https://kevesko.vn/20250407/cay-cau-dau-tien-sau-long-bien-35445826.html
Cây cầu đầu tiên sau Long Biên
Cây cầu đầu tiên sau Long Biên
Sputnik Việt Nam
Trong loạt bài mạn đàm “Những trang lịch sử”, Sputnik tiếp nối cuộc trò chuyện về những công trình quan trọng nhất được xây dựng vào nhiều thời điểm khác nhau... 07.04.2025, Sputnik Việt Nam
2025-04-07T17:09+0700
2025-04-07T17:09+0700
2025-04-07T17:09+0700
những trang sử vàng
chuyên gia
quan điểm-ý kiến
tác giả
long biên
liên xô
nga
hợp tác nga-việt
việt nam
thế giới
https://cdn.img.kevesko.vn/img/07e9/04/07/35446566_0:170:3037:1878_1920x0_80_0_0_71ee0b3b7c4df6941008bdbac4eec36d.jpg
Thật khó để đánh giá hết ý nghĩa quan trọng của từng chủ thể này đối với thời đại, đối với tình hình ở Việt Nam trong từng giai đoạn cụ thể. Nhiều chủ thể trong số này vẫn còn nguyên vẹn ý nghĩa cho đến ngày nay. Không ngẫu nhiên mà báo chí Việt Nam gọi những công trình đó là tượng đài của tình hữu nghị và hợp tác giữa hai nước và các dân tộc của chúng ta.Chúng ta ghi nhớ những chủ thể nàyNgoài những công trình đã nói đến trong loạt bài của chúng tôi, còn có Nhà máy Cơ khí Hà Nội và Đại học Bách khoa, Nhà máy thiếc Tĩnh Túc, mỏ apatit Lào Cai, Nhà máy supe lân Lâm Thao và Xưởng sửa chữa tàu biển ở Cẩm Phả. Chỉ trong vòng 5 năm, hoạt động khai thác than ở Quảng Ninh đã được khôi phục. Thế mà khi rời khỏi Việt Nam, các chuyên gia Pháp đã dự đoán rằng công việc này phải mất ít nhất 50 năm. Danh sách các chủ thể còn tiếp tục với Bảo tàng Hồ Chí Minh trong Trung tâm Tưởng niệm Hà Nội và Cung Văn hóa và Hữu nghị, khai trương vào tháng 9 năm 1985, là trung tâm văn hóa và giải trí lớn nhất Hà Nội. Nhân tiện xin nói thêm, kiến trúc sư Matxcơva Garold Isakovich là người trước đây đã tham gia xây dựng Lăng Chủ tịch Hồ Chí Minh và có những đóng góp đáng kể cho công việc đầy ý nghĩa này.Trong danh sách các công trình được xây dựng tại Việt Nam với sự hỗ trợ của Nga, cây cầu Thăng Long chiếm một vị trí xứng đáng. Báo Nhân Dân đã vinh danh cầu Thăng Long là biểu tượng rực rỡ của tình hữu nghị Việt- Xô, đồng thời lưu ý rằng đây là cây cầu đầu tiên bắc qua sông Hồng sau cầu Long Biên dài 2,4 km được xây dựng từ tháng 9 năm 1898 đến tháng 2 năm 1902. Sức lưu thông thấp của cầu Long Biên cũ kỹ vốn đã bị hư hại nghiêm trọng do bom đạn của Mỹ không cho phép đảm bảo hiệu quả chuyên chở cung cấp hậu cần vận tải giữa thủ đô và các khu công nghiệp phía bắc và vùng đông-bắc của Việt Nam DCCH.Dang dở khi quan hệ đối tác với Bắc Kinh trục trặcChính phủ Việt Nam DCCH khi đó quyết định tìm kiếm sự hỗ trợ từ Trung Quốc, đất nước lân cận đã có kinh nghiệm kiến thiết cây cầu hai tầng bắc qua sông Dương Tử ở Vũ Hán. Vào cuối năm 1974, các chuyên gia Trung Quốc bắt đầu triển khai thực hiện dự án. Tuy nhiên, do quan hệ Trung-Việt xấu đi nghiêm trọng, vào năm 1978, Bắc Kinh đơn phương ngừng việc thực hiện nghĩa vụ xây cầu. Đến thời điểm đó, chỉ mới hoàn thành 20% công việc. Công trình bị bỏ dở, nảy sinh nguy cơ đe doạ việc thực thi chiến lược phát triển dài hạn của Hà Nội.Thành công khi có MatxcơvaTrong điều kiện phức tạp đó, ngày 3 tháng 11 năm 1978, tại Matxcơva, đồng thời với Hiệp ước hữu nghị và hợp tác giữa Liên Xô và CHXHCN Việt Nam, một thỏa