Việt Nam và Trung Quốc ra Tuyên bố chung phản đối chủ nghĩa bá quyền
© Ảnh : Doãn Tấn TTXVNTổng Bí thư, Chủ tịch nước Trung Quốc Tập Cận Bình kết thúc chuyến thăm Việt Nam

© Ảnh : Doãn Tấn TTXVN
Đăng ký
Việt Nam và Trung Quốc đã ra Tuyên bố chung tiếp tục làm sâu sắc hơn nữa quan hệ giữa Hà Nội và Bắc Kinh. Trong đó nhấn mạnh rằng, chuyến thăm của Chủ tịch Tập cận Bình đến Hà Nội đã “thành công tốt đẹp”, là dấu mốc quan trọng trong lịch sử quan hệ hai nước.
Hai bên đã ký kết các văn kiện hợp tác trong các lĩnh vực kết nối đường bộ, đường sắt, kiểm nghiệm, kiểm dịch hải quan, thương mại nông sản, quốc phòng, khoa học công nghệ, văn hóa, thể thao, giáo dục, dân sinh, nguồn nhân lực, truyền thông và hợp tác địa phương...
Việt Nam và Trung Quốc ra Tuyên bố chung
Trong Tuyên bố chung, cả Hà Nội và Bắc Kinh đều cho rằng, Việt Nam và Trung Quốc là láng giềng tốt, bạn bè tốt, đồng chí tốt, đối tác tốt, đều là nước xã hội chủ nghĩa do Đảng Cộng sản lãnh đạo, đều nỗ lực vì nhân dân hạnh phúc và đất nước giàu mạnh, nỗ lực vì sự nghiệp cao cả hòa bình và tiến bộ của nhân loại.
“Cho dù tình hình thế giới biến đổi thế nào, hai bên luôn kề vai chiến đấu, ủng hộ lẫn nhau trong cuộc đấu tranh giành độc lập và giải phóng dân tộc, luôn học tập lẫn nhau, cùng nhau tiến bước tìm kiếm con đường xã hội chủ nghĩa phù hợp với tình hình mỗi nước và hiện đại hóa mang đặc sắc của mỗi nước”, Tuyên bố chung nêu rõ.
Trước những biến chuyển của thế giới, biến chuyển của thời đại, biến chuyển của lịch sử, hai bên tái khẳng định cần kiên định ủng hộ lẫn nhau trên con đường đi lên chủ nghĩa xã hội phù hợp với tình hình mỗi nước. Trung Quốc tái khẳng định ủng hộ Việt Nam phát triển phồn vinh, nhân dân hạnh phúc, xây dựng nền kinh tế lớn mạnh, độc lập, tự chủ.
Đặc biệt, Việt Nam và Trung Quốc cũng xác định cùng nhau nâng tin cậy chiến lược lên mức cao hơn. Hà Nội và Bắc Kinh nhất trí tiếp tục thông qua nhiều hình thức như thăm lẫn nhau, cử đặc phái viên, đường dây nóng, gửi thư, tăng cường tiếp xúc cấp cao hai Đảng, hai nước, kịp thời trao đổi ý kiến về quan hệ hai Đảng, hai nước, các vấn đề lớn và quan trọng cùng quan tâm cũng như tình hình quốc tế, khu vực hiện nay, nắm chắc phương hướng phát triển đúng đắn của quan hệ Việt - Trung.
© Ảnh : Nguyễn Quang Hải - TTXVNTổng Bí thư, Chủ tịch nước Trung Quốc Tập Cận Bình bắt đầu chuyến thăm cấp Nhà nước tới Việt Nam

5/6
© Ảnh : Nguyễn Quang Hải - TTXVN
Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Trung Quốc Tập Cận Bình bắt đầu chuyến thăm cấp Nhà nước tới Việt Nam
© Ảnh : Nguyễn Quang Hải - TTXVNTổng Bí thư, Chủ tịch nước Trung Quốc Tập Cận Bình bắt đầu chuyến thăm cấp Nhà nước tới Việt Nam

6/6
© Ảnh : Nguyễn Quang Hải - TTXVN
Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Trung Quốc Tập Cận Bình bắt đầu chuyến thăm cấp Nhà nước tới Việt Nam
© Ảnh : Bùi Lâm Khánh - TTXVNChuyên cơ chở ông Tập Cận Bình đáp xuống sân bay Nội bài ngày 14/4

