêm, Tây Bắc Việt Nam từng là nơi xảy ra động đất mạnh nhất Việt Nam (6,7 - 6,8 độ Richter) vào năm 1935 (tại Điện Biên) và 1983 (ở Tuần Giáo). Đây là nơi có địa hình tập trung đứt gãy tương tự như Myanmar.
"Người dân và chính quyền địa phương ở vùng này cần hết sức lưu ý. Thứ nhất, về mặt xây dựng cần có biện pháp khang chấn về mặt nhà cửa để đủ sức mạnh chống chọi với tác động của động đất mạnh. Có kế hoạch ứng phó và sơ tán dân nếu có thảm họa động đất mạnh xảy ra. Còn những vùng xa hơn của Việt Nam, sẽ không có tác động về mặt vật lý đến nhà cửa", chuyên gia Viện Vật lý địa cầu lưu ý.
Tin thời sự
0
Để tham gia thảo luận
hãy kích hoạt hoặc đăng ký
loader
Phòng chat
Заголовок открываемого материала