thuận đã được ký kết, quy định rằng Matxcơva cung cấp viện trợ không hoàn lại cho việc hoàn chỉnh xây dựng cầu Thăng Long. Hàng chục Viện thiết kế và doanh nghiệp công nghiệp của Liên Xô được huy động tham gia vào đề án này. Dành cho xây dựng đã lên kế hoạch sản xuất và gửi sang Việt Nam khoảng 30.000 tấn kết cấu kim loại, xi-măng chất lượng cao, các máy móc chuyên dụng và thiết bị xây dựng. Đến tháng 7 năm 1979, nhóm chuyên gia Liên Xô đầu tiên đã tới công trường và bắt đầu không chỉ việc xây dựng và lắp đặt mà còn lập tức đào tạo nhân sự cho Việt Nam, cho đến đoạn cuối công trình đã có 8.000 người. Các chuyên gia Liên Xô đã tổ chức những khoá học về công nghệ, phương pháp và đặc điểm xây dựng cầu. Trong khoảng thời gian này, có hơn 100 chuyên viên xây dựng người Việt được gửi sang các cơ sở đào tạo của Liên Xô để học tập theo các chuyên ngành kỹ thuật, giúp nâng cao đáng kể tiềm năng nhân lực nguồn của CHXHCN Việt Nam trong lĩnh vực xây dựng cơ sở hạ tầng giao thông.Ngày 1 tháng 2 năm 1985, phần cầu dành cho ô tô đã được đón những dòng xe đầu tiên lăn bánh bon qua. Ngày 9 tháng 5 cùng năm ấy, cầu Thăng Long chính thức khánh thành, kèm theo nghi lễ thông long cầu là màn pháo hoa hoành tráng mừng lễ hội. Vào thời điểm đó, cây cầu này trở thành công trình hạ tầng giao thông lớn nhất Việt Nam và dài nhất Đông Nam Á. Tổng chiều dài của hai tầng cầu – đường sắt và đường bộ – là 10,7 km. Hôm nay, cầu Thăng Long vẫn đảm nhiệm vai trò là tuyến giao thông huyết mạch của thủ đô Hà Nội, giải quyết vấn đề vận tải đường sắt và đường bộ tại khu vực kinh tế quan trọng của nước Cộng hòa.
long biên
liên xô
Sputnik Việt Nam
moderator.vn@sputniknews.com
+74956456601
MIA „Rossiya Segodnya“
2025
Alexei Syunnerberg
https://cdn.img.kevesko.vn/img/02/92/029272_20:0:979:959_100x100_80_0_0_a175c9e9e1ed2192c86b2b64af444e6a.jpg
Alexei Syunnerberg
https://cdn.img.kevesko.vn/img/02/92/029272_20:0:979:959_100x100_80_0_0_a175c9e9e1ed2192c86b2b64af444e6a.jpg
tin thời sự
vn_VN
Sputnik Việt Nam
moderator.vn@sputniknews.com
+74956456601
MIA „Rossiya Segodnya“
https://cdn.img.kevesko.vn/img/07e9/04/07/35446566_153:0:2882:2047_1920x0_80_0_0_bf5a32a11f8e699e1e580249fc924295.jpgSputnik Việt Nam
moderator.vn@sputniknews.com
+74956456601
MIA „Rossiya Segodnya“
Alexei Syunnerberg
https://cdn.img.kevesko.vn/img/02/92/029272_20:0:979:959_100x100_80_0_0_a175c9e9e1ed2192c86b2b64af444e6a.jpg
chuyên gia, quan điểm-ý kiến, tác giả, long biên, liên xô, nga, hợp tác nga-việt, việt nam, thế giới
chuyên gia, quan điểm-ý kiến, tác giả, long biên, liên xô, nga, hợp tác nga-việt, việt nam, thế giới
Cây cầu đầu tiên sau Long Biên
Trong loạt bài mạn đàm “Những trang lịch sử”, Sputnik tiếp nối cuộc trò chuyện về những công trình quan trọng nhất được xây dựng vào nhiều thời điểm khác nhau tại Việt Nam với sự hỗ trợ của Liên Xô mà cơ bản là Nga.
Thật khó để đánh giá hết ý nghĩa quan trọng của từng chủ thể này đối với thời đại, đối với tình hình ở Việt Nam trong từng giai đoạn cụ thể. Nhiều chủ thể trong số này vẫn còn nguyên vẹn ý nghĩa cho đến ngày nay. Không ngẫu nhiên mà báo chí Việt Nam gọi những công trình đó là tượng đài của tình hữu nghị và hợp tác giữa hai nước và các dân tộc của chúng ta.