1/6
© Ảnh : Bùi Lâm Khánh - TTXVN
Chuyên cơ chở ông Tập Cận Bình đáp xuống sân bay Nội bài ngày 14/4
© Ảnh : Bùi Lâm Khánh - TTXVNTổng Bí thư, Chủ tịch nước Trung Quốc Tập Cận Bình bắt đầu chuyến thăm cấp Nhà nước tới Việt Nam

2/6
© Ảnh : Bùi Lâm Khánh - TTXVN
Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Trung Quốc Tập Cận Bình bắt đầu chuyến thăm cấp Nhà nước tới Việt Nam
© Ảnh : Bùi Lâm Khánh - TTXVNTổng Bí thư, Chủ tịch nước Trung Quốc Tập Cận Bình bắt đầu chuyến thăm cấp Nhà nước tới Việt Nam

3/6
© Ảnh : Bùi Lâm Khánh - TTXVN
Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Trung Quốc Tập Cận Bình bắt đầu chuyến thăm cấp Nhà nước tới Việt Nam
© Ảnh : Bùi Lâm Khánh - TTXVNTổng Bí thư, Chủ tịch nước Trung Quốc Tập Cận Bình bắt đầu chuyến thăm cấp Nhà nước tới Việt Nam

4/6
© Ảnh : Bùi Lâm Khánh - TTXVN
Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Trung Quốc Tập Cận Bình bắt đầu chuyến thăm cấp Nhà nước tới Việt Nam
© Ảnh : Nguyễn Quang Hải - TTXVNTổng Bí thư, Chủ tịch nước Trung Quốc Tập Cận Bình bắt đầu chuyến thăm cấp Nhà nước tới Việt Nam

5/6
© Ảnh : Nguyễn Quang Hải - TTXVN
Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Trung Quốc Tập Cận Bình bắt đầu chuyến thăm cấp Nhà nước tới Việt Nam
© Ảnh : Nguyễn Quang Hải - TTXVNTổng Bí thư, Chủ tịch nước Trung Quốc Tập Cận Bình bắt đầu chuyến thăm cấp Nhà nước tới Việt Nam

6/6
© Ảnh : Nguyễn Quang Hải - TTXVN
Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Trung Quốc Tập Cận Bình bắt đầu chuyến thăm cấp Nhà nước tới Việt Nam
© Ảnh : Bùi Lâm Khánh - TTXVNChuyên cơ chở ông Tập Cận Bình đáp xuống sân bay Nội bài ngày 14/4

1/6
© Ảnh : Bùi Lâm Khánh - TTXVN
Chuyên cơ chở ông Tập Cận Bình đáp xuống sân bay Nội bài ngày 14/4
© Ảnh : Bùi Lâm Khánh - TTXVNTổng Bí thư, Chủ tịch nước Trung Quốc Tập Cận Bình bắt đầu chuyến thăm cấp Nhà nước tới Việt Nam

2/6
© Ảnh : Bùi Lâm Khánh - TTXVN
Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Trung Quốc Tập Cận Bình bắt đầu chuyến thăm cấp Nhà nước tới Việt Nam
© Ảnh : Bùi Lâm Khánh - TTXVNTổng Bí thư, Chủ tịch nước Trung Quốc Tập Cận Bình bắt đầu chuyến thăm cấp Nhà nước tới Việt Nam

