https://kevesko.vn/20250407/viet-nam-co-135-trieu-thanh-nien-ba-khong-35447708.html
Việt Nam có 1,35 triệu thanh niên “ba không”
Việt Nam có 1,35 triệu thanh niên “ba không”
Sputnik Việt Nam
Cục Thống kê cho biết, trong quý I/2025, số thanh niên độ tuổi 15-24 không việc làm, không đi học, cũng không tham gia đào tạo là 1,35 triệu người, chiếm 10,4%... 07.04.2025, Sputnik Việt Nam
2025-04-07T18:03+0700
2025-04-07T18:03+0700
2025-04-07T18:03+0700
việt nam
thanh niên
xã hội
người lao động
https://cdn.img.kevesko.vn/img/239/38/2393851_0:143:3068:1869_1920x0_80_0_0_4290ebdcde0b8e0f9eb9acbfba61c2ef.jpg
Một vấn đề khác là tình trạng lao động không sử dụng hết tiềm năng. Đa số lao động không sử dụng hết tiềm năng là những người từ 15-34 tuổi (46,8%). Như vậy, Việt Nam vẫn còn một bộ phận không nhỏ lực lượng lao động tiềm năng chưa được khai thác, nhất là nhóm lao động trẻ.Thất nghiệp trong độ tuổi lao độngNgày 6/4, Cục Thống kê (Bộ Tài chính) đã công bố Báo cáo về tình hình lao động, việc làm quý I/2025.Theo báo cáo, tỷ lệ thất nghiệp trong độ tuổi lao động quý I/2025 là 2,20%, giảm 0,02 điểm phần trăm so với quý trước và giảm 0,04 điểm phần trăm so với cùng kỳ năm trước. Trong đó,tỷ lệ này ở thành thị là 2,38%; ở nông thôn là 2,07%.Tỷ lệ thất nghiệp của thanh niên (từ 15-24 tuổi) quý I/2025 là 7,93%, giảm 0,03 điểm phần trăm so với quý trước và giảm 0,06 điểm phần trăm so với cùng kỳ năm ngoái. Tỷ lệ thất nghiệp của thanh niên khu vực thành thị là 11,06%; khu vực nông thôn là 6,32%.Đáng chú ý, trong quý I/2025, thanh niên (từ 15-24 tuổi) không đi học, không có việc làm và cũng không tham gia đào tạo là 1,35 triệu người, chiếm 10,4% tổng số thanh niên. Con số này tăng 84,4 nghìn người so với quý trước, nhưng đã giảm 66,7 nghìn người so với cùng kỳ năm ngoái.Trong đó, tỷ lệ thanh niên không đi học, không có việc làm, không tham gia đào tạo ở khu vực thành thị là 8,2%; khu vực nông thôn là 11,7%. Phân chia theo giới tính, con số này ở nữ là 11,5%; ở nam là 9,3%.Thu nhập bình quân của lao độngThu nhập bình quân của lao động quý I/2025 là 8,3 triệu đồng/tháng, tăng 131 nghìn đồng so với quý IV/2024 và tăng 720 nghìn đồng so với cùng kỳ năm 2024.Trong đó, thu nhập bình quân tháng của lao động nam là 9,3 triệu đồng/tháng, lao động nữ là 7,1 triệu đồng/tháng. Thu nhập bình quân của lao động ở thành thị là 10,1 triệu đồng/tháng; ở nông thôn là 7,2 triệu đồng/tháng.Thu nhập bình quân tháng của lao động làm công hưởng lương quý I/2025 là 9,4 triệu đồng/tháng, tăng 10,7%, tương ứng tăng 906.000 đồng so với cùng kỳ năm trước. Trong đó, thu nhập của lao động nam là 9,8 triệu đồng/tháng, lao động nữ là 8,9 triệu đồng/tháng.Vấn đề lao động không sử dụng hết tiềm năngLao động có việc làm quý I/2025 đạt 51,9 triệu người, tăng 1,04% so với cùng kỳ năm ngoái. Trong đó, lao động có việc làm ở khu vực thành thị là 20 triệu người, khu vực nông thôn