Ông Tập: Cộng đồng chia sẻ tương lai Trung - Việt được kế thừa từ "nguồn gen đỏ"

© Sputnik / POOL / Chuyển đến kho ảnhChủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình tại hội nghị thượng đỉnh APEC ở Peru
Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình tại hội nghị thượng đỉnh APEC ở Peru - Sputnik Việt Nam, 1920, 14.04.2025
Đăng ký
Nhận lời mời của Tổng Bí thư Tô Lâm và Chủ tịch nước Lương Cường, Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Trung Quốc Tập Cận Bình sẽ thăm cấp nhà nước Việt Nam trong hai ngày 14 và 15/4.
Đây là chuyến thăm Việt Nam thứ tư của ông trên cương vị người đứng đầu Trung Quốc, đặc biệt là chuyến thứ hai trong nhiệm kỳ sau Đại hội 20 của Đảng Cộng sản Trung Quốc.
Chuyến thăm diễn ra chưa đầy một năm sau chuyến thăm của Tổng Bí thư Tô Lâm đến Trung Quốc, cho thấy sự tin cậy chính trị và giao lưu cấp cao giữa hai nước đang hết sức sôi động, tốt đẹp.
TTXVN cho biết tham gia đoàn của ông Tập Cận Bình lần này là nhiều ủy viên thường vụ và ủy viên Bộ Chính trị Trung Quốc cùng một số người đứng đầu bộ, ban ngành trung ương Trung Quốc.
Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Trung Quốc Tập Cận Bình - Sputnik Việt Nam, 1920, 12.04.2025
Ông Tập thăm Hà Nội: Việt Nam sẽ ký 40 văn kiện với Trung Quốc
Cụ thể có: ông Thái Kỳ, Ủy viên Thường vụ Bộ Chính trị, Bí thư Ban Bí thư, Chánh Văn phòng Trung ương; ông Vương Nghị, Ủy viên Bộ Chính trị, Chủ nhiệm Văn phòng Ủy ban Công tác Ðối ngoại Trung ương, Bộ trưởng Ngoại giao; ông Vương Tiểu Hồng, Bí thư Ban Bí thư, Ủy viên Quốc vụ, Bộ trưởng Công an; ông Lưu Kiến Siêu, Ủy viên Trung ương Ðảng, Trưởng Ban Liên lạc đối ngoại Trung ương;
Bên cạnh đó còn có ông Đổng Quân - Ủy viên Trung ương Ðảng, Bộ trưởng Quốc phòng; ông Trịnh San Khiết - Ủy viên Trung ương Ðảng, Chủ nhiệm Ủy ban Cải cách và Phát triển quốc gia; ông Vương Văn Ðào - Ủy viên Trung ương Ðảng, Bộ trưởng Thương mại.
Ông Đường Phương Dụ - Phó chủ nhiệm Văn phòng Nghiên cứu chính sách Trung ương; ông Hà Vĩ, Ðại sứ Trung Quốc tại Việt Nam; ông Tôn Vệ Đông - Thứ trưởng Ngoại giao; và ông La Chiếu Huy - Cục trưởng Cục Hợp tác phát triển quốc tế - cũng tham gia đoàn.

