https://kevesko.vn/20250329/nhat-dao-khong-lo-cat-vao-trai-dat-o-myanmar-viet-nam-canh-bao-dong-dat-the-nao-35281640.html
“Nhát dao khổng lồ cắt vào trái đất” ở Myanmar: Việt Nam cảnh báo động đất thế nào?
“Nhát dao khổng lồ cắt vào trái đất” ở Myanmar: Việt Nam cảnh báo động đất thế nào?
Sputnik Việt Nam
Trận động đất kinh hoàng ở Myanmar như “nhát dao khổng lồ cắt vào trái đất” và những ảnh hưởng nặng nề tại Thái Lan đang được cả thế giới quan tâm. 29.03.2025, Sputnik Việt Nam
2025-03-29T18:21+0700
2025-03-29T18:21+0700
2025-03-29T18:21+0700
việt nam
thái lan
myanmar
trận động đất
thế giới
thông tin
https://cdn.img.kevesko.vn/img/07e9/03/1d/35282006_0:161:3071:1888_1920x0_80_0_0_e7e403e187ba7b750da11dfd3e8c8664.jpg.webp
Việt Nam, dù bị ảnh hưởng rất ít, nhưng người dân ở nhiều địa phương, đặc biệt là các thành phố lớn như TP.HCM, Hà Nội, có thể cảm nhận rõ rung lắc. Vậy Việt Nam phát hiện động đất từ xa như thế nào?Phát hiện động đất từ xa thế nào?Myanmar là một trong những khu vực có hoạt động địa chấn mạnh nhất trên thế giới. Trên Bản đồ rủi ro địa chấn toàn cầu, Myanmar nằm trong vùng đỏ, tức là có nguy cơ động đất từ trung bình đến cao.Đứt gãy Sagaing được coi là nguyên nhân chính gây ra nguy cơ động đất ở Myanmar. Đây là một đứt gãy lớn có chiều dài khoảng 1.200 km, chạy dọc Myanmar theo hướng bắc - nam.Đứt gãy này có liên quan đến nhiều trận động đất lớn trước đây, bao gồm trận động đất có cường độ 7,7 vào năm 1946 và trận 6,8 độ vào năm 2012.Nhà địa chấn học James Jackson từ Đại học Cambridge (Anh) khi nói về trận động đất lịch sử của Myanmar ngày 28/3 đã cho rằng, nguyên nhân có thể là do một vết đứt gãy kéo dài suốt 1 phút, gây ra sự dịch chuyển ngang trên mặt đất.Tại Việt Nam, theo Tiến sĩ Nguyễn Xuân Anh, Giám đốc Trung tâm Báo tin động đất và Cảnh báo sóng thần (Viện Các khoa học Trái đất, Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam) chia sẻ trên báo Nhân dân, động đất xảy ra khi có sự rung động bất thường trong lòng đất, tạo ra sóng địa chấn lan truyền.Hệ thống trạm quan trắc trải dài từ Bắc vào Nam của Việt Nam sẽ ghi nhận những rung động này và truyền dữ liệu qua internet về Trung tâm Báo tin động đất và Cảnh báo sóng thần.Tại Trung tâm, trên màn hình giám sát, khi có biến động bất thường, tín hiệu sóng sẽ thay đổi đột ngột và chuyển sang màu đỏ. Cán bộ trực sẽ tải dữ liệu về, tiến hành phân tích nhanh trong khoảng 5 phút để xác định các thông số như thời gian, vị trí, độ lớn và cấp độ rủi ro của trận động đất.Thông tin này ngay lập tức được chuyển đến lãnh đạo Trung tâm, sau đó phát đi bản tin động đất theo trình tự: nếu trận động đất có độ lớn từ 3,5 trở lên, thông tin sẽ được gửi tới các cơ quan chức năng để truyền tin và ứng phó nhanh nhất; các trận nhỏ hơn sẽ được cập nhật trên website của Trung tâm.Hệ thống cảnh báo động đất, sóng thần của Việt NamTrung tâm cũng theo dõi các trận động đất xảy ra ở nước ngoài. Hiện Việt Nam có 40 trạm quan trắc động đất hoạt động ổn định, khoảng cách giữa các trạm dao động từ 200-300km, có thể đo được động đất từ độ lớn 3,5 trở lên. Khi có ít nhất 8 trạm