là 31,8 triệu người.Lao động có việc làm trong ngành dịch vụ chiếm tỷ trọng cao nhất với 21,1 triệu người (40,7%) trong các nhóm ngành, tiếp đó là ngành công nghiệp và xây dựng (33,3%); nông, lâm nghiệp và thủy sản chiếm tỷ trọng thấp nhất (26%).Lao động có việc làm phi chính thức là 33,4 triệu người.Song, đáng chú ý là tỷ lệ lao động không sử dụng hết tiềm năng của Việt Nam cao kỷ lục, đạt 10,4% vào quý IV/2021 do ảnh hưởng bởi dịch Covid-19. Con số này giảm dần và duy trì quanh mức 4%. Trong quý I/2025, tỷ lệ này là 3,9% (tương ứng khoảng 2,05 triệu người).Lao động không sử dụng hết tiềm năng là chỉ tiêu tổng hợp cho biết mức độ "lệch pha" giữa cung và cầu lao động trên thị trường. Điều này phản ánh tình trạng dư cung về lao động. Trong điều kiện kinh tế phát triển bình thường, tỷ lệ lao động không sử dụng hết tiềm năng luôn tồn tại. Tỷ lệ này tăng cao khi thị trường chịu các "cú sốc" về kinh tế - xã hội.Tỷ lệ lao động không sử dụng hết tiềm năng quý I/2025 giữa nam và nữ tương đối đồng đều (3,9%). Tuy nhiên, gần một nửa số lao động không sử dụng hết tiềm năng (46,8%) là những người trong độ tuổi 15-34. Qua đó, có thể thấy một bộ phận không nhỏ lao động tiềm năng chưa được khai thác là những lao động trẻ.
https://kevesko.vn/20250325/van-menh-cua-dat-nuoc-phu-thuoc-rat-nhieu-vao-luc-luong-thanh-nien-va-the-he-tre-35196292.html
https://kevesko.vn/20250213/hon-4400-thanh-nien-thu-do-no-nuc-len-duong-nhap-ngu-34488505.html
Sputnik Việt Nam
moderator.vn@sputniknews.com
+74956456601
MIA „Rossiya Segodnya“
2025
Sputnik Việt Nam
moderator.vn@sputniknews.com
+74956456601
MIA „Rossiya Segodnya“
tin thời sự
vn_VN
Sputnik Việt Nam
moderator.vn@sputniknews.com
+74956456601
MIA „Rossiya Segodnya“
https://cdn.img.kevesko.vn/img/239/38/2393851_293:0:3024:2048_1920x0_80_0_0_5625ae79a2a718d58213f9deb7e68c66.jpgSputnik Việt Nam
moderator.vn@sputniknews.com
+74956456601
MIA „Rossiya Segodnya“
việt nam, thanh niên, xã hội, người lao động
việt nam, thanh niên, xã hội, người lao động
Việt Nam có 1,35 triệu thanh niên “ba không”
Cục Thống kê cho biết, trong quý I/2025, số thanh niên độ tuổi 15-24 không việc làm, không đi học, cũng không tham gia đào tạo là 1,35 triệu người, chiếm 10,4% tổng số thanh niên.
Một vấn đề khác là tình trạng lao động không sử dụng hết tiềm năng. Đa số lao động không sử dụng hết tiềm năng là những người từ 15-34 tuổi (46,8%). Như vậy, Việt Nam vẫn còn một bộ phận không nhỏ lực lượng lao động tiềm năng chưa được khai thác, nhất là nhóm lao động trẻ.
Thất nghiệp trong độ tuổi lao động
Ngày 6/4, Cục Thống kê (
Bộ Tài chính) đã công bố Báo cáo về tình hình lao động, việc làm quý I/2025.
Theo báo cáo, tỷ lệ thất nghiệp trong độ tuổi lao động quý I/2025 là 2,20%, giảm 0,02 điểm phần trăm so với quý trước và giảm 0,04 điểm phần trăm so với cùng kỳ năm trước. Trong đó,tỷ lệ này ở thành thị là 2,38%; ở nông thôn là 2,07%.