Chúng ta ghi nhớ những chủ thể này
Ngoài những công trình đã nói đến trong loạt bài của chúng tôi, còn có Nhà máy Cơ khí Hà Nội và Đại học Bách khoa, Nhà máy thiếc Tĩnh Túc, mỏ apatit Lào Cai, Nhà máy supe lân Lâm Thao và Xưởng sửa chữa tàu biển ở Cẩm Phả. Chỉ trong vòng 5 năm, hoạt động khai thác than ở Quảng Ninh đã được khôi phục. Thế mà khi rời khỏi Việt Nam, các chuyên gia Pháp đã dự đoán rằng công việc này phải mất ít nhất 50 năm. Danh sách các chủ thể còn tiếp tục với Bảo tàng Hồ Chí Minh trong Trung tâm Tưởng niệm Hà Nội và Cung Văn hóa và Hữu nghị, khai trương vào tháng 9 năm 1985, là trung tâm văn hóa và giải trí lớn nhất Hà Nội. Nhân tiện xin nói thêm, kiến trúc sư Matxcơva Garold Isakovich là người trước đây đã tham gia xây dựng Lăng Chủ tịch Hồ Chí Minh và có những đóng góp đáng kể cho công việc đầy ý nghĩa này.
Trong danh sách các công trình được xây dựng tại Việt Nam với sự hỗ trợ của Nga, cây cầu Thăng Long chiếm một vị trí xứng đáng. Báo Nhân Dân đã vinh danh cầu Thăng Long là biểu tượng rực rỡ của tình hữu nghị Việt- Xô, đồng thời lưu ý rằng đây là cây cầu đầu tiên bắc qua sông Hồng sau cầu Long Biên dài 2,4 km được xây dựng từ tháng 9 năm 1898 đến tháng 2 năm 1902. Sức lưu thông thấp của cầu Long Biên cũ kỹ vốn đã bị hư hại nghiêm trọng do bom đạn của Mỹ không cho phép đảm bảo hiệu quả chuyên chở cung cấp hậu cần vận tải giữa thủ đô và các khu công nghiệp phía bắc và vùng đông-bắc của Việt Nam DCCH.
Dang dở khi quan hệ đối tác với Bắc Kinh trục trặc
Chính phủ Việt Nam DCCH khi đó quyết định tìm kiếm sự hỗ trợ từ Trung Quốc, đất nước lân cận đã có kinh nghiệm kiến thiết cây cầu hai tầng bắc qua sông Dương Tử ở Vũ Hán. Vào cuối năm 1974, các chuyên gia Trung Quốc bắt đầu triển khai thực hiện dự án. Tuy nhiên, do quan hệ Trung-Việt xấu đi nghiêm trọng, vào năm 1978, Bắc Kinh đơn phương ngừng việc thực hiện nghĩa vụ xây cầu. Đến thời điểm đó, chỉ mới hoàn thành 20% công việc. Công trình bị bỏ dở, nảy sinh nguy cơ đe doạ việc thực thi chiến lược phát triển dài hạn của Hà Nội.
Thành công khi có Matxcơva
Trong điều kiện phức tạp đó, ngày 3 tháng 11 năm 1978, tại Matxcơva, đồng thời với Hiệp ước hữu nghị và hợp tác giữa Liên Xô và CHXHCN Việt Nam, một thỏa thuận đã được ký kết, quy định rằng Matxcơva cung cấp viện trợ không hoàn lại cho việc hoàn chỉnh xây dựng cầu Thăng Long. Hàng chục Viện thiết kế và doanh nghiệp công nghiệp của Liên Xô được huy động tham gia vào đề án này. Dành cho xây dựng đã lên kế hoạch sản xuất và gửi sang Việt Nam khoảng 30.000 tấn kết cấu kim loại, xi-măng chất lượng cao, các máy móc chuyên dụng và thiết bị xây dựng. Đến tháng 7 năm 1979, nhóm chuyên gia Liên Xô đầu tiên đã tới công trường và bắt đầu không chỉ việc xây dựng và lắp đặt mà còn lập tức đào tạo nhân sự cho Việt Nam, cho đến đoạn cuối công trình đã có 8.000 người.
Các chuyên gia Liên Xô đã tổ chức những khoá học về công nghệ, phương pháp và đặc điểm xây dựng cầu. Trong khoảng thời gian này, có hơn 100 chuyên viên xây dựng người Việt được gửi sang các cơ sở đào tạo của Liên Xô để học tập theo các chuyên ngành kỹ thuật, giúp nâng cao đáng kể tiềm năng nhân lực nguồn của CHXHCN Việt Nam trong lĩnh vực xây dựng cơ sở hạ tầng giao thông.
Ngày 1 tháng 2 năm 1985, phần cầu dành cho ô tô đã được đón những dòng xe đầu tiên lăn bánh bon qua. Ngày 9 tháng 5 cùng năm ấy, cầu Thăng Long chính thức khánh thành, kèm theo nghi lễ thông long cầu là màn pháo hoa hoành tráng mừng lễ hội. Vào thời điểm đó, cây cầu này trở thành công trình hạ tầng giao thông lớn nhất Việt Nam và dài nhất Đông Nam Á. Tổng chiều dài của hai tầng cầu – đường sắt và đường bộ – là 10,7 km. Hôm nay, cầu Thăng Long vẫn đảm nhiệm vai trò là tuyến giao thông huyết mạch của thủ đô Hà Nội, giải quyết vấn đề vận tải đường sắt và đường bộ tại khu vực kinh tế quan trọng của nước Cộng hòa.