ghi nhận cùng một trận động đất, hệ thống sẽ tự động xử lý và xác định độ lớn. Cán bộ sau đó sẽ kiểm tra lại để đưa ra kết quả chính xác hơn.Các trạm quan trắc động đất thường được đặt trên nền đá gốc để đảm bảo độ chính xác cao. Đá gốc là lớp đá rắn chắc nằm sâu dưới mặt đất, ít bị ảnh hưởng bởi rung động nhân tạo như xe cộ hoặc xây dựng. Nhờ vậy, dữ liệu thu được phản ánh đúng bản chất của trận động đất. Nếu trạm đặt trên nền đất mềm, dữ liệu có thể bị nhiễu do sóng bị khuếch đại hoặc biến dạng.Tại Trung tâm Báo tin động đất và Cảnh báo sóng thần, các cán bộ trực ca làm việc liên tục, đảm bảo xử lý thông tin trong thời gian ngắn nhất. "Sau một rung động bất thường dưới lòng đất, toàn bộ quy trình phân tích phải hoàn tất trong vòng 5 phút", một cán bộ tại Trung tâm chia sẻ.Từ năm 2007 đến nay, Trung tâm đã phát thông báo cho khoảng 1.700 trận động đất có độ lớn từ 2,5 đến 7,6, ảnh hưởng đến Việt Nam. Ngoài ra, nhiều trận động đất nhỏ cũng được phân tích nhằm phục vụ nghiên cứu, đánh giá hoạt động địa chấn tại các khu vực trọng điểm như đập thủy điện, công trình xây dựng và vùng có rủi ro cao.Ngoài hệ thống quan trắc động đất, Trung tâm còn quản lý mạng lưới trạm quan trắc mực nước biển để cảnh báo sóng thần. Khi xảy ra động đất ngoài biển với độ lớn từ 6,5 trở lên và có nguy cơ tạo sóng thần, cán bộ Trung tâm sẽ sử dụng dữ liệu từ các trạm quan trắc mực nước biển để phân tích.Nếu không có biến động bất thường về mực nước biển, có thể khẳng định trận động đất chỉ gây rung chấn mà không tạo sóng thần. Ngược lại, nếu có dao động đột ngột, đó có thể là dấu hiệu của sóng thần đang hình thành, và Trung tâm sẽ phát cảnh báo.Bản tin đầu tiên sẽ xác nhận khả năng có sóng thần, sau đó dựa trên dữ liệu tiếp theo về mực nước biển để đưa ra thông tin chính xác hơn.Việt Nam đã xây dựng các kịch bản cảnh báo sóng thần giả định. Chẳng hạn, đới hút chìm Manila (Philippines) là khu vực có khả năng xảy ra động đất cực đại, với độ lớn khoảng 9,0. Các mô phỏng cho thấy, nếu động đất lớn xảy ra tại đây, sóng thần có thể ảnh hưởng trực tiếp đến vùng biển miền Trung Việt Nam.Trong trường hợp đó, sóng thần có thể đạt độ cao trên 10m khi đến Đà Nẵng, với thời gian lan truyền từ khu vực Manila đến bờ biển Việt Nam khoảng 2 giờ. Trung tâm sẽ ghi nhận tín hiệu ban đầu trong vòng 3-5 phút sau khi động đất xảy ra và phát cảnh báo sớm theo quy trình đã thiết lập.
thái lan
myanmar
Sputnik Việt Nam
moderator.vn@sputniknews.com
+74956456601
MIA „Rossiya Segodnya“
2025
Sputnik Việt Nam
moderator.vn@sputniknews.com
+74956456601
MIA „Rossiya Segodnya“
tin thời sự
vn_VN
Sputnik Việt Nam
moderator.vn@sputniknews.com
+74956456601
MIA „Rossiya Segodnya“
https://cdn.img.kevesko.vn/img/07e9/03/1d/35282006_171:0:2902:2048_1920x0_80_0_0_2423015749cfe1621fc2cf7432d00002.jpg.webpSputnik Việt Nam
moderator.vn@sputniknews.com
+74956456601
MIA „Rossiya Segodnya“
việt nam, thái lan, myanmar, trận động đất, thế giới, thông tin
việt nam, thái lan, myanmar, trận động đất, thế giới, thông tin
“Nhát dao khổng lồ cắt vào trái đất” ở Myanmar: Việt Nam cảnh báo động đất thế nào?
