https://kevesko.vn/20250328/dong-dat-tai-myanmar-rung-lac-lan-toi-viet-nam-canh-bao-du-chan-manh-o-thai-lan-35271058.html
Động đất tại Myanmar: Rung lắc lan tới Việt Nam, cảnh báo dư chấn mạnh ở Thái Lan
Động đất tại Myanmar: Rung lắc lan tới Việt Nam, cảnh báo dư chấn mạnh ở Thái Lan
Sputnik Việt Nam
Vào 13h20 ngày 28/3 (giờ Việt Nam), một trận động đất mạnh xảy ra tại Myanmar đã gây rung lắc cảm nhận rõ ở nhiều khu vực như Hà Nội, TP. HCM và một số tỉnh... 28.03.2025, Sputnik Việt Nam
2025-03-28T19:48+0700
2025-03-28T19:48+0700
2025-03-28T19:48+0700
việt nam
quan điểm-ý kiến
tác giả
trận động đất
dự đoán động đất
myanmar
thái lan
thiệt hại
https://cdn.img.kevesko.vn/img/07e9/03/1c/35264745_0:110:3071:1837_1920x0_80_0_0_b3c68c6dc19e158b7fe9c0268f9928ec.jpg
Trao đổi với Sputnik, PGS.TS Cao Đình Triều, Viện trưởng Viện Địa Vật lý Ứng dụng, Phó Chủ tịch Hội Khoa học Kỹ thuật Địa vật lý Việt Nam, cho biết:Ông cho biết, chấn động lan truyền chỉ khiến người dân cảm nhận nhẹ ở các vùng có nền đất yếu, nhất là tại các tòa nhà cao tầng ở Hà Nội hay TP.HCM, nhưng “không gây thiệt hại về công trình và không tạo ra nguy cơ nguy hiểm đáng kể cho Việt Nam.”Tuy nhiên, theo PGS.TS Cao Đình Triều, khu vực quanh tâm chấn cần đặc biệt đề phòng:Chuyên gia cũng cảnh báo rằng khu vực Myanmar – Thái Lan nằm trên đới hút chìm đang hoạt động mạnh, vốn là phần kéo dài về phía Bắc của đới từng gây ra trận động đất Sumatra kèm sóng thần vào năm 2004. Đây là lý do vì sao nguy cơ động đất lớn tại Myanmar là “không thể chủ quan.”Đối với Việt Nam, PGS.TS Cao Đình Triều, nhận định:
https://kevesko.vn/20250328/nhung-thong-tin-chinh-ve-hau-qua-tran-dong-dat-tai-myanmar-va-thai-lan-35266103.html
https://kevesko.vn/20250328/toa-nha-choc-troi-o-bangkok-sup-do-do-dong-dat-35261560.html
myanmar
thái lan
Sputnik Việt Nam
moderator.vn@sputniknews.com
+74956456601
MIA „Rossiya Segodnya“
2025
Taras Ivanov
https://cdn.img.kevesko.vn/img/921/33/9213389_0:189:511:700_100x100_80_0_0_45fe7a54df37496801dfdab04a46c8a3.jpg
Taras Ivanov
https://cdn.img.kevesko.vn/img/921/33/9213389_0:189:511:700_100x100_80_0_0_45fe7a54df37496801dfdab04a46c8a3.jpg
tin thời sự
vn_VN
Sputnik Việt Nam
moderator.vn@sputniknews.com
+74956456601
MIA „Rossiya Segodnya“
https://cdn.img.kevesko.vn/img/07e9/03/1c/35264745_340:0:3071:2048_1920x0_80_0_0_bb2bd125130609a5708dee5f88e9b0d3.jpgSputnik Việt Nam
moderator.vn@sputniknews.com
+74956456601
MIA „Rossiya Segodnya“
Taras Ivanov
https://cdn.img.kevesko.vn/img/921/33/9213389_0:189:511:700_100x100_80_0_0_45fe7a54df37496801dfdab04a46c8a3.jpg
việt nam, quan điểm-ý kiến, tác giả, trận động đất, dự đoán động đất, myanmar, thái lan, thiệt hại
việt nam, quan điểm-ý kiến, tác giả, trận động đất, dự đoán động đất, myanmar, thái lan, thiệt hại
Động đất tại Myanmar: Rung lắc lan tới Việt Nam, cảnh báo dư chấn mạnh ở Thái Lan
Vào 13h20 ngày 28/3 (giờ Việt Nam), một trận động đất mạnh xảy ra tại Myanmar đã gây rung lắc cảm nhận rõ ở nhiều khu vực như Hà Nội, TP. HCM và một số tỉnh miền Trung. Đây là dư chấn lan truyền từ trận động đất mạnh tại Myanmar – nơi nằm trong vùng đới hút chìm có hoạt động địa chấn mạnh của khu vực Đông Nam Á.
Trao đổi với Sputnik, PGS.TS Cao Đình Triều, Viện trưởng Viện Địa Vật lý Ứng dụng, Phó Chủ tịch Hội Khoa học Kỹ thuật Địa vật lý Việt Nam, cho biết:
“Đây là trận động đất mạnh nhưng tâm chấn nằm sâu trong khu vực Myanmar – Thái Lan nên ảnh hưởng tới Việt Nam là không đáng kể.”
Ông cho biết, chấn động lan truyền chỉ khiến người dân cảm nhận nhẹ ở các vùng có nền đất yếu, nhất là tại các tòa nhà cao tầng ở Hà Nội hay TP.HCM, nhưng “không gây thiệt hại về công trình và không tạo ra nguy cơ nguy hiểm đáng kể cho Việt Nam.”
Tuy nhiên, theo PGS.TS Cao Đình Triều, khu vực quanh tâm chấn cần đặc biệt đề phòng:
“Nguy cơ dư chấn mạnh tại Myanmar và Thái Lan là có thật, đặc biệt là những đợt dư chấn đầu tiên có thể đạt tới 6 độ richter – mức có khả năng gây hư hại nếu xảy ra trong khu vực dân cư.”
Chuyên gia cũng cảnh báo rằng khu vực Myanmar – Thái Lan nằm trên đới hút chìm đang hoạt động mạnh, vốn là phần kéo dài về phía Bắc của đới từng gây ra trận động đất Sumatra kèm sóng thần vào năm 2004. Đây là lý do vì sao nguy cơ động đất lớn tại Myanmar là “không thể chủ quan.”
Đối với Việt Nam, PGS.TS Cao Đình Triều, nhận định:
“Việt Nam nằm trong vùng nội mạng kiến tạo nên động đất mạnh hiếm xảy ra. Mức cao nhất từng ghi nhận chỉ khoảng 6,7 – 6,8 độ richter và dự báo cực hạn khoảng 7 độ. Những khu vực như Lào, Campuchia và miền Trung Việt Nam chủ yếu chịu ảnh hưởng lan truyền nhẹ từ các trận động đất lớn gần kề".