https://kevesko.vn/20250403/viet-nam-bao-ve-tuyet-doi-an-toan-thi-hai-chu-tich-ho-chi-minh-35380245.html
Việt Nam bảo vệ tuyệt đối an toàn thi hài Chủ tịch Hồ Chí Minh
Việt Nam bảo vệ tuyệt đối an toàn thi hài Chủ tịch Hồ Chí Minh
Sputnik Việt Nam
Sáng nay 3-4, Văn phòng Chủ tịch nước đã tổ chức họp báo công bố Lệnh của Chủ tịch nước về Pháp lệnh Quản lý, bảo vệ Khu Di tích Lăng Chủ tịch Hồ Chí Minh. 03.04.2025, Sputnik Việt Nam
2025-04-03T16:46+0700
2025-04-03T16:46+0700
2025-04-03T16:47+0700
việt nam
hồ chí minh
lăng chủ tịch hồ chí minh
chủ tịch nước
văn hóa
xã hội
di tích
di tích lịch sử
liên xô
chuyên gia
https://cdn.img.kevesko.vn/img/252/49/2524952_0:156:3088:1893_1920x0_80_0_0_dd7e17597d54f22e5d38a63800628875.jpg.webp
Kể từ năm 1969, các chuyên gia Liên Xô đã sang trực tiếp giúp đỡ Việt Nam thực hiện giữ gìn thi hài Bác, bảo vệ tuyệt đối an toàn thi hài Chủ tịch Hồ Chí Minh.Chính thức công bố Pháp lệnh Quản lý, bảo vệ Khu Di tích Lăng Chủ tịch Hồ Chí MinhTại buổi họp báo, Thiếu tướng Phạm Hải Trung - Tư lệnh Bộ Tư lệnh bảo vệ Lăng Chủ tịch Hồ Chí Minh - cho biết, Pháp lệnh Quản lý, bảo vệ Khu Di tích Lăng Chủ tịch Hồ Chí Minh gồm 6 chương, 32 điều, sẽ có hiệu lực thi hành từ ngày 19-5-2025.Đồng thời phát huy hơn nữa ý nghĩa chính trị, văn hóa của Khu Di tích Lăng, góp phần tuyên truyền về thân thế, cuộc đời, sự nghiệp, tư tưởng, đạo đức, phong cách của Chủ tịch Hồ Chí Minh.Pháp lệnh quy định rõ, việc giữ gìn lâu dài, bảo vệ tuyệt đối an toàn thi hài Chủ tịch Hồ Chí Minh bao gồm các hoạt động y tế - kỹ thuật, khoa học - công nghệ, kiểm tra, đánh giá trạng thái thi hài.Việc cải tạo, chỉnh trang, nâng cấp hay đầu tư xây dựng các công trình tại khu di tích phải dựa trên quy hoạch chi tiết, tôn trọng thiết kế và kiến trúc ban đầu, tuân thủ các quy định pháp luật liên quan.Về phạm vi Khu Di tích Lăng Chủ tịch Hồ Chí Minh, pháp lệnh xác định khu di tích bao gồm các công trình, khu vực có giá trị chính trị, lịch sử - văn hóa, quốc phòng, an ninh đặc biệt, gồm: Lăng Chủ tịch Hồ Chí Minh và Quảng trường Ba Đình, Đài tưởng niệm các Anh hùng liệt sĩ, Khu Di tích K9 và các công trình hỗ trợ, phục vụ việc giữ gìn thi hài.Mục tiêu bảo vệ bao gồm bảo đảm an ninh, an toàn cho các công trình, khu vực thuộc khu di tích và các hoạt động chính trị, văn hóa diễn ra tại đây.Về