Trận động đất kinh hoàng ở Myanmar như “nhát dao khổng lồ cắt vào trái đất” và những ảnh hưởng nặng nề tại Thái Lan đang được cả thế giới quan tâm.
Việt Nam, dù bị ảnh hưởng rất ít, nhưng người dân ở nhiều địa phương, đặc biệt là các thành phố lớn như TP.HCM, Hà Nội, có thể cảm nhận rõ rung lắc. Vậy Việt Nam phát hiện động đất từ xa như thế nào?
Phát hiện động đất từ xa thế nào?
Myanmar là một trong những khu vực có hoạt động địa chấn mạnh nhất trên thế giới. Trên Bản đồ rủi ro địa chấn toàn cầu, Myanmar nằm trong vùng đỏ, tức là có nguy cơ động đất từ trung bình đến cao.
Đứt gãy Sagaing được coi là nguyên nhân chính gây ra nguy cơ
động đất ở Myanmar. Đây là một đứt gãy lớn có chiều dài khoảng 1.200 km, chạy dọc Myanmar theo hướng bắc - nam.
Đứt gãy này có liên quan đến nhiều trận động đất lớn trước đây, bao gồm trận động đất có cường độ 7,7 vào năm 1946 và trận 6,8 độ vào năm 2012.
Nhà địa chấn học James Jackson từ Đại học Cambridge (Anh) khi nói về trận động đất lịch sử của Myanmar ngày 28/3 đã cho rằng, nguyên nhân có thể là do một vết đứt gãy kéo dài suốt 1 phút, gây ra sự dịch chuyển ngang trên mặt đất.
“Hãy tưởng tượng một tờ giấy bị xé rách với tốc độ khoảng 2km/giây. Trận động đất này đã làm dịch chuyển một đứt gãy, giống như một nhát dao khổng lồ cắt vào Trái đất”, vị chuyên gia nói.
Tại Việt Nam, theo Tiến sĩ Nguyễn Xuân Anh, Giám đốc Trung tâm Báo tin động đất và Cảnh báo sóng thần (Viện Các khoa học Trái đất, Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam) chia sẻ trên báo Nhân dân, động đất xảy ra khi có sự rung động bất thường trong lòng đất, tạo ra sóng địa chấn lan truyền.
Hệ thống trạm quan trắc trải dài từ Bắc vào Nam của
Việt Nam sẽ ghi nhận những rung động này và truyền dữ liệu qua internet về Trung tâm Báo tin động đất và Cảnh báo sóng thần.
Tại Trung tâm, trên màn hình giám sát, khi có biến động bất thường, tín hiệu sóng sẽ thay đổi đột ngột và chuyển sang màu đỏ. Cán bộ trực sẽ tải dữ liệu về, tiến hành phân tích nhanh trong khoảng 5 phút để xác định các thông số như thời gian, vị trí, độ lớn và cấp độ rủi ro của trận động đất.
Thông tin này ngay lập tức được chuyển đến lãnh đạo Trung tâm, sau đó phát đi bản tin động đất theo trình tự: nếu trận động đất có độ lớn từ 3,5 trở lên, thông tin sẽ được gửi tới các cơ quan chức năng để truyền tin và ứng phó nhanh nhất; các trận nhỏ hơn sẽ được cập nhật trên website của Trung tâm.
Hệ thống cảnh báo động đất, sóng thần của Việt Nam
Trung tâm cũng theo dõi các trận động đất xảy ra ở nước ngoài.
"Số liệu động đất không chỉ ghi nhận tại Việt Nam mà còn ở khu vực và quốc tế. Khi động đất xảy ra, sóng địa chấn lan truyền trong lòng đất và các trạm quan trắc của chúng tôi sẽ ghi nhận ngay khi sóng này đến nơi", TS. Nguyễn Xuân Anh cho biết. Các trận động đất lớn có thể được ghi nhận từ rất xa, tùy vào độ rung chấn.