Vừa là đồng chí, vừa là anh em

Trong bài viết đăng trên báo Nhân Dân của Việt Nam ngày 14/4, ngay trước khi đến Việt Nam, Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Trung Quốc Tập Cận Bình khẳng định đây là lần thứ tư ông "đặt chân lên mảnh đất tươi đẹp này" từ khi đảm nhiệm cương vị cao nhất Trung Quốc.
Bài viết nhắc nhiều đến "Cộng đồng chia sẻ tương lai Trung Quốc - Việt Nam có ý nghĩa chiến lược", nhấn mạnh mong muốn cùng các lãnh đạo Việt Nam chia sẻ tình hữu nghị, cùng bàn bạc hợp tác, đưa ra tầm nhìn mới cho việc xây dựng cộng đồng này trong thời đại mới.
Trong đó, nhà lãnh đạo Trung Quốc khẳng định việc xây dựng Cộng đồng chia sẻ tương lai Trung - Việt là phù hợp với lợi ích chung của hai nước, có lợi cho hòa bình ổn định cũng như phát triển phồn vinh của khu vực và thế giới, là sự lựa chọn của lịch sử và sự lựa chọn của nhân dân.
Chủ tịch nước CHND Trung Hoa Tập Cận Bình đã đến Matxcơva - Sputnik Việt Nam, 1920, 11.04.2025
Vì sao ông Tập Cận Bình thăm Việt Nam lúc này?
Ông nhấn mạnh Cộng đồng chia sẻ tương lai Trung - Việt được kế thừa từ "nguồn gen đỏ" là sự gắn bó, đoàn kết và hỗ trợ lẫn nhau giữa hai nước trong thời kỳ cách mạng trước đây. "
'Mối tình thắm thiết Việt - Hoa, vừa là đồng chí, vừa là anh em', đã trở thành ký ức đỏ không bao giờ phai nhạt", ông Tập Cận Bình khẳng định.
Cũng theo ông, Cộng đồng chia sẻ tương lai Trung - Việt bắt nguồn từ sự tin cậy chính trị sâu sắc. Dẫn chứng là thời gian qua, ông và Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng, Tổng Bí thư Tô Lâm và các lãnh đạo chủ chốt Việt Nam đã sang thăm lẫn nhau thường xuyên, định hướng cho việc xây dựng cộng đồng này.
Cộng đồng chia sẻ tương lai Trung - Việt cũng đã "bén rễ vào mảnh đất màu mỡ của sự hợp tác". Trong bối cảnh kinh tế thế giới phục hồi chậm, hợp tác chuỗi sản xuất và chuỗi cung ứng giữa Trung Quốc và Việt Nam ngày càng mật thiết.

Việt Nam là phương hướng ưu tiên trong chính sách ngoại giao

Cũng trong bài viết, ông Tập Cận Bình nhận định hiện nay sự thay đổi của thế giới, sự thay đổi của thời đại và sự thay đổi của lịch sử đang diễn ra với phương thức chưa từng có, thế giới đang đi vào thời kỳ biến động mới.
Đối mặt với sự gia tăng của chủ nghĩa đơn phương và chủ nghĩa bảo hộ, kinh tế Trung Quốc khắc phục khó khăn và phát triển tiến lên, năm 2024 tăng trưởng 5%, tỉ lệ đóng góp cho sự phát triển kinh tế toàn cầu được duy trì khoảng 30%, tiếp tục là động lực quan trọng của kinh tế thế giới.
Đồng thời khẳng định, Châu Á là động lực quan trọng của hợp tác phát triển toàn cầu, đang đứng trước thời điểm mới của chấn hưng toàn diện, đang đứng trước thời cơ và thách thức chưa từng có.
Tổng thống Nga Vladimir Putin tới Kazakhstan tham dự hội nghị thượng đỉnh SCO - Sputnik Việt Nam, 1920, 11.04.2025
Nóng: Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Trung Quốc Tập Cận Bình thăm Việt Nam
Ông cũng khẳng định Trung Quốc sẽ duy trì sự kế thừa và tính ổn định của chính sách ngoại giao láng giềng, kiên trì quan niệm "Thân, Thành, Huệ, Dung" và phương châm "Thân thiện với láng giềng, làm đối tác với láng giềng", làm sâu sắc hợp tác hữu nghị với các nước láng giềng, cùng nhau thúc đẩy quá trình hiện đại hóa của châu Á.
Trung Quốc đang thúc đẩy hiện đại hóa kiểu Trung Quốc để thực hiện công cuộc vĩ đại xây dựng cường quốc toàn diện và phục hưng dân tộc, Việt Nam đang vững bước tiến vào kỷ nguyên mới vươn mình của dân tộc, thực hiện hai "mục tiêu 100 năm" thành lập Đảng và thành lập nước.
"Trung Quốc luôn coi Việt Nam là phương hướng ưu tiên trong chính sách ngoại giao láng giềng", ông Tập Cận Bình viết và khẳng định hai nước sẽ làm sâu sắc toàn diện xây dựng Cộng đồng chia sẻ tương lai Trung - Việt, đóng góp tích cực cho hòa bình ổn định và phát triển phồn vinh của châu Á và thế giới.
Tin thời sự
0
Để tham gia thảo luận
hãy kích hoạt hoặc đăng ký
loader
Phòng chat
Заголовок открываемого материала