nguồn ngân sách và chế độ, chính sách trong quản lý, bảo vệ khu di tích, Điều 30 của Pháp lệnh quy định, nhà nước sẽ ưu tiên bố trí ngân sách để thực hiện các nhiệm vụ: giữ gìn và bảo vệ thi hài, nâng cấp - hiện đại hóa hệ thống trang thiết bị kỹ thuật, bảo đảm an ninh, tăng cường tuyên truyền giá trị lịch sử - văn hóa, nghiên cứu và ứng dụng khoa học công nghệ, chuyển đổi số trong quản lý khu di tích.Bên cạnh đó, Điều 31 quy định, lực lượng trực tiếp quản lý, bảo vệ khu di tích được hưởng chế độ tiền lương, thưởng, phụ cấp và các chế độ đặc thù khác. Nhà nước ưu tiên thu hút, tuyển dụng người tài và có đủ tiêu chuẩn vào lực lượng này.Điều 11 của Pháp lệnh quy định nội dung kiểm tra, đánh giá trạng thái thi hài Chủ tịch Hồ Chí Minh bao gồm: Kiểm tra, đánh giá thường xuyên hằng năm và kiểm tra, đánh giá định kỳ 10 năm hoặc đột xuất.Các chuyên gia Liên Xô luôn giúp đỡ Việt NamLăng Chủ tịch Hồ Chí Minh là công trình đặc biệt, yêu cầu kỹ thuật đặc thù, có nhiều thiết bị đơn chiếc, sản xuất theo đặt hàng từ nước ngoài. Trong trường hợp tình hình thế giới có biến động, việc nhập khẩu vật tư, trang thiết bị, đào tạo nhân lực ở nước ngoài gặp không ít khó khăn.Trả lời câu hỏi của các cơ quan báo chí về nhiệm vụ giữ gìn lâu dài, bảo vệ tuyệt đối an toàn thi hài Chủ tịch Hồ Chí Minh, Thiếu tướng Phạm Hải Trung, Tư lệnh Bộ tư lệnh Bảo vệ Lăng Chủ tịch Hồ Chí Minh cho biết, từ năm 1969, các chuyên gia Liên Xô đã sang trực tiếp giúp đỡ Việt Nam thực hiện giữ gìn thi hài Bác.Năm 1992, Ban Quản lý Lăng đã báo cáo với Đảng, Nhà nước, Chính phủ, Quân ủy Trung ương, Bộ Quốc phòng cho phép hợp tác trực tiếp với chuyên gia Liên bang Nga trong thực hiện giữ gìn lâu dài, bảo vệ thi hài Chủ tịch Hồ Chí Minh.Các hoạt động hợp tác trực tiếp theo Thiếu tướng là thể hiện trong huấn luyện, đào tạo cho các cán bộ, bác sĩ của Bộ Tư lệnh Bảo vệ Lăng Chủ tịch Hồ Chí Minh trong nhiệm vụ y tế, nhiệm vụ bảo đảm duy trì hệ thống trang thiết bị kỹ thuật.Từ đó, lực lượng y tế của Bộ Tư lệnh Bảo vệ Lăng Chủ tịch Hồ Chí Minh đã đảm nhiệm các nhiệm vụ y tế trong giữ gìn thi hài Chủ tịch Hồ Chí Minh.Điều này cũng được thực hiện rõ trong đại dịch COVID-19, các chuyên gia không sang được, toàn bộ nhiệm vụ giữ gìn thi hài Bác được thực hiện bởi các cán bộ y tế của Bộ Tư lệnh Bảo vệ Lăng Chủ tịch Hồ Chí Minh.