Hiện Việt Nam có 40 trạm quan trắc động đất hoạt động ổn định, khoảng cách giữa các trạm dao động từ 200-300km, có thể đo được động đất từ độ lớn 3,5 trở lên. Khi có ít nhất 8 trạm ghi nhận cùng một trận động đất, hệ thống sẽ tự động xử lý và xác định độ lớn. Cán bộ sau đó sẽ kiểm tra lại để đưa ra kết quả chính xác hơn.
"Ví dụ, trận động đất tại Myanmar gần đây ban đầu được xác định có độ lớn 7,3, nhưng sau khi xử lý hiệu chỉnh, con số chính xác là 7,6", TS. Anh thông tin. Với các trận động đất nhỏ hơn, nếu số trạm ghi nhận dưới 8, chuyên gia sẽ sử dụng phần mềm phân tích để đưa ra thông tin chi tiết.
Các trạm quan trắc động đất thường được đặt trên nền đá gốc để đảm bảo độ chính xác cao. Đá gốc là lớp đá rắn chắc nằm sâu dưới mặt đất, ít bị ảnh hưởng bởi rung động nhân tạo như xe cộ hoặc xây dựng. Nhờ vậy, dữ liệu thu được phản ánh đúng bản chất của trận động đất. Nếu trạm đặt trên nền đất mềm, dữ liệu có thể bị nhiễu do sóng bị khuếch đại hoặc biến dạng.
Tại Trung tâm Báo tin động đất và Cảnh báo sóng thần, các cán bộ trực ca làm việc liên tục, đảm bảo xử lý thông tin trong thời gian ngắn nhất. "Sau một rung động bất thường dưới lòng đất, toàn bộ quy trình phân tích phải hoàn tất trong vòng 5 phút", một cán bộ tại Trung tâm chia sẻ.
Từ năm 2007 đến nay, Trung tâm đã phát thông báo cho khoảng 1.700 trận động đất có độ lớn từ 2,5 đến 7,6, ảnh hưởng đến Việt Nam. Ngoài ra, nhiều trận động đất nhỏ cũng được phân tích nhằm phục vụ nghiên cứu, đánh giá hoạt động địa chấn tại các khu vực trọng điểm như đập thủy điện, công trình xây dựng và vùng có rủi ro cao.
Ngoài hệ thống quan trắc động đất, Trung tâm còn quản lý mạng lưới trạm quan trắc mực nước biển để cảnh báo sóng thần. Khi xảy ra động đất ngoài biển với độ lớn từ 6,5 trở lên và có nguy cơ tạo sóng thần, cán bộ Trung tâm sẽ sử dụng dữ liệu từ các trạm quan trắc mực nước biển để phân tích.
Nếu không có biến động bất thường về mực nước biển, có thể khẳng định
trận động đất chỉ gây rung chấn mà không tạo sóng thần. Ngược lại, nếu có dao động đột ngột, đó có thể là dấu hiệu của sóng thần đang hình thành, và Trung tâm sẽ phát cảnh báo.
Bản tin đầu tiên sẽ xác nhận khả năng có sóng thần, sau đó dựa trên dữ liệu tiếp theo về mực nước biển để đưa ra thông tin chính xác hơn.
Việt Nam đã xây dựng các kịch bản cảnh báo sóng thần giả định. Chẳng hạn, đới hút chìm Manila (Philippines) là khu vực có khả năng xảy ra động đất cực đại, với độ lớn khoảng 9,0. Các mô phỏng cho thấy, nếu động đất lớn xảy ra tại đây, sóng thần có thể ảnh hưởng trực tiếp đến vùng biển miền Trung Việt Nam.
Trong trường hợp đó, sóng thần có thể đạt độ cao trên 10m khi đến Đà Nẵng, với thời gian lan truyền từ khu vực Manila đến bờ biển Việt Nam khoảng 2 giờ. Trung tâm sẽ ghi nhận tín hiệu ban đầu trong vòng 3-5 phút sau khi động đất xảy ra và phát cảnh báo sớm theo quy trình đã thiết lập.