Tỷ lệ thất nghiệp của thanh niên (từ 15-24 tuổi) quý I/2025 là 7,93%, giảm 0,03 điểm phần trăm so với quý trước và giảm 0,06 điểm phần trăm so với cùng kỳ năm ngoái. Tỷ lệ thất nghiệp của thanh niên khu vực thành thị là 11,06%; khu vực nông thôn là 6,32%.
Đáng chú ý, trong quý I/2025, thanh niên (từ 15-24 tuổi) không đi học, không có việc làm và cũng không tham gia đào tạo là 1,35 triệu người, chiếm 10,4% tổng số thanh niên. Con số này tăng 84,4 nghìn người so với quý trước, nhưng đã giảm 66,7 nghìn người so với cùng kỳ năm ngoái.
Trong đó, tỷ lệ thanh niên không đi học, không có việc làm, không tham gia đào tạo ở khu vực thành thị là 8,2%; khu vực nông thôn là 11,7%. Phân chia theo giới tính, con số này ở nữ là 11,5%; ở nam là 9,3%.
Thu nhập bình quân của lao động
Thu nhập bình quân của lao động quý I/2025 là 8,3 triệu đồng/tháng, tăng 131 nghìn đồng so với quý IV/2024 và tăng 720 nghìn đồng so với cùng kỳ năm 2024.
Trong đó, thu nhập bình quân tháng của lao động nam là 9,3 triệu đồng/tháng, lao động nữ là 7,1 triệu đồng/tháng. Thu nhập bình quân của lao động ở thành thị là 10,1 triệu đồng/tháng; ở nông thôn là 7,2 triệu đồng/tháng.
Thu nhập bình quân tháng của lao động làm công hưởng lương quý I/2025 là 9,4 triệu đồng/tháng, tăng 10,7%, tương ứng tăng 906.000 đồng so với cùng kỳ năm trước. Trong đó, thu nhập của lao động nam là 9,8 triệu đồng/tháng, lao động nữ là 8,9 triệu đồng/tháng.
Vấn đề lao động không sử dụng hết tiềm năng
Lao động có việc làm quý I/2025 đạt 51,9 triệu người, tăng 1,04% so với cùng kỳ năm ngoái. Trong đó, lao động có việc làm ở khu vực thành thị là 20 triệu người, khu vực nông thôn là 31,8 triệu người.
Lao động có việc làm trong ngành dịch vụ chiếm tỷ trọng cao nhất với 21,1 triệu người (40,7%) trong các nhóm ngành, tiếp đó là ngành công nghiệp và xây dựng (33,3%); nông, lâm nghiệp và thủy sản chiếm tỷ trọng thấp nhất (26%).
Lao động có việc làm phi chính thức là 33,4 triệu người.
Song, đáng chú ý là tỷ lệ lao động không sử dụng hết tiềm năng của Việt Nam cao kỷ lục, đạt 10,4% vào quý IV/2021 do ảnh hưởng bởi dịch Covid-19. Con số này giảm dần và duy trì quanh mức 4%. Trong quý I/2025, tỷ lệ này là 3,9% (tương ứng khoảng 2,05 triệu người).
Lao động không sử dụng hết tiềm năng là chỉ tiêu tổng hợp cho biết mức độ "lệch pha" giữa cung và cầu lao động trên thị trường. Điều này phản ánh tình trạng dư cung về lao động. Trong điều kiện kinh tế phát triển bình thường, tỷ lệ lao động không sử dụng hết tiềm năng luôn tồn tại. Tỷ lệ này tăng cao khi thị trường chịu các "cú sốc" về kinh tế - xã hội.
Tỷ lệ lao động không sử dụng hết tiềm năng quý I/2025 giữa nam và nữ tương đối đồng đều (3,9%). Tuy nhiên, gần một nửa số lao động không sử dụng hết tiềm năng (46,8%) là những người trong độ tuổi 15-34. Qua đó, có thể thấy một bộ phận không nhỏ lao động tiềm năng chưa được khai thác là những lao động trẻ.