3/6
© Ảnh : Bùi Lâm Khánh - TTXVN
Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Trung Quốc Tập Cận Bình bắt đầu chuyến thăm cấp Nhà nước tới Việt Nam
1/6
© Ảnh : Bùi Lâm Khánh - TTXVN
Chuyên cơ chở ông Tập Cận Bình đáp xuống sân bay Nội bài ngày 14/4
Nhấn mạnh vai trò đặc biệt của kênh Đảng, hai bên nhất trí thúc đẩy sự nghiệp xã hội chủ nghĩa phát triển lớn mạnh trong bối cảnh tình hình thế giới xảy ra những biến đổi trăm năm chưa từng có, góp phần xây dựng Đảng và phát triển chủ nghĩa xã hội của cả hai nước.
Tăng cường hơn nữa giao lưu, hợp tác hữu nghị giữa Quốc hội Việt Nam và Nhân đại toàn quốc Trung Quốc, Chính phủ Việt Nam và Chính phủ Trung Quốc, Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và Chính hiệp toàn quốc Trung Quốc. Tổ chức tốt Phiên họp Ủy ban hợp tác liên nghị viện giữa Quốc hội Việt Nam và Nhân đại toàn quốc Trung Quốc, Giao lưu hữu nghị giữa Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và Chính hiệp toàn quốc Trung Quốc và các tổ chức của Mặt trận và Chính hiệp các tỉnh giáp biên. Phát huy vai trò điều phối tổng thể của Ủy ban Chỉ đạo hợp tác song phương Việt Nam - Trung Quốc, chỉ đạo các bộ, ngành, địa phương hai nước thúc đẩy xây dựng Cộng đồng chia sẻ tương lai Việt Nam - Trung Quốc.
“Làm sâu sắc hợp tác an ninh chính trị, thiết lập cơ chế đối thoại chiến lược “3+3” ngoại giao, quốc phòng, công an Việt Nam - Trung Quốc cấp Bộ trưởng và tổ chức Hội nghị cấp Bộ trưởng đầu tiên vào thời điểm phù hợp”, Tuyên bố chung cho biết.
Cũng tại Tuyên bố chung, phía Việt Nam khẳng định kiên định thực hiện chính sách “một Trung Quốc”, công nhận trên thế giới chỉ có một Trung Quốc, Chính phủ nước Cộng hòa nhân dân Trung Hoa là Chính phủ hợp pháp duy nhất đại diện cho toàn Trung Quốc, Đài Loan là một phần không thể tách rời của lãnh thổ Trung Quốc.
Theo thông cáo được TTXVN phát đi dẫn toàn bộ Tuyên bố chung cho thấy, Việt Nam ủng hộ quan hệ hai bờ eo biển phát triển hòa bình và sự nghiệp lớn thống nhất Trung Quốc, kiên quyết phản đối hành động chia rẽ “Đài Loan độc lập” dưới mọi hình thức, nhất quán ủng hộ nguyên tắc không can thiệp vào công việc nội bộ của các nước.
“Phía Việt Nam không phát triển bất cứ quan hệ cấp Nhà nước nào với Đài Loan. Phía Việt Nam cho rằng các vấn đề Hồng Công, Tân Cương, Tây Tạng là công việc nội bộ của Trung Quốc, ủng hộ Trung Quốc duy trì sự phát triển ổn định của Hồng Kông, Tân Cương, Tây Tạng. Phía Trung Quốc bày tỏ đánh giá cao các lập trường này của Việt Nam và bày tỏ ủng hộ Việt Nam duy trì ổn định xã hội, bảo đảm an ninh quốc gia và phát triển, đoàn kết toàn dân tộc”, Tuyên bố chung thể hiện.
Về hợp tác quốc phòng an ninh, hai bên nhất trí, tăng cường các cơ chế hợp tác về quốc phòng, công an, an ninh, tòa án tối cao, viện kiểm sát tối cao, tăng cường giao lưu giữa các cơ quan tư pháp tương ứng của hai nước, thúc đẩy các hợp tác trọng điểm. Tăng cường hợp tác về công nghiệp quốc phòng, diễn tập, huấn luyện chung và tàu hải quân thăm lẫn nhau, phát huy vai trò cơ chế tuần tra liên hợp trên vùng biển Vịnh Bắc Bộ, triển khai tốt các hoạt động tuần tra liên hợp trên vịnh Bắc Bộ; làm sâu sắc cơ chế giao lưu, hợp tác giữa hải quân và cảnh sát biển hai nước.
Về an ninh, Việt Nam và Trung Quốc nhất trí tăng cường trao đổi thông tin và chia sẻ kinh nghiệm về chống can thiệp, chống ly khai, phòng chống “cách mạng màu” và “diễn biến hòa bình” của các thế lực thù địch.
Hà Nội và Bắc Kinh đạt được sự đồng thuận về đẩy nhanh kết nối chiến lược phát triển giữa hai nước qua các khuôn khổ “Hai hành lang, Một vành đai” với Sáng kiến “Vành đai và Con đường”; ưu tiên đẩy nhanh kết nối hạ tầng giữa hai nước về đường sắt, đường bộ cao tốc, hạ tầng cửa khẩu, nghiên cứu Phương án đoạn đường sắt kết nối Lào Cai - Hà Khẩu, tạo cơ sở để sớm triển khai Phương án. Hoan nghênh ký kết Công thư viện trợ lập quy hoạch 02 tuyến đường sắt khổ tiêu chuẩn Đồng Đăng - Hà Nội và Móng Cái - Hạ Long - Hải Phòng.
© Hoàng Thống NhấtLãnh đạo Đảng, Nhà nước Việt Nam - Trung Quốc dự Liên hoan giao lưu hữu nghị nhân dân hai nước