https://kevesko.vn/20250203/lanh-dao-dang-nha-nuoc-vieng-lang-chu-tich-ho-chi-minh-nhan-95-nam-ngay-thanh-lap-dang-34315822.html
https://kevesko.vn/20250317/ho-chi-minh-da-mo-ra-nhung-canh-cua-nao-vao-mua-he-nam-1923-34999721.html
liên xô
Sputnik Việt Nam
moderator.vn@sputniknews.com
+74956456601
MIA „Rossiya Segodnya“
2025
Sputnik Việt Nam
moderator.vn@sputniknews.com
+74956456601
MIA „Rossiya Segodnya“
tin thời sự
vn_VN
Sputnik Việt Nam
moderator.vn@sputniknews.com
+74956456601
MIA „Rossiya Segodnya“
https://cdn.img.kevesko.vn/img/252/49/2524952_179:0:2910:2048_1920x0_80_0_0_bdec0affd6a802dead1b7149294fba50.jpg.webpSputnik Việt Nam
moderator.vn@sputniknews.com
+74956456601
MIA „Rossiya Segodnya“
việt nam, hồ chí minh, lăng chủ tịch hồ chí minh, chủ tịch nước, văn hóa, xã hội, di tích, di tích lịch sử, liên xô, chuyên gia
việt nam, hồ chí minh, lăng chủ tịch hồ chí minh, chủ tịch nước, văn hóa, xã hội, di tích, di tích lịch sử, liên xô, chuyên gia
Kể từ năm 1969, các chuyên gia Liên Xô đã sang trực tiếp giúp đỡ Việt Nam thực hiện giữ gìn thi hài Bác, bảo vệ tuyệt đối an toàn thi hài Chủ tịch Hồ Chí Minh.
Chính thức công bố Pháp lệnh Quản lý, bảo vệ Khu Di tích Lăng Chủ tịch Hồ Chí Minh
Tại buổi họp báo, Thiếu tướng Phạm Hải Trung - Tư lệnh Bộ Tư lệnh bảo vệ Lăng Chủ tịch Hồ Chí Minh - cho biết, Pháp lệnh Quản lý, bảo vệ Khu Di tích Lăng Chủ tịch Hồ Chí Minh gồm 6 chương, 32 điều, sẽ có hiệu lực thi hành từ ngày 19-5-2025.
“Pháp lệnh nhằm hoàn thiện hành lang pháp lý, bảo đảm thực hiện tốt nhất nhiệm vụ giữ gìn lâu dài, bảo vệ tuyệt đối an toàn thi hài Chủ tịch Hồ Chí Minh”, vị lãnh đạo cho biết.
Đồng thời phát huy hơn nữa ý nghĩa chính trị, văn hóa của Khu Di tích Lăng, góp phần tuyên truyền về thân thế, cuộc đời, sự nghiệp, tư tưởng, đạo đức, phong cách của Chủ tịch Hồ Chí Minh.
Pháp lệnh quy định rõ, việc giữ gìn lâu dài, bảo vệ tuyệt đối an toàn thi hài
Chủ tịch Hồ Chí Minh bao gồm các hoạt động y tế - kỹ thuật, khoa học - công nghệ, kiểm tra, đánh giá trạng thái thi hài.
Việc cải tạo, chỉnh trang, nâng cấp hay đầu tư xây dựng các công trình tại khu di tích phải dựa trên quy hoạch chi tiết, tôn trọng thiết kế và kiến trúc ban đầu, tuân thủ các quy định pháp luật liên quan.
Về phạm vi Khu Di tích Lăng Chủ tịch Hồ Chí Minh, pháp lệnh xác định khu di tích bao gồm các công trình, khu vực có giá trị chính trị, lịch sử - văn hóa, quốc phòng, an ninh đặc biệt, gồm: Lăng Chủ tịch Hồ Chí Minh và Quảng trường Ba Đình, Đài tưởng niệm các Anh hùng liệt sĩ, Khu Di tích K9 và các công trình hỗ trợ, phục vụ việc giữ gìn thi hài.
Mục tiêu bảo vệ bao gồm bảo đảm an ninh, an toàn cho các công trình, khu vực thuộc khu di tích và các hoạt động chính trị, văn hóa diễn ra tại đây.
Về nguồn ngân sách và chế độ, chính sách trong quản lý, bảo vệ khu di tích, Điều 30 của Pháp lệnh quy định, nhà nước sẽ ưu tiên bố trí ngân sách để thực hiện các nhiệm vụ: giữ gìn và bảo vệ thi hài, nâng cấp - hiện đại hóa hệ thống trang thiết bị kỹ thuật, bảo đảm an ninh, tăng cường tuyên truyền giá trị lịch sử - văn hóa, nghiên cứu và ứng dụng khoa học công nghệ, chuyển đổi số trong quản lý khu di tích.