Lãnh đạo Đảng, Nhà nước Việt Nam - Trung Quốc dự Liên hoan giao lưu hữu nghị nhân dân hai nước
© Hoàng Thống Nhất
Hai nước đánh giá cao việc khởi công xây dựng cầu đường bộ qua sông Hồng khu vực Bát Xát (Việt Nam) - Bá Sái (Trung Quốc), thúc đẩy khởi công xây dựng công trình giao thông qua biên giới tại cửa khẩu quốc tế Thanh Thủy (Việt Nam) - Thiên Bảo (Trung Quốc). Đẩy nhanh xây dựng cửa khẩu thông minh tại các lối thông quan, đường chuyên dụng vận chuyển hàng hóa khu vực mốc 1088/2 - 1089 và khu vực mốc 119 - 1120 thuộc cửa khẩu quốc tế Hữu Nghị (Việt Nam) - Hữu Nghị Quan (Trung Quốc), cân nhắc nhân rộng tại các cửa khẩu khác đủ điều kiện, bao gồm cửa khẩu Móng Cái - Đông Hưng; nâng cấp “kết nối mềm” về hải quan thông minh. Ủng hộ tăng cường hợp tác vận tải đường bộ, đường hàng không, đường sắt; tiếp tục triển khai sửa đổi Hiệp định đường sắt biên giới; phát triển liên vận đường sắt quốc tế Việt - Trung, khôi phục vận tải hành khách liên vận quốc tế, mở thêm nhiều chuyến vận tải đường sắt xuyên biên giới Việt - Trung; tạo thuận lợi kiểm nghiệm, kiểm dịch và xuất nhập khẩu hàng hóa tại các cửa khẩu đường sắt.
Phía Trung Quốc cũng bày tỏ hoan nghênh các công ty hàng không Việt Nam đưa vào vận hành máy bay thương mại của Trung Quốc dưới nhiều hình thức, ủng hộ tăng cường hơn nữa hợp tác trong lĩnh vực máy bay thương mại do Trung Quốc sản xuất. Hai bên cũng nhất trí tăng cường kết nối chiến lược giữa hai nền kinh tế, kết nối các chiến lược phát triển vùng giữa hai nước như Khu vực Vịnh lớn Quảng Đông - Hồng Công - Ma Cao, Khu vực đồng bằng sông Trường Giang, mở rộng tuyến Hành lang kinh tế trong khu vực Hai hành lang, Một vành đai kéo dài đến Trùng Khánh.
Đồng thời, hai bên khuyến khích và ủng hộ các doanh nghiệp có thực lực, uy tín và công nghệ tiên tiến sang đầu tư tại nước kia, tạo môi trường kinh doanh công bằng, thuận lợi cho các doanh nghiệp. Hoan nghênh doanh nghiệp hai nước hợp tác nghiên cứu, ứng dụng công nghệ 5G. Tăng cường hợp tác trên các lĩnh vực mới nổi như trí tuệ nhân tạo, năng lượng sạch, phát triển xanh, kinh tế số. PNghiên cứu triển khai hợp tác trong lĩnh vực khoáng sản then chốt trên cơ sở phù hợp với quy định pháp luật và chính sách công nghiệp của mỗi nước.
“Phát huy hiệu quả vai trò của Nhóm công tác hợp tác về tài chính - tiền tệ giữa hai nước, tăng cường trao đổi thông tin và chia sẻ kinh nghiệm về điều hành chính sách và các cải cách trong lĩnh vực tài chính - tiền tệ, triển khai tốt hợp tác thanh toán bán lẻ song phương qua mã QR, nghiên cứu mở rộng phạm vi thanh toán bằng đồng bản tệ; nâng cao năng lực ngăn ngừa rủi ro tài chính”, Tuyên bố chung có đoạn.
Nhấn mạnh việc giải quyết thỏa đáng bất đồng về thương mại, mở rộng không gian giao thương, hai bên cũng hoan nghênh việc xuất khẩu ớt, chanh leo, tổ yến thô, tổ yến sạch, cám gạo từ Việt Nam sang Trung Quốc. Bắc Kinh cũng đẩy nhanh thủ tục cấp phép cho các mặt hàng nông sản như hoa quả có mùi, dược liệu đông y từ Việt Nam. Ở chiều ngược lại, Việt Nam nhập khẩu cá tầm từ Trung Quốc. Hai bên nhất trí tăng cường hợp tác nâng cao hiệu suất thông quan tại các cửa khẩu lối mở, cặp chợ biên giới, giảm tải áp lực thông quan.
Việt Nam và Trung Quốc cũng bàn bạc sớm kết kết hiệp định hợp tác nghề cá Vịnh Bắc Bộ, thực hiện tốt Thỏa thuận thiết lập đường dây nóng về các vụ việc phát sinh đột xuất của hoạt động nghề cá trên biển Việt Nam – Trung Quốc, thỏa thuận tìm kiếm cứu nạn trên biển. Khoa học – công nghệ trở thành điểm sáng trong hợp tác giữa hai nước. Hai bên nhất trí tăng cường hợp tác nhân lực về công nghệ, thúc đẩy hợp tác chuyển giao công nghệ và khởi nghiệp sáng tạo.
Về cộng đồng chia sẻ tương lai Việt Nam -Trung Quốc, hai bên nhất trí khai thác đầy đủ “tài nguyên đỏ” trong giao lưu giữa hai Đảng. Phía Trung Quốc mời thanh niên Việt Nam đến Trung Quốc triển khai Chương trình “hành trình đỏ nghiên cứu, học tập”, tăng cường hiểu biết lẫn nhau và tình cảm hữu nghị nhân dân, nhất là giữa thế hệ trẻ hai nước thông qua tăng cường tuyên truyền giáo dục, phiên dịch các tác phẩm kinh điển của Việt Nam và Trung Quốc, hợp tác giữa các cơ quan báo chí, tin tức, xuất bản, phát thanh và truyền hình. Làm sâu sắc hợp tác đào tạo nghề; thúc đẩy giao lưu đào tạo ngôn ngữ giữa hai nước, cùng triển khai đào tạo giáo viên dạy tiếng Trung của Việt Nam, triển khai tốt các suất học bổng ngành giảng viên tiếng Trung quốc tế Trung Quốc dành cho Việt Nam.
© Ảnh : Doãn Tấn TTXVNTổng Bí thư, Chủ tịch nước Trung Quốc Tập Cận Bình kết thúc chuyến thăm Việt Nam

4/5
© Ảnh : Doãn Tấn TTXVN
Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Trung Quốc Tập Cận Bình kết thúc chuyến thăm Việt Nam
© Ảnh : Doãn Tấn TTXVNTổng Bí thư, Chủ tịch nước Trung Quốc Tập Cận Bình kết thúc chuyến thăm Việt Nam

5/5
© Ảnh : Doãn Tấn TTXVN
Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Trung Quốc Tập Cận Bình kết thúc chuyến thăm Việt Nam
© Ảnh : Doãn Tấn TTXVNTổng Bí thư, Chủ tịch nước Trung Quốc Tập Cận Bình kết thúc chuyến thăm Việt Nam

1/5
© Ảnh : Doãn Tấn TTXVN
Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Trung Quốc Tập Cận Bình kết thúc chuyến thăm Việt Nam
© Ảnh : Doãn Tấn TTXVNTổng Bí thư, Chủ tịch nước Trung Quốc Tập Cận Bình kết thúc chuyến thăm Việt Nam

2/5
© Ảnh : Doãn Tấn TTXVN
Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Trung Quốc Tập Cận Bình kết thúc chuyến thăm Việt Nam
© Ảnh : Doãn Tấn TTXVNTổng Bí thư, Chủ tịch nước Trung Quốc Tập Cận Bình kết thúc chuyến thăm Việt Nam

3/5
© Ảnh : Doãn Tấn TTXVN
Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Trung Quốc Tập Cận Bình kết thúc chuyến thăm Việt Nam
© Ảnh : Doãn Tấn TTXVNTổng Bí thư, Chủ tịch nước Trung Quốc Tập Cận Bình kết thúc chuyến thăm Việt Nam

4/5
© Ảnh : Doãn Tấn TTXVN
Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Trung Quốc Tập Cận Bình kết thúc chuyến thăm Việt Nam
© Ảnh : Doãn Tấn TTXVNTổng Bí thư, Chủ tịch nước Trung Quốc Tập Cận Bình kết thúc chuyến thăm Việt Nam