Bên cạnh đó, Điều 31 quy định, lực lượng trực tiếp quản lý, bảo vệ khu di tích được hưởng chế độ tiền lương, thưởng, phụ cấp và các chế độ đặc thù khác. Nhà nước ưu tiên thu hút, tuyển dụng người tài và có đủ tiêu chuẩn vào lực lượng này.
Điều 11 của Pháp lệnh quy định nội dung kiểm tra, đánh giá trạng thái thi hài Chủ tịch Hồ Chí Minh bao gồm: Kiểm tra, đánh giá thường xuyên hằng năm và kiểm tra, đánh giá định kỳ 10 năm hoặc đột xuất.
Các chuyên gia Liên Xô luôn giúp đỡ Việt Nam
Lăng Chủ tịch Hồ Chí Minh là công trình đặc biệt, yêu cầu kỹ thuật đặc thù, có nhiều thiết bị đơn chiếc, sản xuất theo đặt hàng từ nước ngoài. Trong trường hợp tình hình thế giới có biến động, việc nhập khẩu vật tư, trang thiết bị, đào tạo nhân lực ở nước ngoài gặp không ít khó khăn.
Trả lời câu hỏi của các cơ quan báo chí về nhiệm vụ giữ gìn lâu dài, bảo vệ tuyệt đối an toàn thi hài Chủ tịch Hồ Chí Minh, Thiếu tướng Phạm Hải Trung, Tư lệnh Bộ tư lệnh Bảo vệ Lăng Chủ tịch Hồ Chí Minh cho biết, từ năm 1969, các chuyên gia
Liên Xô đã sang trực tiếp giúp đỡ Việt Nam thực hiện giữ gìn thi hài Bác.
Năm 1992, Ban Quản lý Lăng đã báo cáo với Đảng, Nhà nước, Chính phủ, Quân ủy Trung ương, Bộ Quốc phòng cho phép hợp tác trực tiếp với chuyên gia Liên bang Nga trong thực hiện giữ gìn lâu dài, bảo vệ thi hài Chủ tịch Hồ Chí Minh.
Các hoạt động hợp tác trực tiếp theo Thiếu tướng là thể hiện trong huấn luyện, đào tạo cho các cán bộ, bác sĩ của Bộ Tư lệnh Bảo vệ Lăng Chủ tịch Hồ Chí Minh trong nhiệm vụ y tế, nhiệm vụ bảo đảm duy trì hệ thống trang thiết bị kỹ thuật.
Từ đó, lực lượng y tế của Bộ Tư lệnh Bảo vệ Lăng Chủ tịch Hồ Chí Minh đã đảm nhiệm các nhiệm vụ y tế trong giữ gìn thi hài Chủ tịch Hồ Chí Minh.
Điều này cũng được thực hiện rõ trong
đại dịch COVID-19, các chuyên gia không sang được, toàn bộ nhiệm vụ giữ gìn thi hài Bác được thực hiện bởi các cán bộ y tế của Bộ Tư lệnh Bảo vệ Lăng Chủ tịch Hồ Chí Minh.
“Để đảm bảo vệ giữ gìn thi hài Bác có những quy trình về công tác y tế cũng đã được chuyên gia huấn luyện và chuyển giao. Về hóa chất, các trang thiết bị phía bạn đã chuyển giao công nghệ để Việt Nam làm chủ. Bây giờ chuyên gia sang vẫn tiếp tục hợp tác, cùng phối hợp trong nhiệm vụ y tế, nghiên cứu để phát triển, hoàn thiện quy trình y tế đối với giữ gìn lâu dài, bảo vệ tuyệt đối an toàn thi hài Chủ tịch Hồ Chí Minh”, Thiếu tướng Phạm Hải Trung thông tin.