5/5
© Ảnh : Doãn Tấn TTXVN
Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Trung Quốc Tập Cận Bình kết thúc chuyến thăm Việt Nam
© Ảnh : Doãn Tấn TTXVNTổng Bí thư, Chủ tịch nước Trung Quốc Tập Cận Bình kết thúc chuyến thăm Việt Nam

1/5
© Ảnh : Doãn Tấn TTXVN
Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Trung Quốc Tập Cận Bình kết thúc chuyến thăm Việt Nam
© Ảnh : Doãn Tấn TTXVNTổng Bí thư, Chủ tịch nước Trung Quốc Tập Cận Bình kết thúc chuyến thăm Việt Nam

2/5
© Ảnh : Doãn Tấn TTXVN
Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Trung Quốc Tập Cận Bình kết thúc chuyến thăm Việt Nam
© Ảnh : Doãn Tấn TTXVNTổng Bí thư, Chủ tịch nước Trung Quốc Tập Cận Bình kết thúc chuyến thăm Việt Nam

3/5
© Ảnh : Doãn Tấn TTXVN
Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Trung Quốc Tập Cận Bình kết thúc chuyến thăm Việt Nam
1/5
© Ảnh : Doãn Tấn TTXVN
Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Trung Quốc Tập Cận Bình kết thúc chuyến thăm Việt Nam
Cùng phản đối chủ nghĩa bá quyền
Đứng trước tính không xác định, không ổn định và không thể dự báo của tình hình quốc tế, cả Việt Nam và Trung Quốc đều nhất trí kiên định đề cao chủ nghĩa đa phương, cùng bảo vệ công bằng, chính nghĩa, và lợi ích chung của các nước đang phát triển. Ủng hộ một thế giới đa cực bình đẳng, có trật tự, toàn cầu hóa kinh tế bao trùm.
“Hai bên nhấn mạnh sẽ cùng phản đối chủ nghĩa bá quyền và chính trị cường quyền, cùng phản đối chủ nghĩa đơn phương dưới mọi hình thức, phản đối các hành động gây nguy hại tới hòa bình, ổn định của khu vực”, Tuyên bố chung khẳng định.
Cũng tại Tuyên bố chung, Việt Nam đánh giá tích cực vai trò của tổ chức các quốc gia BRICS trong thúc đẩy đoàn kết, hợp tác giữa các nền kinh tế mới nổi, sẵn sàng trao đổi về việc trở thành nước đối tác của BRICS, sẵn sàng tăng cường hợp tác với Tổ chức Hợp tác Thượng Hải. Phía Việt Nam ủng hộ Trung Quốc gia nhập Hiệp định đối tác toàn diện và tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP) trên cơ sở phù hợp với các tiêu chuẩn và trình tự của Hiệp định.
Hai bên chú ý đến các biện pháp hạn chế thương mại, đầu tư, khẳng định duy trì thể chế thương mại đa phương cởi mở, minh bạch, bao trùm, không phân biệt đối xử với Tổ chức Thương mại thế giới (WTO) là hạt nhân, quy tắc là nền tảng, thúc đẩy toàn cầu hóa kinh tế phát triển theo hướng cởi mở, bao trùm, mang lại lợi ích chung, cân bằng, cùng thắng.
Việt Nam và Trung Quốc nhất trí trao đổi ý kiến chân thành, thẳng thắn về vấn đề trên biển, nhấn mạnh cần kiểm soát tốt hơn và tích cực giải quyết bất đồng trên biển, cùng duy trì hòa bình, ổn định ở Biển Đông. Không có hành động làm phức tạp tình hình, mở rộng tranh chấp, cùng duy trì ổn định trên biển. Thúc đẩy bàn bạc về phân định vùng biển ngoài cửa Vịnh Bắc Bộ và bàn bạc về hợp tác cùng phát triển trên biển sớm đạt tiến triển thực chất; tích cực triển khai hợp tác trên các lĩnh vực ít nhạy cảm trên biển, tăng cường hợp tác tìm kiếm cứu nạn trên biển.
Hai bên khẳng định sẽ tiếp tục thực hiện toàn diện, hiệu quả “Tuyên bố ứng xử của các bên ở Biển Đông” (DOC), trên cơ sở hiệp thương thống nhất sớm đạt được “Quy tắc ứng xử ở Biển Đông” (COC) hiệu lực, thực chất, phù hợp với luật pháp quốc tế, trong đó có Công ước Liên hợp quốc về Luật Biển năm 1982.